Tiết Thanh minh: Cách cúng lễ đầy đủ để gia chủ nhận được phúc lành

Theo quan niệm dân gian, Tết Thanh minh là dịp để con cháu thể hiện tình cảm và lòng biết ơn với gia tiên, tiền tổ bằng cách thăm nom, chăm sóc phần mộ của các cụ. Bên cạnh đó, con cháu cũng mong được tổ tiên, ông bà phù hộ cho cuộc sống của gia đình được những điều tốt đẹp, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Bài viết này sẽ giúp quý vị tìm hiểu về thời gian, ý nghĩa của ngày Thanh minh, cách cúng lễ chi tiết, đầy đủ để cả người sống và người đã khuất được nhiều phúc lành.

Tết Thanh minh là gì?

Tết Thanh minh là dịp con cháu ra dọn cỏ, chăm sóc phần mộ, tạ lễ Thần linh ở mồ mả; để người mất được yên lòng và an ổn hơn. Đó là tấm lòng, nghĩa cử nhân văn, sự quan tâm của người sống đối với người đã mất. Bởi nấm mồ là nơi để con cháu tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với tổ tiên.

Tết Thanh Minh là dịp dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của người thân đã mất

Tết Thanh Minh là dịp dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của người thân đã mất

Thanh minh vào ngày nào?

Tết Thanh minh sẽ diễn ra trong tháng 3 âm lịch như nhà thơ Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều: 

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.

Như vậy, chúng ta có thể cúng Thanh minh vào tháng 3 âm lịch.

Ý nghĩa Tết Thanh minh

Đối với người đã mất

1. Giúp hương linh được an ổn

Theo quan điểm Phật giáo, mỗi nơi, mỗi trú xứ đều có những vị Thần, Quỷ Thần có oai đức, oai lực; ở khu đất mộ cũng có. Như trong kinh Thế Ký thuộc bộ kinh Trường A Hàm, phẩm Đao Lợi thiên, trang 414, Đức Phật dạy: “Tất cả chỗ ở như nhà cửa của mọi người đều có quỷ thần, không có chỗ nào là không có cả. Tất cả mọi đường sá, mọi ngã tư, hàng thịt, chợ búa, cùng bãi tha ma đều có quỷ thần, không có chỗ nào là không có cả…” 

Vì vậy, nếu hương linh gia tiên vẫn còn ở khu đất mộ đó, mà chúng ta tạ lễ các vị Thần linh cai quản, thì hương linh cũng sẽ được nương tựa vào oai lực của các vị Thần mà được an ổn hơn.

Tạ lễ tại khu đất mộ

Tạ lễ tại khu đất mộ

2. Giúp hương linh giác ngộ, siêu thoát

Nếu ông bà, tổ tiên chưa siêu thoát thì đây cũng là dịp để con cháu gieo duyên cho hương linh biết đến sự giải thoát trong đạo Phật. Đó cũng là tâm hiếu thuận của con cháu đối với người đã mất. 

Khi ra mộ thắp hương, chúng ta đọc kinh, khai thị cho các hương linh để họ hướng tâm theo con đường giải thoát, không chấp vào mồ mả nữa; bởi nếu cứ chấp mồ mả thì khi mồ mả bị hoại, các cụ sẽ đau khổ.

Và nếu người sống nương tựa, tác phúc vào nơi Tam Bảo thì cũng giúp các hương linh được nương Tam Bảo, nghe Pháp, giác ngộ để sớm được siêu thoát.

>> Xem thêm: Tam Bảo là gì? Những điều cần biết về quy y Tam Bảo

Đối với người còn sống

Trong bài kinh “Làm giàu” (trích kinh Nikaya) cũng có đoạn: “Lại nữa, này gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn... Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản”.

Như vậy, khi chúng ta biết cúng lễ, hiến cúng vật thực đến các vị chư Thiên, thiện Thần, hương linh gia tiên thì chúng ta cũng được hộ trì và sinh ra phúc lành, có được tài sản; miễn đó là vật thực không đến từ việc sát mạng chúng sinh, không đến từ các việc làm bất thiện.

Sắm lễ cúng Thanh minh ngoài mộ

Sắm lễ cúng Thanh minh ngoài mộ

Cách cúng Thanh minh tại nhà và ngoài mộ

Cúng Tết Thanh minh tại nhà

1. Mâm cúng Tết Thanh minh

+ Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại hương, hoa, trà, quả, thực (xôi, chè hoặc bát cơm trắng).

+ Cúng chư Thiên, Thần linh: Sắm lễ như cúng Phật.

+ Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, và một bát cơm, một cốc nước, một cốc sữa hoặc một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có vật thực tam tịnh nhục). 

Lưu ý:

– Hương: Tùy duyên dùng hương cây, hương trầm,… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.

2. Địa điểm bày lễ

- Tại nơi cúng lễ/tu tập.

3. Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà

Quý bạn đọc có thể tham khảo tại đường link sau: Nghi thức cúng lễ thanh minh tại nhà

Cúng Tết Thanh minh ngoài mộ

1. Mâm cúng Tết Thanh minh

Sắm hai lễ: Một lễ cúng Thần linh; một lễ cúng hương linh của gia đình và thí thực cô hồn.

Sắm lễ cúng Thần linh: Nến, hoa, quả, nước, xôi, giò chay hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên dùng vật thực tam tịnh nhục (số lượng tùy duyên).

Sắm lễ cúng thí thực: Nến, hoa, quả, nước, cơm hoặc xôi giò chay hoặc vật thực tam tịnh nhục; bánh kẹo, khoai, ngô, cháo,… (số lượng tùy duyên).

Mâm cúng Thanh minh ngoài mộ

Mâm cúng Thanh minh ngoài mộ

2. Văn khấn Tết Thanh minh ngoài mộ

Quý bạn đọc có thể tham khảo tại đường link sau: Nghi thức cúng lễ thanh minh tại mộ

---

Trên đây là hướng dẫn của Cô Phạm Thị Yến - Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán (Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa) về ngày Tết Thanh minh và cách cúng lễ đầy đủ. Mong rằng, bài viết này giúp quý bạn đọc hiểu hơn về Tết Thanh minh, để cả người sống cũng như người đã khuất được nhiều phúc lành.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!

Các bài nên xem:

-
aa
+
24,471 lượt xem
24/03/2025
3107

Bình luận (500)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. N
    N

    Nguyễn kim cương

    01/04/2025
    Con xin thành kính tri ân công Đức cô chủ nhiệm đã hướng dẫn cho con biết cách cúng thanh minh được lợi ích ạ
  3. N
    N

    Nga Nguyen

    01/04/2025
    Biết đến Phật pháp thật hạnh phúc ! Nhờ vậy mà chúng con biết thực hành tâm tri ân Hiếu hạnh đúng Pháp ạ!
  4. Đ
    Đ

    Đào Diệu An

    01/04/2025
    Bài viết hay ạ
  5. Đ
    Đ

    Đức Trí

    01/04/2025
    Con xin tri ân cô Chủ nhiệm ạ.
  6. N
    N

    Nguyễn Thu Thủy

    01/04/2025
    Con xin phép thực hành nghi thức cúng lễ thanh minh ạ