[Video] Chọn người yêu: "Thô nhưng thật" hay "khéo léo không chân thật"?

-
aa
+

Câu hỏi: Sự chân thật và sự thô thiển là như thế nào? Có quan niệm rằng thô mà thật. Trong tình yêu và tình bạn có phải là những sự thô tháp hiển lộ ra tất cả. Và sự thô thiển ở mức độ như thế nào thì có thể chấp nhận được?

Trả lời:

I. Hiểu đúng về câu nói “Thô nhưng thật”

1. Người ta nói rằng, người thô thiển nhưng chân thật thì vẫn tốt hơn người đạo đức giả. Điều đó là đúng. Bởi:

- Người thô thiển, nếu chân thật, thì họ sẽ bộc lộ hết mọi thứ. Điều đó giúp có thể biết để mà lường. 

- Còn nếu người không thô thiển nhưng lừa dối, lừa lọc, không chân thật thì không biết mà lường, nên cái “hơn” là ở chỗ đó.

So sánh ở đây là như vậy, không phải so sánh giữa mức độ thô thiển với đạo đức hay sự chân thật. Ý trong câu nói nêu ra là so sánh theo cách: người thô thiển nhưng chân thật sẽ tốt hơn người có những lời nói dễ nghe, dễ chịu nhưng lại dối trá, lừa lọc. 

2. Sống với người thô thiển như vậy vẫn dễ chịu hơn vì mình biết rõ họ. Nếu thấy họ xấu quá thì mình có thể rời bỏ họ. Nhưng nếu gặp người khéo léo mà không chân thật thì mình không biết đâu mà rời, không biết nguy hiểm ra sao, cũng không làm chủ được.

II. Nên chọn người "thô nhưng thật" hay "khéo léo không chân thật"?

1. Người có tính cách thô thiển là người mà trong cuộc đời này, họ sẽ làm khổ chính họ và cũng sẽ làm khổ người khác.

2. Nếu hiện tại người ta có thô thiển, nhưng biết lắng nghe góp ý, đồng ý sửa đổi lỗi mình, thì lúc đó mình mới xem là bạn. Và khi họ sửa đổi đến mức độ cho phép, lúc ấy mình mới có thể trở thành bạn thân được.

Còn nếu họ không sửa đổi đến mức cho phép, thì mình không thể làm bạn thân. Cũng vậy, người khéo léo, nói lời dễ nghe, dễ chịu, phù hợp nhưng phải chân thật. Nếu không có sự chân thật, thì cũng không thể chấp nhận được.

Cho nên, trong tình yêu hay trong tình bạn, đều cần phải có sự cân bằng giữa chân thật và đạo đức.

III. Cách chuyển hóa tính cách

1. Người thô thiển, nếu có trí sửa chữa để trở thành người ăn nói tốt đẹp hơn thì sẽ dễ hơn người đã quen lươn lẹo, khéo ăn nói. Vì người đã quen lươn lẹo thì sẽ khó chuyển hóa.

2. Nếu cả hai hạng người này cùng bước vào Phật Pháp, cùng cố gắng tu sửa thì đều có thể chuyển hóa được.

Cho nên, cần lựa chọn những người tuy lời nói không mượt mà, hoa mỹ, nhưng nhất định phải đúng, phù hợp với tư cách đạo đức.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

456 lượt xem
09/03/2019
0
Chuyên mục: CLB Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia Đình Phật Tử

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.