Trả lời câu hỏi liên quan đến sự thưa kiện của Thượng tọa Thích Nhật Từ

Câu hỏi từ nick Quỳnh Su:

Kính thưa cô Phạm Thị Yến – pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán!

Vào 20h ngày 25/3/2020, trong video Vấn đáp Phật Pháp trên kênh youtube Thích Nhật Từ Official, Thượng tọa Thích Nhật Từ khẳng định: “bà Phạm Thị Yến và nhóm điều hành là trang web baovechinhphap.com, Facebook Bảo Vệ Chính Pháp, Facebook Bảo Vệ Chính Pháp chùa Ba Vàng tự bịa đặt và vu khống tôi phạm tội ăn cắp”, “Phạm Thị Yến và nhóm truyền thông chùa Ba Vàng tạo ra bịa đặt nhiều gấp ba dựa vào bịa đặt của trang web Bảo Vệ Chính Pháp, vốn cùng IP address với trang web của phamthiyen.com”, “họ lại nói tôi đạo văn và ăn cắp con dấu, ăn cắp thương hiệu của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Đó là đánh tráo khái niệm để làm cho nhiều người không có cơ hội nghiên cứu đối chiếu, người ta dễ dàng tin. Và từ sự thất đức đó, với động cơ xấu xa đó, phạm tội hình sự đó, nhóm truyền thông trang Bảo Vệ Chính Pháp, Facebook Bảo Vệ Chính Pháp, Facebook Bảo Vệ Chính Pháp chùa Ba Vàng đã tạo ra một thông tin hoàn toàn vi phạm vào Điều 155, 156 luật hình sự năm 2015 của Việt Nam”.

Vào 10h57 ngày 29/3/2020, Facebook Thích Nhật Từ khẳng định “Đã gửi đơn kiện một số người” và công bố Công văn số 465/CV-VNC đề ngày 20/3/2020 của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, trong đó khẳng định: “Thượng tọa Thích Nhật Từ chưa từng phạm giới ăn cắp, chưa từng giữ con dấu, chưa từng ăn cắp con dấu của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, chưa từng ăn cắp thương hiệu và chưa từng trộm danh Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam như thông tin xấu trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua”.
Con có câu hỏi xin được hỏi cô:
Cô có ý kiến gì về sự cáo buộc của Thượng tọa Thích Nhật Từ và nội dung của Công văn nói trên? Con xin cảm cô ạ!

tra-loi
Câu hỏi từ nick Quỳnh Su trong nhóm Tâm sự cùng Cô Phạm Thị Yến vào 20:07 ngày 30/03/2020 

Cô Phạm Thị Yến trả lời:

Cô chào em.
Như cô đã trả lời trên mạng xã hội trong các bài viết trước đây, cô không phạm tội như cáo buộc của Thượng tọa Thích Nhật Từ.
Cô đã khẳng định rồi, cô không hề điều hành trang web baovechinhphap.com, cô cũng không viết hay công bố bất kỳ một thông tin nào liên quan đến sự việc Thượng tọa Thích Nhật Từ bị dư luận xã hội nghi vấn phạm giới trộm cắp.
Vì vậy, bài viết trên trang web baovechinhphap.com cũng như Công văn số 465/CV-VNC ngày 20/3/2020 của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đều không liên quan gì đến cô.Để trả lời câu hỏi của em, cô sẽ nêu quan điểm cá nhân của cô với tư cách hoàn toàn khách quan.

Theo như cô tìm hiểu, bài viết trên trang web baovechinhphap.com đặt dấu hỏi nghi vấn (?) Thượng tọa Thích Nhật Từ “phạm giới trộm cắp” dựa trên cơ sở sự kiện Thượng tọa tư ý lấy danh nghĩa Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam để xuất bản một cuốn sách do Thượng tọa bảo trợ ấn tống, trong khi chưa được Viện cho phép; cuốn sách này hiện đang bị nghi vấn đạo văn, gây ảnh hưởng đến uy tín của Viện.

Sự kiện này đã được chính Thượng tọa thừa nhận vào 00h19’ ngày 15/3/2020 trên Facebook Thích Nhật Từ như sau: “tôi đã yêu cầu người trình bày ghi ở bìa sách Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam… Tôi đã sơ suất, quên trình Hòa Thượng Thích Giác Toàn về dịch phẩm này. Vào ngày 20/8/2019, tôi đã nhận lỗi về sự sơ suất trong trách nhiệm với Nhà xuất bản Hồng Đức và Hòa Thượng Thích Giác Toàn về việc này”.

Sự việc này cũng được Công văn số 465/CV-VNC đề ngày 20/3/2020 của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam khẳng định: “Thượng tọa Thích Nhật Từ đã giải thích và nhận lỗi với Hòa thượng Viện trưởng và Nhà xuất bản Hồng Đức và đã được hai cơ quan hiểu và thông cảm”.
Như vậy, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 46 Nội quy Tổ chức và Hoạt động Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ban hành ngày 03/7/2013: “Tuyệt đối không xuất bản sách nhân danh Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Trung tâm trực thuộc Viện mà chưa được Hội đồng Quản trị chuẩn duyệt”.
Đây là quy định tuyệt đối cấm, không có bất cứ ngoại lệ nào, dù “phát xuất từ thiện chí” như Công văn nói trên có ý biện hộ cho Thượng tọa Thích Nhật Từ.

Với tư cách người bảo trợ, Thượng tọa Thích Nhật Từ phải tự mình hoặc hướng dẫn người được bảo trợ thực hiện đúng theo quy định tại khoản 7 Điều 46 Nội quy nói trên, đó là “gửi bản thảo dưới dạng Ms word cho Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam chuẩn duyệt và gửi Ban In ấn của Viện trình bày và xin giấy phép xuất bản”.
Nếu Thượng tọa Thích Nhật Từ thực hiện đúng trình tự, thủ tục nói trên thì Thượng tọa đã không phải đi “nhận lỗi với Hòa thượng Viện trưởng và Nhà xuất bản Hồng Đức” để xin họ “thông cảm”.

Trong giáo lý đạo Phật, việc phạm giới rất vi tế: một người chỉ cần có hành vi “nghển cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói” trước bàn thờ Phật (Vua Trần Thái Tông – Sám hối sáu căn ) là đã “phạm giới trộm cắp” rồi, không phụ thuộc vào việc người đó “sơ suất, quên trình” và cũng không phụ thuộc vào việc người đó được “hiểu và thông cảm” bởi bất cứ ai.Hành vi phạm giới chỉ có thể được hóa giải bởi sự sám hối chân thật, chứ không phải bằng việc tự bào chữa và nhờ người khác biện hộ cho.

Và thực tế thì bài viết trên trang web baovechinhphap.com hoàn toàn không hề viết Thượng tọa Thích Nhật Từ “đạo văn và ăn cắp con dấu”, không khẳng định Thượng tọa “phạm tội ăn cắp”, mà chỉ đặt dấu hỏi nghi vấn (?) Thượng tọa Thích Nhật Từ “phạm giới trộm cắp”.
Giới là do Đức Phật chế định, còn tội do pháp luật Nhà nước quy định.Người phạm giới chưa chắc đã phạm tội.
Đặt dấu hỏi nghi vấn là quyền tự do ngôn luận.

Đến đây, cô tin rằng em cũng như tất cả Tăng Ni Phật tử đã có thể tự mình rút ra kết luận: Hành vi của Thượng tọa Thích Nhật Từ có thỏa mãn dấu hiệu “phi phận thủ” (vi phạm thẩm quyền) và dấu hiệu “phi thời thủ” (vi phạm trình tự, thủ tục) trong giới trộm cắp do Đức Phật chế định không?

Việc Công văn số 465/CV-VNC khẳng định Thượng tọa Thích Nhật Từ “chưa từng phạm giới ăn cắp” là mâu thuẫn với chính quy định tuyệt đối cấm trong Nội quy của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam do Hòa Thượng Thích Trí Quảng ban hành và cũng trái với giới luật do Đức Phật chế định.

Trường hợp Thượng tọa Thích Nhật Từ cố tình “thưa kiện một số người” thì nội dung nói trên của Công văn cũng không có giá trị bắt buộc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thi hành, mà nó chỉ được coi như ý kiến (sai lầm) của một chủ thể có liên quan là Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Chính giới luật của Đức Phật, sự thừa nhận của Thượng tọa Thích Nhật Từ và Nội quy của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam mới là căn cứ duy nhất chứng minh Thượng tọa có phạm giới hay không.

Vậy nên, việc Thượng tọa Thích Nhật Từ cáo buộc trên mạng xã hội rằng cô phạm tội làm nhục và phạm tội vu khống Thượng tọa “phạm tội ăn cắp”, “đạo văn và ăn cắp con dấu” là thông tin hoàn toàn sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cô.
Thượng tọa Thích Nhật Từ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật nói trên và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 156 BLHS năm 2015 về tội vu khống) nếu cố ý tố cáo sai sự thật, bịa đặt cô phạm tội và tố cáo cô trước cơ quan có thẩm quyền.
Nhân đây, Yến mong các đạo hữu và các bạn quan tâm đến sự việc, khi nêu ý kiến cá nhân tại phần bình luận nên tỉnh giác đúng tinh thần của người Phật tử.
Đó là lấy giới luật làm thầy, lấy sự thật làm đèn soi sáng, đúng như lời dạy của Đức Phật trong Kinh Di Giáo.

Các bài nên xem:

-
aa
+
1,472 lượt xem
31/03/2020

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ