1. Sự nương tựa của đạo tràng
Các đạo tràng của CLB Cúc Vàng chỉ tu học theo sự hướng dẫn của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba
Vàng bởi vì: Phật giáo rất hay bị các thế lực phản động lợi dụng để làm mất sự an ninh của đất nước, gây rối trật tự xã hội. Cho
nên các đạo tràng thuộc CLB Cúc Vàng chỉ tu tập tại chùa Ba Vàng vì kiến thức và tư tưởng đã được kiểm soát
rõ ràng, có sự chịu trách nhiệm từ trên Sư Phụ và các đạo tràng trưởng. Từ đó đạo tràng trưởng dễ sách tấn
nhau và sách tấn các đạo tràng viên tu học theo pháp lục hòa của chư Phật.
Nếu không có quy định tu học thì các thành viên trong đạo tràng có thể là các phần tử lợi dụng đạo để gây mất
trật tự xã hội. Vì thế, hoạt động của các đạo tràng thuộc CLB Cúc Vàng chỉ theo sự chỉ dạy của quý Thầy chùa Ba Vàng,
không xen tạp bất cứ ở đâu khác.
2. Thành phần
a. Chính thức:
Người nam, người nữ sau khi đã tham gia tu tập cùng đạo tràng thấy phù hợp và đem đến lợi ích giải thoát; tâm thấy được an ổn nhẹ
nhàng hơn thì xin làm thành viên chính thức.
Thể thức xin vào đạo tràng: Vào các buổi sinh hoạt, đứng lên nói: “Kính thưa đạo tràng trưởng cùng tất cả các
đạo hữu! Sau quá trình tìm hiểu và tham gia các công việc phận sự với đạo tràng, tôi thấy phù hợp với tôi, tôi
xin được tham gia sinh hoạt chính thức trong đạo tràng”.
Sau khi sinh hoạt một thời gian, không thấy phù hợp thì cũng như vậy, vào các buổi họp lại xin ra: “Kính thưa đạo tràng trưởng
cùng tất cả các đạo hữu! Sau quá trình tham gia sinh hoạt với đạo tràng, tôi thấy không phù hợp với tôi, tôi xin được
ra khỏi đạo tràng”.
b. Dự thính:
Tất cả Phật tử đã quy y Tam Bảo cùng nhau tham gia trạch Pháp, công đức, phận sự cùng đạo tràng.
c. Thành phần tùy hỷ:
Những Phật tử đã quy y Tam Bảo hoặc các thiện nam, tín nữ chưa quy y Tam Bảo có tham gia công đức, phận sự cùng đạo tràng.
d. Thành phần gieo duyên:
- Đối tượng:
- Là nhân dân, Phật tử mà CLB Cúc Vàng giới thiệu hoặc đạo tràng tự gieo duyên
-
Nhân dân, Phật tử không tu chuyên nhất chùa Ba Vàng; nhân dân, Phật tử đã quy y Tam Bảo nhưng vẫn làm việc tà
kiến
- Còn làm nghề nấu rượu, sát sinh, bán vàng mã, bản thân chưa mong nguyện đổi nghề
- Không có ý định tu lên dự thính
- Thời gian từ gieo duyên trở thành thành viên tùy hỷ hoặc dự thính:
- Trường hợp 1: Sau 1 tháng, trở thành thành viên tùy hỷ nếu đủ điều kiện.
- Trường hợp 2: Sau 1 tháng, trở thành thành viên dự thính nếu đủ điều kiện.
-
Trường hợp 3: Gieo duyên vô thời hạn. Sau 3 tháng không có tiếp nhận hay tương tác thì thành viên đó sẽ chủ động
liên hệ với đạo tràng khi gia đình có việc. Đạo tràng không sách tấn nữa.
3. Chương trình tu học
- Học Pháp của Thầy Thích Trúc Thái Minh vào ngày 14, 30; tu Bát Quan Trai vào ngày 08 âm lịch hàng
tháng
- Các buổi trạch pháp thường kỳ của Cô chủ nhiệm CLB Cúc Vàng vào ngày 03, 20 âm lịch
- Các chương trình tu học của CLB:
+ Khóa tu học trên núi, khóa tu báo tứ trọng ân, cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ
+ Tu tập theo chương trình tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm, chương trình an cư kiết hạ...
+ Các chương trình tu tập nhân lễ hội: Đêm thiền mừng Đức Phật thành đạo, đêm thiền kỷ niệm ngày Thái tử xuất gia,...
- Tu tập theo nghi thức tu tập sám hối chuyển hóa (bài tu số 8).
- Các chương trình tu tập hồi hướng: các cơn bão (bão Hải Yến, bão Mangkhut), lũ lụt miền Trung, hạn hán Đồng bằng sông Cửu
Long, cháy rừng (Amazon, cháy rừng ở úc), dịch bệnh COVID-19,...
4. Các phận sự
Các phận sự tụng kinh, lễ bái, giúp đỡ các gia đình trong và ngoài đạo tràng.
a. Nội chúng: Thực hành 6 pháp lục hòa
- Khi gia đình đạo hữu có công việc (đám ma, đám cưới, ốm đau,.v.v.), tất cả hội viên phải có tinh thần giúp đỡ như việc của
chính gia đình nhà mình. Trong gia đình có người ốm mà nhà không có người chăm sóc thì đạo
tràng sẽ cắt cử luân phiên để trông nom giúp đỡ.
- Tất cả thành viên hướng tới đời sống chân thật với nhau, hòa hợp, chỉ lỗi giúp nhau, cùng nhau sửa chữa.
- Tất cả thắc mắc phải đóng góp ý kiến, tìm hiểu; tránh trường hợp để nghi ngờ tồn đọng sẽ gây mất hòa hợp, tổn hại sự tu tập của
chính mình.
- Đạo hữu nào có vấn đề ngăn ngại khi đóng góp ý kiến hoặc sách tấn mọi người, tham vấn riêng thì điện thoại cho đạo
tràng trưởng, nếu không điện thoại được thì nhắn tin lại hoặc viết giấy để đóng góp ý kiến, v.v...
- Các thành viên trong đạo tràng không được lợi dụng vay tiền, nhờ vả việc riêng đối với các hội viên hoặc các gia
đình mà đạo tràng đã giúp đỡ.
- Không tổ chức đi đến nhà các thành viên để: Sinh nhật, đầy tháng, vào nhà mới, lễ Tết, v.v... Không tụ tập (dễ
vì dục gây khó xử).
- Tham gia phận sự tùy theo sự xung phong của mỗi người.
- Trong khi cùng nhau làm phận sự thì phải có thứ lớp trên dưới, kiểm tâm để đoạn trừ phiền não, sinh hoan hỷ là
thành công, là mục đích chính của sự tu tập.
- Không đọc kinh sách trước bài giảng của Thầy (sẽ gây sự lơ là khi nghe giảng, trừ những kinh thường tụng).
- Không nghe băng đĩa ngoài chùa vì mất hết thời gian tư duy bài giảng của Thầy (dù học một ngàn kệ không bằng rõ một
cú rồi theo đó thực hành).
- Không đàm luận những chuyện không liên quan tới sự giải thoát cho mình, sự giải thoát cho người.
- Không nói xấu người khác sau lưng mà chỉ cùng nhau bàn luận cách sách tấn họ khi thấy họ có lỗi.
b. Ngoại chúng
Đem lòng từ bi yêu thương chan rải đến cho số đông.
- Nhận giúp đỡ tất cả các gia đình nhờ đạo tràng làm theo Phật Pháp. Ví dụ như: ma chay, cưới hỏi, nhà mới, ốm đau,
v.v...
- Không nhận tiền công của các nhà đám.
- Các đồ bày lễ của đạo tràng cho nhà đám mượn không lấy tiền.
- Không cầm tiền của nhà đám trong mọi hoàn cảnh.
- Không gọi điện “xin tiền” các gia đình mà đạo tràng đã giúp khi không có sự thỉnh trước của các
gia đình.
Ví dụ: Nếu gia đình họ có thỉnh “Các em có việc gì gọi điện cho gia đình tham gia với” thì mới được gọi.
- Đạo hữu nào có mối liên hệ với các gia đình nên điện thoại để sách tấn họ tu tập.
c. Các hoạt động khác
- Hoạt động từ thiện xã hội:
+ Từ thiện: gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhận đỡ đầu, từ thiện thiên tai, từ thiện vùng sâu vùng xa, từ thiện những dịp trước
Tết, từ thiện trong mùa dịch,...
+ Các hoạt động tại nơi đạo tràng sinh sống: tham gia dọn vệ sinh môi trường, nhặt được của rơi, trả lại người mất,...
- Hoạt động tri ân, đền ân:
+ Tri ân Đức Phật, tri ân Thầy tổ
+ Tri ân cha mẹ của Sư Phụ, cha mẹ Phật tử, tri ân Phật tử lớn tuổi trong đạo tràng
+ Tri ân các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, tri ân quốc gia xã tắc, tri ân anh hùng liệt sĩ
- Hoạt động lễ hội:
+ CLB tổ chức các chương trình theo quy mô CLB: Kính mừng Phật Đản, kính mừng kỷ niệm ngày Thái tử xuất gia, chương trình
Đêm tri ân của CLB Cúc Vàng, kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo...
+ Các Phật tử tổ chức các chương trình ở tại gia đình, lan tỏa tinh thần Phật Pháp đến địa phương: Tết Phật đản, Lễ Vu Lan,... thông qua
các hoạt động: trang trí nhà cửa, sắp xếp ban thờ cúng Phật, cùng gia đình tổ chức liên hoan, cùng tri ân cha mẹ...