7 cách thực hành để nuôi dưỡng tâm từ, bi, hỷ, xả; giảm trừ tham sân

Bốn tâm từ, bi, hỷ, xả được gọi là tứ vô lượng tâm (bốn món tâm vô lượng). Tâm từ, bi, hỷ, xả giúp chúng ta giảm trừ tham, sân, si; bớt khổ đau, muộn phiền và được an vui, hạnh phúc.

Vậy làm như thế nào để có được tâm từ, bi, hỷ, xả? Xin mời quý vị tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

>> Xem thêm: Tứ vô lượng tâm: 4 tâm giúp bạn giảm phiền não, được an vui, hạnh phúc

1. Thiền

Khi thiền, chúng ta có thể quán tâm từ, bi, hỷ, xả. Ví dụ, chúng ta ngồi thiền và quán tưởng đến người ác hại mình nhất, lấy tướng của họ ra để quán. Khi mới bắt đầu quán, chúng ta quán tướng của họ thì tâm chúng ta sẽ nổi lên ngay. Thường những người ghét hoặc ác hại mình thì chúng ta nhớ đến từng động tác của họ đã hại mình như thế nào. Sau đó, chúng ta quán đến sự việc mà họ hại mình, khiến mình bị bất như ý, phiền não.

Tiếp theo là chúng ta quán tới việc đồng sự, tức là quán bi. Nghĩa là chúng ta tư duy, quán chiếu mình cũng như họ, cũng từng khiến người khác bất như ý, phiền não; cũng đã từng ác hại người, ít nhất là đã từng hại con vật.

Sau đó, chúng ta quán xả - quán tới việc ác của mình để xả đi việc ác của người. Chúng ta và họ giống nhau nên không còn tức nữa, xả hết được sự tức giận ấy đi.

Khi quán xả xong thì đến quán từ, chúng ta mong cho họ được mọi điều tốt lành, phát sinh nhân duyên giác ngộ Phật Pháp.

Sau đó, chúng ta sẽ quán hỷ. Đó là quán đến sự thành công của họ cả ngoài đời và trong Phật Pháp, quán rằng họ thành công tới mức có thể tiếp tục quay lại ác hại, lấn lướt mình do họ chưa biết đến Phật Pháp, chưa biết từ bi, hỷ, xả mà chúng ta vẫn từ được, vẫn yêu thương và mong họ biết cách tu tập từ, bi, hỷ, xả. Chúng ta lại quán từ, quán xả một lần nữa thì khi ấy, chúng ta mới thực hành được hết từ, bi, hỷ, xả.

Thiền giúp chúng ta quán tâm từ, bi, hỷ, xả

Thiền giúp chúng ta quán tâm từ, bi, hỷ, xả

2. Học cách nhận lỗi

Người biết yêu thương người khác thì nên nhận lỗi. Việc nhận lỗi giúp chúng ta tăng trưởng tâm từ bi đối với mọi người và chúng sinh. 

Nếu chối lỗi, chúng ta sẽ tự làm khổ bản thân vì quả báo, nhân quả từ hành động đó của mình. Hơn nữa, còn khiến người bị mình đổ lỗi rơi vào đau khổ, mất niềm tin vào con người và lẽ phải. Tư duy như vậy, chúng ta sẽ có động lực để dũng cảm nhận lỗi lầm về mình. 

>> Xem thêm: 3 cách sám hối giúp tâm bình an, tiêu trừ nghiệp chướng

Các khóa sinh khóa tu mùa hè quỳ lễ cha mẹ, sám hối những lỗi lầm mà mình đã gây ra

Các khóa sinh khóa tu mùa hè quỳ lễ cha mẹ, sám hối những lỗi lầm mà mình đã gây ra

3. Tinh tấn thực hành giới luật

Chúng ta cứ tu tập, thực hành giới luật bao nhiêu thì lòng từ bi của chúng ta càng lớn bấy nhiêu. Ví dụ, không sát sinh là từ bi với chúng sinh.

>> Xem thêm: Ngũ giới là gì? - Lợi ích của việc giữ 5 giới 

Thực hành giới luật giúp lòng từ bi tăng trưởng

Thực hành giới luật giúp lòng từ bi tăng trưởng

4. Thực hành bố thí

Để rèn luyện được tâm vô lượng, thực hành giới luật là chưa đủ mà chúng ta còn cần phải thực hành pháp bố thí. 

Ví dụ, không sát sinh là từ bi với chúng sinh, nhưng chúng ta nên kèm với việc bố thí. Đó là chúng ta không sát sinh và bảo người không sát sinh hay chúng ta không trộm cắp và bảo người không trộm cắp. Việc khuyên người đó cũng chính là bố thí.

Bố thí giúp nuôi dưỡng bốn tâm vô lượng

Bố thí giúp nuôi dưỡng bốn tâm vô lượng

5. Dừng việc ác

Khi biết biết bản thân mình khổ và nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ đó thì chúng ta dừng các việc ác. Đó là từ bi với mình và từ bi với chúng sinh.

Ví dụ, khi muốn giết con gà để ăn, nhưng chúng ta biết việc giết gà sẽ bị quả báo khổ. Cho nên, chúng ta dừng lại. Việc ấy cũng là chúng ta đang thực hành từ bi với con gà, vì có lòng thương nên không giết nó nữa. Đó cũng chính là từ bi với chính mình để không phải chịu quả báo khổ về sau. 

6. Tích cực nghe Pháp

Vì trí tuệ của chúng ta còn hạn hẹp, tâm thiện còn yếu nên sự tư duy và tâm thiện chưa được duy trì liên tục. Do đó, chúng ta cần phải tích cực nghe Pháp để khuyến tấn chính mình bỏ ác, hành thiện, thực hành tâm đại bi, tâm từ bi.

Nghe Pháp giúp tăng trưởng tâm vô lượng

Nghe Pháp giúp tăng trưởng tâm vô lượng

7. Thực hành lục hòa

Nếu chúng ta thực hành được lục hòa thì đó chính là tâm từ bi. Thực hành được lục hòa thì mọi người sẽ gắn kết với nhau, giảm trừ sân giận, dẹp trừ được ngã chấp và nhờ đó, đời sống cá nhân ở đoàn thể được vui vẻ, có ý nghĩa.

Mọi người cùng họp bàn, đưa ra ý kiến đóng góp trên tinh thần lục hòa để giải quyết các công việc

Mọi người cùng họp bàn, đưa ra ý kiến đóng góp trên tinh thần lục hòa để giải quyết các công việc

Trên đây là những cách rèn luyện bốn tâm vô lượng: Từ, bi, hỷ, xả dựa trên chia sẻ của Phật tử Phạm Thị Yến (Pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán). Hy vọng từ việc thực hành này, quý vị sẽ có được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc quý nhân dân, Phật tử thực hành được nhiều an lạc!

Các bài nên xem:

-
aa
+
15,804 lượt xem
07/10/2024

Bình luận (262)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. n
    n

    nguyễn thị tình

    16/10/2024
    Lục Hoà vô cùng cao quý và bản thân mình đã được hưởng lợi ích từ việc thực hành pháp này ạ!
  3. M
    M

    Mai Thị Loan

    16/10/2024
    Con xin tri ân Cô Chủ Nhiệm đã chỉ dạy cách để chúng con thực hành thiền quán ạ
  4. L
    L

    Lê Quang Công

    16/10/2024
    Chúng con xin Thành kính Tri ân Tam Bảo, Tri ân Sư Phụ, Tri ân Chư Tăng Ni đã đem Giáo Pháp của Đức Phật đến cho chúng con được tu học, Tri ân Cô Chủ Nhiệm!
  5. N
    N

    Nguyễn Thị Hương

    16/10/2024
    xin cố gắng thực hành theo lời chỉ dạy của cô chủ nhiệm a
  6. V
    V

    Văn Thị Mai

    16/10/2024
    7 cách thực hành để nuôi dưỡng tâm từ, bi, hỷ, xả; giảm trừ tham sân- bài học của cô chỉ dạy rất sâu sắc ạ