“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn”
Đây là câu nói của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) khi Ngài vừa mới đản sinh hơn 2600 năm trước tại vườn Lâm Tỳ Ni, Ấn Độ xưa.
Có rất nhiều ý kiến xoay quanh hiện tượng này. Có người xem đây là sự kiêu ngạo, tự xưng mình là cao quý nhất; có người nói Đức Phật đi ngược lại với lý vô ngã của đạo Phật;...
Tuy nhiên, trên đây đều là những nhận định chưa đúng. Vậy “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” thực chất là gì? Bài viết sau đây sẽ đưa ra lý giải về câu nói này, giúp bạn có cách hiểu đúng đắn.
Mục lục [Hiển thị]
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì?
Câu nói trên có nghĩa rằng: “Trên trời, dưới đất; chỉ có ta là tôn quý nhất”. Vì vậy nhiều người cho rằng, Đức Phật đang đề cao bản ngã của mình, tự cho mình tôn quý nhất; trong khi đạo Phật xưa nay vốn được biết đến là đạo vô ngã. Vậy cách hiểu này đã đúng chưa?
Cách hiểu đúng về câu nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”
Thế nào là “vô ngã” trong đạo Phật?
Đạo Phật khẳng định: Tất cả các Pháp đều là vô ngã, không có điều gì là duy nhất, là riêng một mình, mà đều phải từ ít nhất hai nhân duyên mà thành.
Ví dụ: Mưa được tạo thành sẽ phải có nhiều nhân duyên như gió, thay đổi áp suất, hơi nước,… Một bông hoa được tạo thành bởi nhiều cánh hoa xếp lại. Một cánh hoa cũng gọi là vô ngã, bởi nó được tạo nên từ rất nhiều tế bào.
Cũng vậy, mỗi sự vật, hiện tượng đều được tạo thành từ nhiều nhân duyên. Không có bất kỳ điều gì tự mình mà tạo ra cả. Đó là bản chất của “vô ngã” trong đạo Phật.
Câu nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” không nằm trong lý vô ngã của đạo Phật
Hai từ “ngã” trong câu nói “duy ngã độc tôn” và lý “vô ngã” trong đạo Phật là khác nhau.
Từ “ngã” trong “duy ngã độc tôn” là chỉ chính bản thân Đức Phật. Còn “vô ngã” trong đạo Phật là chỉ sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng (tức một sự vật, hiện tượng không phải duy nhất mà tạo nên được, mà phải ít nhất từ 2 nhân duyên tạo thành).
Để hiểu rõ hơn, hãy tư duy ví dụ sau đây. Ví dụ: Nếu Đức Phật nói rằng, ta thành Phật chỉ do một nhân duyên duy nhất thì câu nói đó mới trái với lý vô ngã. Còn thực chất, Đức Phật lại không nói như vậy.
Để Ngài thành tựu Chính Đẳng Chính Giác, phải có rất nhiều nhân duyên tạo tác thành, chứ không phải từ một nhân duyên duy nhất nào. Từ vô lượng kiếp, Ngài đã hành Bồ Tát đạo. Kiếp cuối cùng, Ngài có nàng Da Du Đà La trợ duyên, có Ngựa Kiền Trắc, có người đầy tớ Xa Nặc, rất nhiều chư Thiên, các vị Thầy,...
Do đó, từ “ngã” trong câu nói “duy ngã độc tôn” là chỉ chính Ngài, Ngài là bậc tôn quý nhất, chứ không phải nói về “vô ngã” trong đạo Phật.
Đức Phật không kiêu mạn
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới đất; chỉ có ta là tôn quý nhất) không phải là ngã mạn mà đây là câu nói đúng sự thật. Bởi trong kiếp sống của Ngài, từ khi Đức Phật sinh ra tới lúc nhập Niết bàn, chỉ có duy nhất Ngài là chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề.
Cả Trời, người và muôn loài đều kiếm tìm hạnh phúc và chỉ có Đức Phật là người duy nhất chỉ ra cho chúng sinh phương pháp cứu khổ, thoát khỏi khổ đau hoàn toàn, đạt được hạnh phúc tối thượng. Do đó, Ngài là bậc Thầy tôn kính nhất, là Thầy của Trời, người.
Ngài là người hành Bồ Tát đạo, thành tựu các công đức Ba La Mật cho nên những lời nói này là chân thật, thuộc về chân lý. Đã thuộc về chân lý thì không thể sai khác được.
Ví dụ: Chúng ta tồn tại trên Trái Đất là do lực hút của Trái Đất. Đó là sự thật. Cũng vậy, con người muốn thoát khổ thì phải thực hành Bát chánh đạo. Đây là sự thật và Bát chánh đạo là con đường độc đạo đưa chúng sinh thoát khổ. Đức Phật thấy biết được về con đường này, ngoài ra, không ai khác tìm thấy con đường ấy.
Vì các lý do trên, chúng ta khẳng định được rằng, Đức Phật không kiêu căng, ngã mạn, không đề cao cái “ngã” của mình.
-----
Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa về câu nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Các Phật tử có thắc mắc về kiến thức Phật giáo, tu tập hay các vấn đề trong cuộc sống đều được Cô giải đáp và đưa ra phương pháp giải quyết.
Do đó, nếu quý vị mong muốn được tìm hiểu Phật Pháp, tu tập thì có thể đăng ký tham gia đạo tràng CLB Cúc Vàng theo đường link dưới đây: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP.
Các bài nên xem:
Bình luận (459)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Hương
Vũ Thị Vân
Cát tường
Trương Thị Dung
Hoàng Ngọc Thúy .