Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất - Đạt - Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Sau khi Đức Phật (Thái tử) đản sinh được bảy ngày thì Hoàng hậu từ giã cõi trần, trở về cung trời Đâu Suất.
Việc này khiến nhiều người nghi ngờ: Mẹ Đức Phật vừa sinh Ngài được bảy ngày đã từ giã trần gian, vậy có phải Đức Phật thiếu phước nên mẹ Ngài mới rời xa Ngài sớm như vậy?
Mời quý vị tìm hiểu về Hoàng hậu Maya và lý do Hoàng hậu từ giã cõi trần sinh về thiên giới sớm như vậy thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục [Hiển thị]
Hoàng hậu Maya là ai?
Theo lịch sử Phật giáo, hơn 2600 năm về trước, Hoàng hậu Maya là vợ đức vua Tịnh Phạn trị vì vương quốc Ca - Tỳ - La - Vệ, là mẹ của Thái tử Tất - Đạt - Đa (Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sau này).
>> Xem thêm: Hoàng hậu Ma Da là ai? Hạnh nguyện đặc biệt của bà đối với mười phương Chư Phật
Hoàng hậu Maya mang thai và hạ sinh Đức Phật
Vào năm 624 TCN, ở nước Ca - Tỳ - La - Vệ (phía bắc Ấn Độ, nay thuộc quốc gia Nepal), Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Maya tuổi đã cao nhưng chưa có con nối ngôi. Vua và Hoàng hậu rất mong mỏi và khao khát. Cho nên, họ phát tâm làm nhiều việc thiện, cứu giúp dân nghèo.
Trong cuốn Phật học phổ thông (Quyển 1 - NXB Tôn giáo) có ghi chép: Một hôm, Vua và Hoàng hậu tổ chức lễ bố thí cho người nghèo. Sau đó, Hoàng hậu nằm mơ thấy một con voi trắng như tuyết có sáu ngà, ngậm bông hoa sen cưỡi mây từ trên trời bay xuống và nhập vào hông bên phải vào bụng bà.
Khi tỉnh giấc, Hoàng hậu kể điềm mộng cho Vua nghe. Vua Tịnh Phạn cho mời các nhà tiên đoán và họ nói rằng Hoàng hậu Maya sẽ thọ thai một hoàng tử đặc biệt. Quả nhiên sau đó, đúng như lời tiên tri, Hoàng hậu đã thụ thai.
Đến kỳ sinh, Hoàng hậu Maya trở về quê mẹ. Khi đến khu rừng Lâm - Tỳ - Ni, Hoàng hậu trở dạ. Tay bà vịn lên cây hoa Vô Ưu, liền hạ sinh Thái tử Tất - Đạt - Đa (Phật Thích Ca Mâu Ni sau này).
Sau khi hạ sinh Thái tử được bảy ngày, Hoàng hậu Maya liền về trời.
>> Xem thêm: Đức Phật đi bảy bước hoa sen khi mới đản sinh có thật không?
Lý do Hoàng hậu Maya về trời sau bảy ngày hạ sinh Thái tử
Tất cả những người có thắng duyên được làm mẹ của bậc Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ (kiếp cuối cùng viên mãn công đức Ba la mật, đắc thành Phật Chánh đẳng giác), thì sau khi Bồ Tát Đản sinh được bảy ngày, các bà mẹ đều từ bỏ cõi trần uế trược, sinh về cảnh giới chư Thiên tại cung trời Đâu Suất. Duyên lành làm mẹ của Bậc Bồ Tát nhất Sinh Bổ Xứ, đã phát sinh ra công đức vô cùng to lớn, tương xứng với dục lạc cõi trời Đao Lợi, mà cõi trần gian này, dù có tập trung hết tất cả các vật quý báu, cảnh sắc cao tốt nhất cũng không tương ứng được.
Ngoài ra còn một nhân duyên thứ hai vô cùng đặc biệt đó là: Công đức mang thai Bậc Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ đã khiến thân thể người mẹ (Hoàng hậu) trở thành đền thờ tôn quý và sự kiện sinh thiên của bà mẹ, cũng là yếu tố thanh tịnh của đền thờ, đánh dấu sự đản sinh cao quý của Bậc Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ.
Và Hoàng hậu Maya cũng vậy, sau khi Bồ Tát Tất - Đạt - Đa (Phật Thích Ca) đản sinh được bảy ngày, Hoàng hậu liền từ bỏ cõi người, sinh về cung trời Đâu Suất an hưởng phước báu, sau này được Đức Phật độ cho chứng quả Tu Đà Hoàn và phát tâm Bồ Đề cầu thành Chánh giác.
Sự kiện này, nói lên Đức Phật là bậc viên mãn về Hiếu đạo, là tấm gương, là sự hướng về của tất cả những người con Phật nói riêng và là của những người muốn tu tâm hiếu nói chung.
Trên đây là những chia sẻ của Phật tử Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) về Hoàng hậu Maya và lý do bà về trời sau bảy ngày hạ sinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hy vọng rằng, qua bài viết, quý vị sẽ khởi tâm tri ân công đức của Hoàng hậu Maya đối với sự đản sinh của Đức Phật, để ngày hôm nay đạo Phật được lan tỏa khắp năm châu, toàn cầu đem hạnh phúc, an vui đến cho chúng sinh.
Các bài nên xem:
- Kiều Đàm Di - di mẫu của Phật: Tỳ kheo Ni đầu tiên trong lịch sử Phật giáo
- Phật đản tổ chức vào ngày nào? Ý nghĩa, lợi ích khi tham gia
- Đức Phật đi bảy bước hoa sen khi mới đản sinh có thật không?
- Sự thật về 2 hiện tượng đặc biệt khi Đức Phật đản sanh
- Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn: Nhiều người hiểu sai rằng Đức Phật kiêu mạn
Bình luận (308)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn thị sen
Tống Công Tuân
Chung Anh
Kim Thoa
Trần Xuân Thành