Giới thiệu về Website

Trang web phamthiyen.com là nơi đăng tải những bài viết, video hướng dẫn cách áp dụng Phật Pháp: giáo lý nhân quả và tâm linh vào cuộc sống bằng phương pháp tâm linh của đạo Phật.

Phạm Thị Yến

Giới thiệu về Website

Trang web phamthiyen.com là nơi đăng tải những bài viết, video hướng dẫn cách áp dụng Phật Pháp: giáo lý nhân quả và tâm linh vào cuộc sống bằng phương pháp tâm linh của đạo Phật.

Phạm Thị Yến

PHẬT TỬ PHẠM THỊ YẾN
(TÂM CHIẾU HOÀN QUÁN)

  • Sinh ngày: 01/03/1970
  • Nguyên quán: Thôn Kim Tháp, xã Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
  • Nơi sinh: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Tôn giáo: Phật giáo
  • Hoạt động: Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa, hướng dẫn và sách tấn câu lạc bộ tu tập chuyên nhất theo sự chỉ dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng
  • Chủ trương: Thành lập các đạo tràng tu tập Lục Hòa trong và ngoài nước.
  • Pháp môn: Thiền Tịnh song tu
  • Công hạnh: Phát tâm Bồ đề / Hộ trì Tam Bảo / Chuyển tải Phật Pháp / Rộng khắp thế gian.
  • Số điện thoại: 0379 629 052

Cuộc đời cô Phạm Thị Yến trước khi biết tới Phật Pháp

1. Xuất thân - quê quán

Cô Phạm Thị Yến sinh trưởng trong gia đình có năm chị em. Cô là con thứ ba, trên có hai chị, dưới có hai em. Bố đẻ là Phạm Văn Thưởng (sinh năm 1931), mẹ cả là Hoàng Thị Tiến (sinh năm 1929), mẹ đẻ là Tạ Thị Vinh (sinh năm 1938). Bố cô có hai vợ. Vợ cả không có con nên ông cưới thêm vợ hai là mẹ đẻ của cô. Cô luôn yêu thương cả ba bố mẹ, không phân biệt giữa mẹ cả với mẹ đẻ.

Từ thơ bé, cô đã là một người con có hiếu, đỡ đần mẹ trong các công việc nhà lẫn việc kiếm tiền tùy khả năng của mình. Từ khi còn rất nhỏ, ban ngày ngoài giờ học, cô đã giúp mẹ nhặt than để bán, ban đêm lại bắt đầu học bài.

Thuở nhỏ, cô Phạm Thị Yến theo học trường tiểu học Mùng 5 Tháng 8, trường THCS Mùng 5 Tháng 8, trường THPT Hòn Gai. Thời đi học, cô được đánh giá là một học sinh gương mẫu, có trách nhiệm, được chọn làm lớp trưởng trong suốt 9 năm liên tiếp (từ năm lớp 4 đến năm lớp 12) và luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Là một người có tâm biết ơn ngay từ khi còn nhỏ, cô rất kính trọng các thầy cô giáo và Bác Hồ. Khi chưa có bạn nào biết đến thăm các thầy cô vào ngày 20/11, cô đã rủ bạn hái hoa đến tặng thầy cô. Đối với bạn bè, cô là một người thẳng thắn, chính trực, không ngại góp ý nếu bạn chưa đúng. Chính vì vậy, bạn bè hiểu cô thì rất yêu quý cô.

2. Cuộc sống hôn nhân - gia đình

Do gia đình không đủ điều kiện nên cô không học đại học mà chọn làm nghề may để phù hợp với hoàn cảnh của mình khi đó. Năm 1989, cô Phạm Thị Yến kết hôn với ông Phan Văn Đàm vì rất ấn tượng với tâm hiếu nghĩa của ông. Cô và chồng có 2 người con trai tên là Phan Hồng Nhu và Phan Quang Duy. Trong cuộc sống gia đình, cô là một người vợ đảm đang, là một người con hiếu thảo với bên ngoại và nội, là một người mẹ biết cách dạy con. Hai người con của cô từ bé cho đến lớn rất tự lập, khiến cha mẹ được yên tâm.

Trước khi kết hôn, cô đã giao hẹn với chồng về cách ứng xử với bố mẹ hai bên, với anh chị em trong gia đình: Dù nghèo đến mấy, tháng lương Tết của chồng không bao giờ được sử dụng mà chia đều biếu bố mẹ hai bên; khi vợ chồng cãi nhau không được phép lôi bố mẹ vào, không được phép nói xấu bố mẹ chồng hay vợ,...

Về phía anh chị em trong nhà, cô cũng nói với chồng phải luôn đối xử tốt dù mâu thuẫn xảy ra thế nào; vì vợ không phải duy nhất nhưng anh chị em ruột thịt là duy nhất. Tuy có cuộc sống hạnh phúc nhưng vì nguyện Bồ đề làm lợi ích cho mọi người, cô quyết định rời xa gia đình và nhận được sự đồng thuận của chồng con. Năm 2017, cô Phạm Thị Yến và ông Phan Văn Đàm hoàn tất thủ tục ly hôn sau một thời gian rời xa gia đình tu tập tại chùa Ba Vàng.

Nhân duyên biết tới Phật Pháp và phát tâm tu hành

1. Nhân duyên biết tới Phật Pháp

Năm 2004, cô biết đến Phật Pháp từ việc con trai lớn (Phan Hồng Nhu) tham gia khóa tu mùa hè tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Khi đó, Thầy Thích Trúc Thái Minh đang phụ trách Ban Tri khách ở Thiền viện.

Năm 2007, được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho phép; nhận được sự thỉnh mời của chính quyền, nhân dân phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Thầy Thích Trúc Thái Minh về làm Trụ trì chùa Ba Vàng. Lúc đó, con trai lớn của cô vừa học xong lớp 10, cũng theo Thầy sang chùa Ba Vàng và xuất gia tu hành. Khi ấy, chùa Ba Vàng chưa được xây dựng khang trang như bây giờ, đường lên chùa là đường núi nên vừa đi học vừa tu tập đối với cậu khá gian nan. Đến năm 2008, con trai cô xin hoàn tục rồi về nhà tiếp tục học lớp 12.

2. Nhân duyên phát tâm tu hành của cô Phạm Thị Yến

Việc con trai hoàn tục khiến cô bị sốc tâm lý. Cô nghĩ rằng: Mình chắc chắn phải có tội bất hiếu gì đó cho nên con mình mới đi tu rồi về nhà. Một tối sau thời khóa sám hối, ngồi thiền, cô ra chỗ tượng Ngài Quan âm và lễ sám hối. Khi ấy, cô nghĩ đến tất cả tội bất hiếu mình nghĩ ra được, mà có thể trong các kiếp quá khứ cô đã gây ra khiến cha mẹ phải đau khổ.

Cứ mỗi một tội, cô đảnh lễ sám hối trong nước mắt. 1h sáng, trời bắt đầu đổ mưa, cô vẫn tiếp tục đảnh lễ sám hối cho đến khi không còn nghĩ được lỗi gì để sám hối nữa. Lúc đó, đồng hồ điểm 4h sáng. Rồi cô nghĩ đến Đức Phật, tự hỏi sao trí tuệ của Đức Phật vĩ đại như vậy, điều gì Ngài cũng biết; còn về bản thân, cô tự thấy mình không biết gì cả.

Từ đó, cô phát nguyện tu hành cho tới ngày mình được trí tuệ như Đức Phật mới thôi. Và lời nguyện này đã định hướng để cô tu tập trong hiện tại và muôn kiếp về sau. Chính vì nhân duyên đó nên Cô mới dũng mãnh tu tập được như ngày hôm nay, cho nên, cô vẫn thường cảm ơn người con trai cả của mình: “Con là sự khởi đầu thành tựu của mẹ, cho nên mẹ vẫn cảm ơn con”.

#

Quá trình tu tập và hoằng Pháp của Cô Phạm Thị Yến

1. Phát nguyện tìm cầu người Thầy dẫn đường tu chính Pháp của Phật

Từ khi bắt đầu tu tập, cô có phát nguyện: “Con nay phát nguyện tu hành, không cầu điều gì. Dù tài sản mất hết, nhan sắc hủy hoại, gia đình chia lìa, con chỉ cần cầu tìm được người Thầy dẫn đường để con được tu chính Pháp của Phật”. Sau đó, cả 3 lời nguyện mất tài sản, nhan sắc hủy hoại, gia đình chia lìa đều linh ứng.

- Sau khi phát nguyện khoảng một tháng, cô gặp một tai nạn trên đường từ chùa về nhà. Xương đùi gãy, chân bị rách vì mài xuống đường. Như vậy, nguyện nhan sắc hủy hoại đến đầu tiên.

- Sau đó, nguyện mất hết tài sản cũng linh ứng. Cô muốn đầu tư vào xe cẩu để khi ra trường, con trai cô tiếp quản công việc. Sau khoảng một năm, xe cẩu không làm ăn được, cô mất hết tiền đầu tư, lại thêm nợ nần.

- Lời nguyện thứ ba linh ứng: Khi đọc được đoạn kinh Phật dạy trong kinh Trung A Hàm với đại ý: Nếu còn dâm dục thì không đắc A La Hán; cô quyết tâm rời bỏ gia đình, xa lìa ái dục. Với cô, mục đích đời này và nhiều đời sau là cầu trí tuệ Phật, ngoài ra không cầu gì cả.

Từ đây, cô dấn thân trên con đường tu tập, cầu đạo giải thoát, làm lợi ích cho chính mình, cho mọi người, cho khắp pháp giới chúng sinh.

2. Nhận Thầy Thích Trúc Thái Minh là Sư Phụ

Sau khi thành tâm phát nguyện tìm người Thầy dạy đạo dẫn đường cho mình, Cô có thiền quán thấy Thầy Thích Trúc Thái Minh là vị Thầy có ơn rất lớn đối với cô, dẫn dắt cô đi trên con đường tu học chính Pháp trong nhiều kiếp trước. Chính vì vậy, cô xin nhận Thầy là Sư Phụ của mình.

Trước đây, cô quy y tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, có pháp danh là “Tâm Chiếu Hoàn”. Sau này, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã đặt cho cô thêm chữ “Quán” vào pháp danh. Đối với Thầy, Cô luôn có một tâm tri ân kiên định: “Từ đầu khi Tâm Chiếu Hoàn Quán gặp Thầy, được Thầy hướng dẫn tu tập, Tâm Chiếu Hoàn Quán chưa bao giờ khởi một tâm bất thiện đối với Thầy dù ai nói điều gì đi chăng nữa. Bởi trong các kiếp quá khứ, khi Thầy dìu dắt Tâm Chiếu Hoàn Quán, Tâm Chiếu Hoàn Quán đều mang ơn, tư duy về công đức của Thầy”.

Cô chia sẻ: “Nếu không có Thầy thì không có Tâm Chiếu Hoàn Quán, Tâm Chiếu Hoàn Quán không có ngày hôm nay. Nếu không có Thầy thì Tâm Chiếu Hoàn Quán chỉ là một người thợ may, một Phật tử bình thường, hôm nào đến chùa thì đến, không bao giờ có duyên tinh tấn được. Nếu không có Thầy thì quả thật cuộc đời này của Tâm Chiếu Hoàn Quán vô nghĩa, không mang lại lợi ích cho mình và cho những người có duyên với mình. Cho nên tất cả những gì thành tựu cho Tâm Chiếu Hoàn Quán trong hiện tại, kể cả tấm thân này cũng đều từ Thầy mà ra, từ nhiều kiếp trước do Tâm Chiếu Hoàn Quán đã nương nơi Thầy mà tu hành nên có công đức, công đức đó tạo ra tấm thân Tâm Chiếu Hoàn Quán ngày hôm nay”.

Cô Phạm Thị Yến nhận Thầy Thích Trúc Thái Minh là Sư Phụ

3. Rời bỏ gia đình để chuyên tâm tu tập, làm phận sự

Tháng 5 âm lịch năm 2009, do nhân duyên, cô chuyển sang tu tập ăn ngày một bữa và tu theo chương trình tu tập riêng. Trong thời gian này, cô chuyển từ làm may sang làm cỏ ở công viên để có thời gian vừa tu tập, vừa giúp mọi người lại vừa có tiền nuôi con.

Từ 4h đến 7h sáng, cô tranh thủ làm cỏ; từ 7h đến 8h, cô trợ duyên giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn về tâm linh; sau đó cô làm việc đến 12h đêm, vẫn có tiền lương nuôi con trai lớn ăn học. Con trai lớn là người hiểu mẹ nên cậu chú tâm lo học, không chơi bời, sau này đã thay mẹ nuôi em trai.

Về sau, khi công việc phận sự nhiều, cô không thể làm cỏ được thì Phật tử ở Hạ Long và Cẩm Phả đã làm cỏ giúp để cô chuyên tâm làm phận sự, giúp đỡ mọi người. Cô biết rằng tiền lương làm cỏ đó là do công sức của các đạo hữu, cô chỉ lấy tiền đó trong thời gian con trai cô đi học, ngoài ra chi tiêu vào các việc: trả tiền xe đi lại, đóng tiền điện thoại.

Từ ngày đó, cô không sở hữu tài sản gì cũng như không lấy của ai một đồng nào cả. Giúp đỡ ai, cô tuyệt đối không bao giờ lưu lại số điện thoại của những người mình đã giúp. Cô thực hành tinh nghiêm việc này, bởi cô không muốn quan hệ qua lại để người ta trả ơn mình. Và ngay khi thành lập đạo tràng, cô đã hướng dẫn mọi người thực hành việc đó.

4. Hạnh nguyện tu tập của Cô Phạm Thị Yến

Hạnh nguyện: Phát Tâm Bồ đề, tu tập các công đức, hồi hướng cầu Vô Thượng Bồ Đề, chứng đắc Niết Bàn (nguyện thứ 19 trong 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà).

Chương trình tu tập của Cô:

  • Nghe học Phật Pháp, tại các buổi thuyết Pháp của Sư Phụ cùng chư Tăng tại chùa Ba Vàng
  • Bố trí sắp xếp thời gian phận sự, trạch Pháp sách tấn các đạo hữu trong câu lạc bộ và nhập thất tu tập.

5. Nhập thất tu tập trong rừng

Bắt đầu con đường tu tập, cô vào thất trong rừng để tu tập. Tuy nhiên, vì ban ngày đi làm phận sự nên cô dành thời gian tu tập riêng vào ban đêm. Cô luôn quán sát, tư duy, buông những sự chấp trước của mình để bản thân phải tiến lên, không cho phép được dừng lại trên con đường tu tập.
Khi các đạo hữu đã làm được phận sự thay mình, một tháng cô vào thất trong rừng tu tập hai lần. Ban đầu, mỗi lần tu chỉ được ba ngày, rồi một tuần. Vào rừng tu, Cô khất thực để sống và luôn tự tại trước đồ ăn khất thực.

Cô Phạm Thị Yến tu tập trong rừng

Trong quá trình tu tập tinh nghiêm, cô chứng nghiệm được rất nhiều điều vi diệu: Trong rừng có rất nhiều rắn độc nhưng chúng không hại đến cô, thậm chí còn ở cạnh cô khi cô ngủ; hay như cô đã chứng kiến một dòng lũ quét đang tiến về phía cô mà đổi dòng ngay trước mắt, không làm tổn hại đến mình.

6. Thành lập CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa

CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa là câu lạc bộ tu tập chuyên nhất theo sự chỉ dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng. Câu lạc bộ do cô Phạm Thị Yến làm Chủ nhiệm, là môi trường để hàng Phật tử tại gia thực hành 6 pháp hòa kính, thực hành công hạnh Bồ đề, tiến tới thành tựu giải thoát trong vị lai. Câu lạc bộ chính thức hoạt động năm 2012 nhưng đến ngày 03/2 năm Đinh Dậu (tức 28/2/2017) mới chính thức ra mắt. Khi mới thành lập, câu lạc bộ gồm 10 đạo tràng với hơn 700 thành viên tham gia.

Các đạo tràng trải rộng ở khắp các tỉnh, thành ở Việt Nam như Lào Cai, Lâm Đồng, Gia Lai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu,... Bên cạnh đó, đạo tràng Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng được thành lập với các Phật tử đến từ hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Dubai, Cộng hòa Síp, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Các đạo tràng đã cùng nhau phát nguyện tu tập lục hòa. Pháp lục hòa (sáu pháp hòa kính) là Pháp của Đức Phật, là trí tuệ của Ngài. Đây là sáu sự hòa hợp, sáu nhân duyên mang đến hạnh phúc, giải thoát cho các Phật tử trong kiếp này và vô lượng kiếp sau. Khi thực hành sáu pháp này, các Phật tử sẽ có công đức lục hòa hồi hướng cho quả vị Phật toàn giác. Đồng thời, các Phật tử trong các đạo tràng được chư Tăng chứng minh và được cô Phạm Thị Yến hướng dẫn, sách tấn cho phát tâm Bồ đề, thực hành công hạnh Bồ đề: “Phát tâm Bồ đề, hộ trì Tam Bảo, chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”. Công hạnh mà các Phật tử phát nguyện này là công hạnh rất đầy đủ, bao trùm tất cả công hạnh và là nhân duyên thù thắng để nhận được sự gia trì của các bậc Bồ Tát, từ đó chuyển tải Phật Pháp cứu độ chúng sinh, làm các việc thành tựu cho mình công đức trí tuệ của Phật toàn giác.

Phật tử CLB Cúc Vàng

Việc thành tựu được một CLB Cúc Vàng chuyên nhất như vậy bắt nguồn từ lời hứa của Cô Phạm Thị Yến với Đức Phật: “Đức Phật đã trải qua ba a tăng kỳ kiếp mới thành tựu được đạo quả. Đức Phật đã đem thành quả cao quý được kết tụ bằng xương máu đó của Ngài, mà trao hết cho chúng sinh. Con sẽ nương tựa Tam Bảo để tu tập, con sẽ nương tựa Tam Bảo tu tập để dần dần hưởng thọ từng phần thành quả ấy của Phật; con sẽ nương tựa Tam Bảo thành lập đạo tràng cho các đạo hữu Phật tử cùng tu tập; con sẽ nương tựa Tam Bảo thành lập nhiều đạo tràng; con sẽ nương tựa Tam Bảo thành lập nhiều đạo tràng tu tập sáu Pháp hòa kính; con sẽ nương tựa Tam Bảo, hướng dẫn và sách tấn các Phật tử thực hành sáu Pháp hòa kính và Phật tử sẽ được hưởng phần nào thành quả mà Đức Phật đã xây đắp bằng máu thịt của Ngài trong các kiếp sinh tử vì chúng sinh”.

Trong năm phần lời hứa này, ba lời hứa đầu đã được thực hiện; còn hai lời hứa sau: “Con sẽ nương tựa Tam Bảo thành lập nhiều đạo tràng tu tập sáu Pháp hòa kính; con sẽ nương tựa Tam Bảo, hướng dẫn và sách tấn các Phật tử thực hành sáu Pháp hòa kính và Phật tử sẽ được hưởng phần nào thành quả mà Đức Phật đã xây đắp bằng máu thịt của Ngài trong các kiếp sinh tử vì chúng sinh” đang tiếp tục được hoàn thành trong việc Cô sách tấn, hướng dẫn Phật tử CLB Cúc vàng tu tập sáu pháp hòa kính, để đem lại lợi ích cho hàng vạn Phật tử trong kiếp này cũng như các kiếp vị lai.

Sự kính quý của mọi người đối với cô

Bằng kinh nghiệm tu tập Phật Pháp của mình, cô đã giúp đỡ cho rất nhiều người chuyển khổ thành vui, bỏ ác làm lành, kết duyên thiện lành với chính Pháp của Phật. Rất nhiều người đã chuyển được nghiệp khổ của bản thân một cách vi diệu dưới sự hướng dẫn của cô: thay đổi tâm tính, chuyển hóa hạnh phúc gia đình, con hư - bất hiếu, tâm linh tác động, bệnh tật,...

Trên các trang mạng xã hội, nhiều đạo hữu trong nước cũng như đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài bày tỏ sự quý kính, lòng tri ân của mình đến cô Phạm Thị Yến. Rất nhiều giọt nước mắt xúc động đã rơi khi được cô sách tấn, được cô cứu khổ hay chỉ đơn giản là khi được gặp cô ngoài đời.

Những ai đã từng tiếp xúc, được cô giúp đỡ đều cảm nhận được nguồn tâm mát mẻ, tâm từ bi rộng lớn của cô. Bất cứ ai tìm đến cô, không hề phân biệt đó là ai, chỉ cần có nỗi khổ, cô đều sẵn sàng dang tay đỡ, giúp họ kết duyên lành với Phật Pháp.

Với hạnh nguyện độ sinh của mình, cô từng nói: “Cô cũng rất mong mỏi mình có thể góp một phần nào đó giúp cho mọi người bình an hơn trong cuộc sống này, không phải bây giờ mà mãi mãi về sau, cho tới lúc nào cô còn hơi thở và chúng ta còn duyên với nhau”. Đó là một sự thật không bao giờ thay đổi. Với sự thật đáng quý đó, dù cô đã trải qua nhiều sóng gió trong quá trình độ sinh, nhưng niềm tin của mọi người dành cho cô luôn vững chắc, ngày càng sâu sắc và ngày càng lớn mạnh.

Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi, câu hỏi của bạn đã được gửi tới quản trị viên để xác nhận!