Niêm hoa vi tiếu là sự kiện Tôn giả Đại Ca Diếp lãnh hội, tiếp nhận ngụ ý kết tập kinh điển, gìn giữ Pháp đầu đà mà Đức Phật truyền trao trong Pháp hội truyền thừa. Nhờ đó mà Phật Pháp được trường tồn đến ngày nay.
Để hiểu rõ hơn về sự kiện Niêm hoa vi tiếu, mời quý vị đọc bài viết dưới đây!
Mục lục [Hiển thị]
Sơ lược về Tôn giả Ma Ha Ca Diếp
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Đại Ca Diếp) là một trong Thập đại đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là đầu đà đệ nhất – tức là người đứng đầu trong việc thực hành 13 Pháp hạnh đầu đà.
Hình ảnh Ngài Đại Ca Diếp - Thánh Tăng đệ nhất đầu đà (ảnh minh họa)
Trước khi xuất gia, Tôn giả Đại Ca Diếp xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn giàu có, tên là Tất Bát La Da Na. Ngài có tướng mạo đoan chính, khôi ngô, đẹp như tượng vàng; trí tuệ thông minh, tinh thông nhiều lĩnh vực. Do trong đời quá khứ đã trồng các thiện căn, tu nhiều công đức ở nơi chư Phật Thế Tôn nên Ngài biết tất cả các pháp thế gian là giả dối, tâm ưa thích hướng về cửa Niết bàn, thường mong cầu ra khỏi phiền não, nhàm chán việc thế gian, xa lìa ái dục.
Đến tuổi trưởng thành, dù không muốn kết hôn, nhưng Ngài vẫn thuận theo ý cha mẹ và thành hôn với nàng Bạt Đà La - người con gái cũng có tâm nguyện xuất gia, sống đời phạm hạnh. Hai vợ chồng sống với nhau trong sự thanh tịnh, không vướng bận ái luyến. Sau khi cha mẹ qua đời, Ngài quyết định từ biệt Bạt Đà La, lên đường tìm thầy học đạo.
Sau đó, Ngài du hành nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được người thầy ưng ý. Cho đến một ngày nọ, sau khi theo những người mộ đạo đến nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, Ngài Đại Ca Diếp nhìn thấy Đức Phật ngồi dưới một tán cây cổ thụ. Ngay khoảnh khắc ấy, tâm Ngài hoan hỷ, rạng rỡ. Mọi nghi hoặc đều tan biến. Ngài quỳ xuống đảnh lễ, xin được làm đệ tử của Đức Phật.
Từ đó, Tôn giả Đại Ca Diếp ngày đêm tinh tấn tu tập hạnh đầu đà. Chỉ sau bảy ngày, đến ngày thứ tám, Ngài chứng đắc quả A-la-hán, trở thành bậc Đệ nhất đầu đà trong hàng đệ tử của Đức Phật.
>> Xem thêm: Tôn giả Đại Ca Diếp: Bỏ vinh hoa phú quý, trở thành đệ nhất đầu đà
Sự kiện Niêm hoa vi tiếu
Trong một Pháp hội truyền thừa trước khi nhập diệt, Đức Phật giơ lên một bông hoa sen và mỉm cười trước tất cả đại chúng A-la-hán hội tụ. Tuy tất cả đại chúng đều hiểu ý của Đức Phật nhưng chỉ duy nhất Tôn giả Đại Ca Diếp lãnh hội. Bởi đó là bổn phận của Ngài Ca Diếp được Đức Phật truyền trao, Ngài có đầy đủ nhân duyên để kết tập kinh điển.
Nhiều người hiểu lầm rằng, chỉ có Ngài Đại Ca Diếp hiểu ý của Đức Phật, còn các vị Thánh Tăng khác thì không. Nhưng thực tế, khi đã chứng quả A-la-hán, tất cả Thánh Tăng trong hội chúng đều hiểu được ngụ ý của Đức Phật. Họ cũng hiểu rằng, đây là bổn phận của Ngài Đại Ca Diếp, chỉ riêng Ngài là người hội đủ nhân duyên để tiếp nhận trọng trách mà Đức Phật giao lại.
Khi Đức Phật giơ lên một bông sen và mỉm cười, chỉ có duy nhất Ngài Đại Ca Diếp lãnh hội (ảnh minh họa)
Từ đây, trách nhiệm lưu truyền Pháp Phật do Tôn giả Đại Ca Diếp đảm đương. Sau khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả đã mở đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất. Nhờ đó, lời dạy của Đức Phật được kết tập thành hệ thống và chính thức lưu truyền dưới các hình thức truyền tụng, ghi chép thành kinh văn trên lá, giấy,… cho đến ngày nay.
Tôn giả Đại Ca Diếp chủ trì đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất sau 100 ngày Đức Phật nhập Niết bàn (ảnh minh họa)
Lý giải nhân duyên kết tập kinh điển của Ngài Ca Diếp – đệ nhất đầu đà
Ngài Đại Ca Diếp chủ trì kết tập kinh điển là một nhân duyên vô cùng đặc biệt. Dù Tôn giả Xá Lợi Phất được ví như Tướng quân chánh Pháp và được Đức Phật tán thán rằng, Ngài giảng Pháp cũng như chính Đức Phật giảng, nhưng trọng trách kết tập kinh điển lại thuộc về đệ tử đệ nhất đầu đà – Tôn giả Đại Ca Diếp. Đó chính là nhân duyên cho chúng sinh và những bậc trí tu hành sau này biết phương pháp tu của mình.
Đức Phật có thập đại đệ tử tu theo 10 phương pháp khác nhau: trì giới, thuyết Pháp, đa văn hay thực hành công đức nhẫn nhục Ba-la-mật,... Tuy nhiên, trong thời mạt pháp, chúng sinh tham dục nhiều nên chỉ duy nhất trì hạnh đầu đà mới có thể đoạn dục.
Chính vì vậy, nhân duyên truyền thừa Phật Pháp là nhân duyên từ Ngài Đại Ca Diếp. Ngài Ca Diếp chính là Pháp đầu đà. Nếu không có Pháp hạnh này thì không có Ngài Đại Ca Diếp. Việc Ngài kết tập kinh điển cũng chính là Pháp hiện thân của Pháp đầu đà – là Pháp nằm trên tất cả các Pháp, tổng hợp các Pháp, lưu truyền các Pháp.
Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, Tập 1, XII. Phẩm Nhập Đạo, Đức Phật đã dạy: “Lành thay! Lành thay, Ca Diếp! Thầy có nhiều lợi ích, độ người vô lượng, rộng đến tất cả Trời, Người đều được độ. Vì sao? Ca Diếp! Nếu hạnh đầu đà được ở đời thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác giảm. Cũng vậy, thánh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời. Này các Tỳ-kheo, hãy học như Ca Diếp tu tập”. Nghĩa là những ai tán thán, hộ trì hạnh đầu đà; cúng dường, đảnh lễ những bậc tu hành hạnh đầu đà thì sẽ rời được ba đường ác (địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ), được phước báo sinh Thiên.
Đức Phật trao nhân duyên kết tập kinh điển cho Thánh Tăng đệ nhất đầu đà – Ngài Ca Diếp để chúng sinh đời sau biết phương pháp tu của mình (ảnh minh họa)
Trên đây là chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán), Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa về ý nghĩa của sự kiện Niêm hoa vi tiếu. Qua đây, chúng ta hiểu hơn về bổn phận giữ gìn chính Pháp và lưu truyền Pháp hạnh đầu đà của Tôn giả Đại Ca Diếp.
Mong rằng, hàng hậu học sẽ tiếp tục nối tiếp phạm hạnh của Ngài, góp phần duy trì Phật Pháp để chánh Pháp trụ lâu dài nơi thế gian. Vì Pháp của Phật chính là con đường đưa chúng sinh thoát khổ, giúp cuộc sống mọi người được an vui, hạnh phúc.
Các bài nên xem:

Bình luận (280)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Lê Thị Thuỷ
Lường thị Hà
Nguyễn Văn Minh
Ngọc Hà
Trần Thị Thu Ngân