Tứ vô lượng tâm: 4 tâm giúp bạn giảm phiền não, được an vui, hạnh phúc

Nói đến đạo Phật thì phải nói đến từ, bi, hỷ, xả và ngược lại, khi nói đến từ, bi, hỷ, xả thì phải nói đến đạo Phật. Bốn tâm này được gọi là tứ vô lượng tâm (bốn món tâm vô lượng), là tâm vô lượng, không có hạn lượng bởi bất cứ điều gì.

Thực hành bốn tâm này sẽ giúp chúng ta được bình an, hạnh phúc. Vậy từ, bi, hỷ, xả là gì và mang lại cho người thực hành bốn tâm này những lợi ích như thế nào? Xin mời quý vị tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tứ vô lượng tâm là gì?

Tứ vô lượng tâm là các tâm từ, bi, hỷ, xả. Cụ thể như sau:

Từ là yêu thương, yêu thương tất cả, không có hạn lượng.

Ví dụ, thông thường, một người yêu quê hương, đất nước mình thì tình yêu đó chỉ có hạn lượng ở trong một đất nước của mình thôi. Mẹ yêu con cũng chỉ có hạn lượng trong sở hữu đó là con mình.

Còn tâm không có hạn lượng là tâm biến mãn vô lượng bình đẳng. Ví dụ, một người yêu thương con của mình như thế nào thì cũng sẽ yêu thương tất cả mọi người, muôn loài, yêu thương khắp Pháp giới chúng sinh đều như nhau. Tâm không hạn lượng như vậy mới chạm được đến tâm từ.

Từ vô lượng là yêu thương tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau

Từ vô lượng là yêu thương tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau

Vậy để có được tâm yêu thương đó thì không chỉ dừng ở lời nói, mà chúng ta còn phải có hành động. Ví dụ mẹ yêu thương con thì mẹ giúp cho con ăn, mặc; giúp con khi ốm đau bệnh tật; nuôi nấng con nên người. Mẹ luôn ở bên cạnh, giúp con được thành tựu và luôn muốn cho con được hạnh phúc, không bị đau khổ. Không những thế, tâm của người mẹ có thể hy sinh cả tính mạng của mình vì sự an ổn của con. 

Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa phải từ bi. Chữ bi ở đây là cứu hộ, cứu độ, cứu khổ. Tuy người mẹ có thể cho con mạng sống của mình, nhưng cũng chưa cứu con hết khổ được. Chữ bi phải là cứu khổ. Vậy nên, người con có thể hết khổ lúc này nhưng nếu người mẹ mất rồi thì người con vẫn còn những sự khổ khác. Cho nên, như vậy chưa đạt được đến chữ bi trong tứ vô lượng tâm.

Muốn tu được từ thì chúng ta cần rất nhiều thời gian, phải tu bi trước, như việc chúng ta phải thấy người khác khổ thì mới khởi được lòng thương, nếu không thấy được người khổ thì chúng ta không khởi lòng thương được.

Ví dụ, khi Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) đi dạo chơi bốn cổng thành, Ngài thấy ba cảnh: người già lọm khọm, người bệnh rất đau đớn và người chết. Ngài không biết họ sẽ về đâu khi chết đi? Một người trai tráng tới đâu cũng không thể chống chọi, không thể chiến thắng được cái chết. Cho nên, Ngài muốn tìm ra con đường để giúp chúng sinh thoát ra được khỏi quy luật sinh, già, bệnh, chết và cứu độ chúng sinh ra khỏi chỗ khổ đau. Đó mới thực sự là tâm từ bi vô lượng.

>> Xem thêm: 4 lợi ích to lớn khi niệm ân đức xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa

Đức Phật vì lòng từ bi, muốn chúng sinh thoát khỏi chỗ khổ đau nên đã xuất gia cầu đạo

Đức Phật vì lòng từ bi, muốn chúng sinh thoát khỏi chỗ khổ đau nên đã xuất gia cầu đạo

Hay thông thường, chúng ta chỉ thương được những người không ác với mình hoặc cứu độ những người yếu hơn mình, chứ ít ai cứu độ người đang bắt nạt mình. Nhưng nếu tu tâm từ bi tốt thì chúng ta sẽ thương được cả những người ác với mình. Chúng ta quán chiếu cho tới khi thấy việc ác của người khác đang làm chính là việc ác mà mình đã từng làm, tư duy nếu không giác ngộ thì sẽ còn tiếp tục làm ác. Vì quán như vậy nên mình và người mới đồng nhau, mình không oán trách, không phiền não với họ nữa. Từ đó, tâm từ bắt đầu khởi sinh và tâm bi - sự đồng cảm, thấu hiểu sẽ đưa mình và họ trở về cùng trạng thái.

Tâm hỷ vô lượng là khi thấy mọi người sống trong nhân lành, quả lành thì tâm mình rất vui, hoan hỷ; mình tùy hỷ với thiện nhân, thiện quả của mọi người, không có một chút ganh ghét, đố kỵ. Để có được điều này, tâm chúng ta phải rất trong sáng khi thấy mọi người gieo nhân lành, gặt được quả lành.

Hỷ cũng là khi thấy người được đi vào con đường giải thoát. Ví dụ, chúng ta là người Phật tử, có người ác hại mình nhưng chúng ta mong cho họ giác ngộ. Đó là thực hành tâm từ bi. Ban đầu khi họ mới biết đến Phật Pháp thì chúng ta rất vui, sinh hỷ được ngay. Nhưng giả sử sau này, họ tinh tấn vượt bậc lên, có nhiều đồ chúng thì nếu chúng ta không quán tâm từ bi, tâm đố kỵ trong chúng ta sẽ khởi lên. Mà rời tâm từ bi thì chúng ta sẽ sa đọa, nên chúng ta phải giữ được tâm từ bi. Lúc này phải quán từ bi thì hỷ mới sinh. Chúng ta khởi ý nghĩ rằng: “Thật là hạnh phúc. Người này đã gieo duyên được cho nhiều người. Những người đã đi được vào dòng Phật Pháp, đã có con đường đi ra khỏi sự đau khổ, ra khỏi chỗ vô minh”. 

Cho nên, tâm hỷ này khác với hoan hỷ ở đời. Hỷ mà không có từ bi thì không được gọi là hỷ. Từ bi sinh thì hỷ và xả sinh.

Hỷ vô lượng là khi thấy mọi người sống trong nhân lành, quả lành thì tâm mình rất hoan hỷ, không ganh ghét, đố kỵ

Hỷ vô lượng là khi thấy mọi người sống trong nhân lành, quả lành thì tâm mình rất hoan hỷ, không ganh ghét, đố kỵ

Khi từ bi đã đủ thì xả tâm xuất hiện, sự giận hờn lập tức biến mất, phiền não được cắt đứt. Đó gọi là xả tâm giải thoát, hay còn gọi là xả vô lượng. Khi đó, ta không hận, không thù, bình đẳng, thương và sau cùng thì trạng thái hỷ xuất hiện. 

Vậy, tâm xả là không dính mắc, không chấp trước, không còn yêu ghét riêng tư, ái chấp bất kỳ điều gì; tâm hoàn toàn buông xả, quân bình, thanh tịnh và thanh thản.

Tâm xả là không dính mắc, không còn yêu ghét riêng tư mà hoàn toàn quân bình, thanh thản

Tâm xả là không dính mắc, không còn yêu ghét riêng tư mà hoàn toàn quân bình, thanh thản

Lợi ích khi thực hành tứ vô lượng tâm

Công đức của việc quán tưởng và thành tựu được từ, bi, hỷ, xả là rất lớn, là công đức vô lượng. Dưới đây là những lợi ích của việc thực hành từ, bi, hỷ, xả:

1. Trí tuệ khai mở, tăng trưởng nhân duyên tu tập 

Nếu chúng ta thường làm tâm từ bi của mình sung mãn lên thì trí tuệ sẽ được khai mở, tăng trưởng các nhân duyên tu tập.

>> Xem thêm: 6 cách giúp bạn thông minh hơn mỗi ngày 

2. Giảm trừ sân hận, ngã chấp và hẹp hòi

Khi chúng ta hướng tới từ bi, trong khi tu, chúng ta trừ được lòng sân hận độc ác, tức là tâm sân hận của chúng ta được trừ bỏ. Niệm độc ác, tức là niệm hại cũng được trừ bỏ.

Tu tâm từ bi cũng giúp giảm trừ được tâm ngã chấp, hẹp hòi và đoàn kết được với mọi người, giúp mọi người đoàn kết được với nhau.

Tu tâm từ bi giúp giảm trừ được tâm ngã chấp và mọi người được đoàn kết với nhau

Tu tâm từ bi giúp giảm trừ được tâm ngã chấp và mọi người được đoàn kết với nhau

3. Diệt trừ phiền não, có nhân duyên giữ gìn chánh Pháp giúp nhiều chúng sinh được cứu độ

Người nào thành tựu được từ, bi, hỷ, xả thì sẽ có công đức vô lượng bởi người ấy sẽ diệt trừ được phiền não, có nhân duyên để giữ gìn chánh Pháp và nhờ đó, sau này chúng sinh sẽ có nhân duyên được cứu độ. Như trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp viết rằng: “Những hoa này mát mắt hơn, đấy là: Từ tưởng, Bi tưởng, Hỷ tưởng, Xả tưởng v..v… Tâu, đại vương! Gồm tất cả tưởng ấy Đức Thế Tôn gọi là chợ bán hoa. Các bậc trí giả lựa chọn hoa nào mình thích, đem về nhìn ngắm, chiêm nghiệm, trầm tư, quán tưởng... lần hồi sẽ giải thoát khỏi luyến ái, sân hận, si mê, ngã chấp, tà kiến, sẽ dứt hết hoài nghi và phiền não, để tiến vào quốc độ Niết bàn tối thượng lạc, quý báu hơn tất cả mọi quốc độ”. 

Như vậy, nếu hàng ngày chúng ta không chiêm nghiệm, trầm tư, quán tưởng về từ, bi, hỷ, xả thì không thể nào cắt được phiền não. Nếu người tu Phật mà không tu tứ vô lượng tâm thì không thể nào gọi là người tu. Nếu không có tâm từ bi hỷ xả thực sự thì chỉ là ôm chấp, chấp ngã. Nếu ôm chấp, chấp ngã thì sẽ có sự đố kỵ, tranh đấu, chiếm đoạt,... Như vậy, chúng ta sẽ không đi đúng mục đích của người giác ngộ, không đi đúng mục đích của người trí giả.

Thực hành tứ vô lượng tâm giúp diệt trừ phiền não, được an vui, hạnh phúc

Thực hành tứ vô lượng tâm giúp diệt trừ phiền não, được an vui, hạnh phúc

4. Sau này có nhân duyên được thành Phật

Người thường thực hành tâm từ thì sau sẽ được làm Phật. Bởi nếu không quán được tâm từ bi thì sẽ không thể tinh tấn tu tập và vượt qua được các chướng ngại trên con đường tu tập. Ví dụ, khi bị người khác ác hại, chúng ta sẽ dễ bị tâm trách móc ngăn trở. Thế nhưng, khi trở lại quán niệm từ bi, chúng ta sẽ thấy họ cũng chỉ là vô minh mà thôi, vô minh thì không thể nào không có tội lỗi, không thể phân biệt được rõ thiện - ác. 

Như cuộc đời Đức Phật có câu chuyện ông Đề Bà Đạt Đa hại Đức Phật - đó là sự vô minh, không hiểu nhân quả, vô ngã, vô thường nên ông ta đã chấp danh mà hại Đức Phật. Đức Phật có từ bi vô lượng nên Ngài nhìn nhận do nhân quả này mà sau khi chết, Đề Bà Đạt Đa phải đọa địa ngục rất lâu dài. Nhờ lòng từ của Đức Phật nên Đề Bà Đạt Đa chỉ phải đọa một kiếp của quả địa cầu, sau khi ra khỏi địa ngục lại được gặp lại Phật Pháp và sẽ tu thành một vị Phật Độc Giác.

>> Xem thêm: Bài kinh: Đức Thế Tôn Có Tâm Đại Bi Hay Không?

Dù Đề Bà Đạt Đa hại Phật nhưng nhờ lòng từ bi của Đức Phật, sau khi hết kiếp đọa địa ngục, ông ta vẫn có duyên gặp được Phật Pháp tu hành thành vị Phật độc giác

Dù Đề Bà Đạt Đa hại Phật nhưng nhờ lòng từ bi của Đức Phật, sau khi hết kiếp đọa địa ngục, ông ta vẫn có duyên gặp được Phật Pháp tu hành thành vị Phật độc giác

Trên đây là những kiến thức về bốn tâm vô lượng: Từ, bi, hỷ, xả dựa trên chia sẻ của Phật tử Phạm Thị Yến (Pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán). Hy vọng, quý vị sẽ rèn luyện được tứ vô lượng tâm này để có cuộc sống an vui, hạnh phúc. Chúc quý nhân dân, Phật tử thực hành được nhiều an lạc!

Các bài nên xem:

-
aa
+
9,419 lượt xem
05/10/2024

Bình luận (196)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. H
    H

    Hong Hieu

    16/10/2024
    Con sẽ cố gắng thực hành ạ
  3. M
    M

    My atâm Thủy

    16/10/2024
    Thật hạnh phúc nếu tu tập theo lời phật dạy
  4. T
    T

    Trang Lê

    16/10/2024
    Lợi ích của thực hành tứ vô lượng tâm thật to lớn. Chúng con cố gắng xin tập thực hành ạ
  5. M
    M

    My atâm Thủy

    16/10/2024
    Thật hạnh phúc nếu tu tập theo lời phật dạy
  6. H
    H

    Hoàng Dung

    16/10/2024
    Bài giảng rất hay và ý nghĩa. Chúng con xin thành kính tri ân công đức chỉ dạy của Cô CN ạ