
Bài kinh: Quả Báo Của Việc Trộm Vật Để Cúng Dường
Chúng sanh nầy thời quá khứ ở nước Xá-vệ, xuất gia nơi đức Phật Ca-diếp, làm Sa-di giữ vườn cây trái của chúng Tăng, lén trộm bảy trái đem dâng cho Hòa thượng. Do tội ấy nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng, tội báo địa ngục còn sót lại nên nay vị ấy phải mang thân nầy và tiếp tục chịu khổ.
Chi tiết
Bài kinh: Quả Báo Của Việc Ăn Đồ Cúng Dường Khi Làm Phận Sự
Chúng sanh nầy thời quá khứ ở nước Xá-vệ, nơi đức Phật Ca-diếp xuất gia làm Sa-di, dùng dao cắt đường phèn cúng dường chúng Tăng, đường dính trên lưỡi dao, lén lấy ăn. Do tội nầy nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng, tội báo địa ngục còn sót lại nên nay vị ấy phải mang thân nầy, và tiếp tục chịu khổ.
Chi tiết
Bài kinh: Quả Báo Của Việc Tự Ý Dùng Đồ Dư Của Chúng Tăng
Chúng sanh nầy thời quá khứ ở nước Xá-vệ, xuất gia nơi Phật Ca-diếp làm Tỳ-kheo, vì chúng Tăng khất y thực, cúng dường Tăng, còn dư liền tự dùng. Do tội nầy nên đọa vào địa ngục chịu vô lượng khổ, tội báo địa ngục còn sót lại nên nay vị ấy phải mang cái thân nầy và tiếp tục chịu khổ.
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Hơi Thở Đoạn Trừ Loạn Tưởng
Hơi thở ra vào nghĩa là nếu lúc hơi thở dài, cũng nên quán biết “Tôi đang thở dài”; nếu lại hơi thở ngắn, cũng nên quán biết “Tôi đang thở ngắn”; nếu hơi thở cực lạnh, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở lạnh”; nếu hơi thở lại nóng, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở nóng”.
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Thân - Đoạn Trừ Tưởng Chấp Ngã Ái Sắc
Niệm Thân nghĩa là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, tim, tỳ, thận, ruột non, ruột già, bạch mô, bàng quang, phẩn tiểu, lá lách, thương đãng, dịch vị, nước mắt, đờm dãi, mỡ máu, mỡ lá, nước miếng, đầu lâu, não. Cái nào là thân?
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Chết - Đoạn Trừ Tưởng Sợ Hãi Tham Chấp
Niệm Chết nghĩa là chết chỗ này, sanh chỗ khác, qua lại các đường, mạng chết chẳng dừng. Các căn tan hoại, như cây hư mục, mạng căn cắt đứt, tông tộc phân ly, không hình không tiếng cũng không tướng mạo.
Chi tiết
Bài kinh: Cách Niệm Giới Để Sống Bình Thản Giữa Đời
Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: “Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”.
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Pháp - Pháp Môn Đưa Đến Thành Tựu An Lạc
Phàm Chính pháp, nghĩa là đối với dục cho đến vô dục, đều lìa bệnh của các ràng buộc, các che đậy. Pháp này ví như mùi các thứ hương, không có dấu vết của niệm loạn tưởng.
Chi tiết
Đầy đủ ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật và cách áp dụng tư duy thực hành giúp thoát khỏi phiền não hướng tới giải thoát: Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Pháp - Trai Giới Của Bậc Thánh
Do người ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Tỳ-xá-khư, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành Pháp trai giới, vị ấy sống với Pháp.
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Phật - Trai giới của bậc Thánh
Và này Tỳ-xá-khư, thế nào là trai giới các bậc Thánh? Chính là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi.
Chi tiết
Bài kinh: Lâu Đài Do Sự Đảnh Lễ
Một vị nữ nhân đến đảnh lễ chư Tăng với tâm đầy thành tín, kính cẩn và thiện ý. Về sau nàng từ trần được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba...
Chi tiết
Bài kinh: Niệm Phật - Công Đức Thù Thắng
Ðó là tu hành niệm Phật, sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn.
Chi tiết
Bài kinh: Đức Phật Khuyên Người Niệm Phật
Thế nào là thực hành mười pháp được vào Niết-bàn? Ðó là mười niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra, niệm thân, niệm chết, niệm Niết Bàn. Ðó là mười pháp, chúng sinh thực hành sẽ dứt sạch dục ái, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, vô minh liền được vào Niết-bàn.
Chi tiết
Bài kinh: Một Pháp Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát
Có một pháp này, này các Tỷ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật.
Chi tiết