Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính: "Sư miền Bắc chuyên mặc áo nâu, áo vàng chỉ mặc khi hành lễ"

Ngày 16/8/2022, trên VTC Now đăng tải video: “PGS.TS Bùi Xuân Đính: Chùa Ba Vàng có 3 sai phạm trong tổ chức cúng dường”.

Giữa lùm xùm trên mạng xã hội về việc chùa Ba Vàng khất thực những ngày vừa qua, trong video trên, PGS TS Bùi Xuân Đính cho rằng: Sư miền Bắc, Sư Đại thừa, Sư Bắc tông hàng ngày chuyên mặc áo nâu, còn áo vàng chỉ mặc khi hành lễ. Việc chư Tăng chùa Ba Vàng mặc áo vàng như vậy là sai, phản cảm, khiến cộng đồng mạng và những người Phật tử chân chính phẫn nộ.

Vậy thực hư đúng sai như thế nào? Kính mời quý vị cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Quan điểm của ông Bùi Xuân Đính là không đúng sự thật!

1. Thực tế tại miền Bắc

Tại miền Bắc, hiện tại có các chư Tăng thuộc cả phái Nam tông và Bắc tông đều mặc y áo màu vàng hàng ngày và cả khi hành lễ như sau:

- Nam tông: Số lượng chùa và thiền viện có chư Tăng Nam Tông mặc y áo màu vàng là 6 chùa và thiền viện. Vị trí ở tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa. Còn 1 thiền viện hiện đang xây dựng ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Bắc tông: Tổng số lượng có 9 thiền viện nơi chư Tăng mặc y áo màu vàng. Trong đó, ở các thiền viện của Hòa thượng Thích Thanh Từ - người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21, chư Tăng mặc y áo vàng hàng ngày và cả khi hành lễ.

Và hiện tại, chư Tăng chùa Ba Vàng cũng mặc y áo màu vàng.

Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính
Chư Tăng miền Bắc đều mặc y áo màu vàng thường ngày và cả khi hành lễ (Ảnh tại một số chùa và Thiền viện)

Do đó, việc PGS TS Bùi Xuân Đính cho rằng:
- Sư miền Bắc chuyên mặc áo nâu, còn áo vàng chỉ được mặc khi hành lễ là không đúng sự thật với thực tế hiện tại.
- Sư chùa Ba Vàng mặc y áo vàng là sai phạm, phản cảm, khiến cộng đồng mạng và những người Phật tử chân chính phẫn nộ: Đây là quan điểm riêng của PGS TS, không đúng sự thật với chư Tăng thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam, đang tu hành và hành đạo tại miền Bắc.

2. Kinh Đức Phật dạy

2.1. Bài kinh Chánh Tín

Nguồn: Trong bài kinh Chánh Tín, Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, chương ba, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1996, trang 336 có viết:

Văn kinh: “Này các Kalama, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình, chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa-môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình”.

→ Người đệ tử Phật được dạy về niềm tin một cách rất cụ thể. Kể cả với bậc đạo sư của mình cũng chớ vội tin; lời nói của những vị Sa-môn, những người có uy quyền, những điều trong kinh điển, những điều có từ truyền thống (được huân tập từ lâu đời) cũng chớ vội tin. Lời nhắc này của Đức Phật giúp con người ta tỉnh táo, chớ vội tin mà cần lắng nghe trước.

Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính1
Đức Phật dạy chớ vội tin điều gì mà cần lắng nghe, tư duy, thẩm sát (Ảnh minh họa)

Văn kinh: “Này các Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau, các Pháp này là bất thiện, là tội lỗi. Các Pháp này bị những người có trí chỉ trích. Các Pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến bất hạnh và khổ đau thì này Kalama hãy từ bỏ chúng”.

→ Đức Phật dạy chúng ta phải tư duy kỹ lưỡng điều mình được nghe và phân tích xem:
- Pháp này có phải là bất thiện, tội lỗi hay không? Pháp này có được những người có trí - có hiểu biết, đã đi sâu và nắm chắc về vấn đề đó chấp nhận hay không?
- Ví như nói về Phật Pháp, thì điều này có được những người hiểu, tu học Phật Pháp và đắc thành trong Phật Pháp chấp nhận hay không?

Cụ thể, với quan điểm của PGS TS Bùi Xuân Đính rằng: “Các Sư miền Bắc thường chỉ được mặc áo nâu, còn áo vàng chỉ mặc khi hành lễ”, điều này có được các Sư chấp nhận, thực hành hay không?

Nếu quan điểm của ông Bùi Xuân Đính đưa ra được người nghe chấp nhận, nghĩa là các Sư miền Bắc ngày thường chỉ được mặc y áo nâu, khi hành lễ mới được mặc y áo vàng thì nghiễm nhiên, đây sẽ là điều phỉ báng tất cả các Sư đang sống và hành đạo tại miền Bắc (mặc y áo màu vàng). Như vậy, đây chính là điều bất thiện, là tội lỗi và kết quả sẽ đưa đến bất hạnh, khổ đau như lời Đức Phật dạy.

Vì vậy, như trong kinh: “Thì này Kalama, hãy từ bỏ chúng”, Đức Phật dạy người đệ tử Phật chúng ta không chấp nhận và hãy từ bỏ quan điểm không đúng sự thật này.

Văn kinh: “Này các Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các Pháp này là thiện, các Pháp này được các người trí tán thán, các Pháp này nếu chấp nhận và thực hiện thì sẽ đưa đến hạnh phúc thì này Kalama hãy chấp nhận chúng.”
→ Chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng: Các Sư miền Bắc, cả Nam tông và Bắc tông đều mặc y áo màu vàng vào ngày thường; thường xuyên mang ba y, một bình bát. Đệ tử Phật ở khắp năm châu, khắp quả địa cầu này đều được đắp y như Đức Phật. Đó là điều không ai cấm.

Do đó, quan điểm của PGS TS Bùi Xuân Đính là sai với kinh Phật dạy.

Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính3
Quan điểm của ông Bùi Xuân Đính trong video đăng tải trên VTC Now là sai với kinh Phật dạy

 

2.2. Bài kinh “Người nói nhiều”

Nguồn: Trong bài kinh “Người nói nhiều”. Trích soạn từ: Kinh Tạng Nam Truyền, Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 3, Chương 5: Năm Pháp, phẩm Mắng Nhiếc, bài Người Nói Nhiều, trang 299-300, Hòa thượng Thích Minh Châu – Việt dịch có viết:

Văn kinh: “Một thời Thế Tôn trú ở Kimila tại Venuvana…
Đức Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
Có năm nguy hại này cho người nói nhiều. Thế nào là năm?
Nói láo; nói lời hai lưỡi; nói lời độc ác; nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người nói nhiều.”

→ Năm nguy hại này thuộc về nói dối, nói không đúng sự thật. Nếu muốn trở thành người đệ tử Phật, điều đầu tiên là phải quy y Phật. Người đệ tử Phật chân chính phải thực hành 5 điều đạo đức, đó là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa nghiện ngập.

Vậy nên, người Phật tử không được nói dối. Đức Phật gọi nói dối chính là nói láo. Không giống như ở thế gian, nói láo chỉ được người ta coi là những lời nói thô tục. Đức Phật dạy nói láo tức là nói dối, nói không đúng sự thật.

Văn kinh: “Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải. Thế nào là năm?
Không nói láo; không nói hai lưỡi; không nói lời độc ác; không nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải.
… Bấy giờ chúng hội nghe đức Phật thuyết Pháp, cung kính đảnh lễ phụng hành.”

→ PGS TS Bùi Xuân Đính cho rằng, việc chư Tăng chùa Ba Vàng mặc y áo màu vàng gây phẫn nộ cho những người Phật tử theo Phật giáo chân chính. Tuy nhiên, người Phật tử chân chính là người nghiêm trì giới luậtkhi nói ra sự thật thì tâm không phẫn nộ.

Nếu khi nói sự thật, tâm có phẫn nộ thì người Phật tử đang tập tu, công năng tu tập chưa được cao nhưng vẫn có được điều tốt, đó là nói lên sự thật, chứ không được nói láo. Chúng ta phải nghiêm trì giới luật của người đệ tử Phật tại gia.
Người Phật tử phải là người có lời nói chân chính. Còn nếu như vì tập nghiệp, vô minh chưa có được lời nói chân chính thì phải tập và thực hành. Nếu có điều gì chưa phải thì người Phật tử bắt buộc phải sám hối.

Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính4
Nếu có điều gì chưa phải, người Phật tử phải sám hối (Ảnh minh họa) 

 

Trong đạo Phật, có rất nhiều lễ sám hối, có những chương trình lễ đến vạn danh hiệu Phật để sám hối tội lỗi. Với quan điểm của nhà Phật, có những tội lỗi gây ra với Tam Bảo như trong bài kinh trên: “Nói láo; nói lời hai lưỡi; nói lời độc ác; nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”, người nào mắc vào thì sẽ phải sám hối, lễ Phật rất nhiều, thậm chí lên đến vạn danh hiệu Phật để sám hối tội này. Để từ đó, theo quan điểm của Phật giáo, chết sẽ không bị đọa vào ba đường ác vì tội lỗi đã gây ra đối với Tam Bảo, đối với chúng Tăng.

Chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi nói về Tam Bảo. Bởi lẽ:
- Tam Bảo là phước điền của nhân thiên; chư Tăng là những người ly tham, xả dục, bỏ hết tất cả để xuất gia và mang lời Phật dạy đến với chúng sinh.
- Chúng ta chưa hiểu hết hoàn toàn về họ. Chúng ta sống trên cuộc đời này chỉ có một điều đạo đức, đó là hiếu thuận với cha mẹ mà còn chưa vuông tròn. Vậy mà, đối với người xuất gia, người nam phải giữ 250 điều đạo đức, người nữ phải giữ 348 điều đạo đức. Họ chấp nhận thực hành các điều đạo đức đó đã là vô cùng cao quý rồi.

Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính5
Chư Tăng tu hành thanh tịnh là phước điền tối thượng cho nhân thiên và muôn loài chúng sinh
Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính6
Chư Tăng chùa Ba Vàng vẫn ngày đêm miên mật thực hành hạnh đầu đà, kiên định chiến đấu với nội tâm và ngoại cảnh khắc nghiệt

 

Còn trên con đường thực hành thì phải có lúc phạm phải lỗi sai, nhưng khi sai rồi thì sửa. Cho nên trong nhà Phật, Pháp đầu tiên là Pháp sám hối. Cũng giống như chúng ta không phải là người không còn sai lầm. Các Ngài phải sửa cho đến khi không còn sai nữa thì sẽ chứng đắc quả Thánh. Nhưng nếu có sai, cũng là những điều sai thật, chứ không phải vì chúng ta nói sai sự thật về các Thầy mà các Thầy trở thành sai được. Chúng ta phải lưu ý việc này.

Đôi lời gửi tới PGS TS Bùi Xuân Đính

Chúng ta là công dân của đất nước Việt Nam, được tự do nhận xét về một sự việc, hiện tượng nào đó trong xã hội. Nhận xét đó không vi phạm pháp luật của Việt Nam thì chúng ta được quyền tự do. Nhưng, nếu đưa ra nhận xét, quan điểm về Phật giáo thì phải thông qua lời Đức Phật dạy, qua giới luật của Đức Phật.

Bài viết này xin trích lời dạy của Đức Phật và sự thật đang tồn tại, đang được thực thi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về chư Tăng ở miền Bắc; về vấn đề mặc y, áo màu vàng để phản biện quan điểm của PGS TS Bùi Xuân Đính.

Lời cuối cùng, xin chúc PGS TS Bùi Xuân Đính, quý bạn đọc cùng gia đình được bình an và hạnh phúc trong sự giác ngộ nhân quả, trải nghiệm nhân quả theo lời Đức Phật dạy.
------
Ban Quản trị trang Phamthiyen.com xin kính mời PGS TS Bùi Xuân Đính và quý bạn đọc tiếp tục theo dõi các bài viết phản biện quan điểm của phó giáo sư sẽ được đăng tải trên website trong những ngày tới!

Các bài nên xem:

-
aa
+
2,202 lượt xem
22/08/2022

Bình luận (9)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. M
    M

    Minh Anh

    24/08/2022
    Phó giáo sư nên đọc để biết tầm kiến thức và hiểu biết Phật Pháp của mình còn quá nông cạn! Chúng ta không thể coi đài truyền hình, báo chí,... là nơi để "chém gió" - nhận xét, đánh giá 1 sự việc nào vô căn cứ được. Người có học hàm, học vị như PGS TS Bùi Xuân Đính đáng ra không nên phát ngôn ngông cuồng như vậy. Thật đáng thất vọng!
  2. H
    H

    Ha Nguyen

    24/08/2022
    Đúng thật là không nên nói nhiều những điều mình chưa biết rõ, chưa hiểu, không thì hậu quả rất khôn lường. Một ông PGS TS về dân tộc học, không nghiên cứu về Phật giáo sao lại có thể tự tin lên truyền hình để bàn luận về vấn đề tôn giáo là Phật giáo thế ạ? Mà buồn cười nhất là ông còn chẳng hiểu biết gì về thực tại các sư miền Bắc đang thực hành ra sao, chứ nói chi đến kinh điển Phật giáo mà bàn luận. Xin trân trọng mời ông DỪNG VIỆC CHÉM GIÓ tại đây nhé
  3. T
    T

    Thu Phạm

    24/08/2022
    PGS.TS Bùi Xuân Đính không có chuyên môn gì về Phật Giáo nhưng lại nói về Phật Giáo như đúng rồi vậy, người Phật tử bình thường như tôi nghe thôi đã thấy sai, quá sai rồi, thật quá khó hiểu vì sao VTC now lại mời ông về, thật quá cầu thả, hay là họ đã quá vội vã, có thế lực gì đằng sau, để phải vội vàng tìm 1 người có mác giáo sư, nhưng chả hiểu gì về Đức Phật lên nói linh tinh "chém gió", thật sự nực cười
  4. Đ
    Đ

    Đào Xuân Đức

    24/08/2022
    Mong là PGS. TS hiểu chuyện. nên hoạt động ở lĩnh vực mà mình giỏi. trả lời đúng những gì mình đã nghiên cứu chứ không phải lên truyền thông nói chuyện bừa bãi để tạo sóng dư luận như chuyện vừa qua. Mình cũng có tuổi rồi, cũng có học hàm, học vị. Nên cẩn trọng. Không để hậu bối họ cười cho.
  5. P
    P

    Phạm Linh

    24/08/2022
    Không hiểu ông Đính nói chắc như đinh đóng cột là sư miền Bắc hàng ngày toàn mặc áo nâu còn khi làm lễ mới mặc áo vàng. Chắc ông không đi chùa miền Bắc bao giờ nên mới phát ngôn "ếch ngồi đáy giếng" như thế