Chư Tăng trì bình khất thực, thọ nhận sự cúng dường là việc làm đúng với pháp luật, là quyền được Pháp luật thừa nhận và bảo hộ (theo Khoản 6, điều 7 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo).
Tuy nhiên, trong video chia sẻ với VTC Now (ngày 16/8/2022), PGS TS Bùi Xuân Đính lại cho rằng: Sư phải lao động, tự làm ăn; không được nhận tiền bạc, vật phẩm vì đó là hành vi phản cảm, gây phẫn nộ. Mọi sự cúng dường, chư Tăng không được nhận trực tiếp mà đều phải thông qua hòm công đức hoặc ban hộ tự của chùa.
Bài phản biện dưới đây sẽ chứng minh quan điểm cá nhân của ông Bùi Xuân Đính vô lý và lầm tưởng như thế nào!
Mục lục [Hiển thị]
- Chư Tăng trì bình khất thực, nhận sự cúng dường là thực hành theo lời Phật dạy
- Khái niệm trì bình khất thực
- Trì bình khất thực là truyền thống của dòng dõi Như Lai
- Chư Tăng được phép thọ nhận tiền, vật phẩm cúng dường từ các tín chủ
- Thời Đức Phật còn tại thế
- Chư Tăng thọ nhận sự cúng dường sinh ra phước báu thù thắng cho người dâng cúng
- Quan điểm mọi sự cúng dường phải thông qua hòm công đức và ban hộ tự là khập khiễng!
Chư Tăng trì bình khất thực, nhận sự cúng dường là thực hành theo lời Phật dạy
Nguyên văn lời nói của PGS TS Bùi Xuân Đính: “Sư ở ngoài Bắc là sư lao động, tự làm mà ăn chứ không đi ăn xin. Sư lao động, sư làm thuốc, sư chữa bệnh, sư dạy học và khi cần thiết thì sư đứng lên cứu đời, tức là khởi nghĩa chống lại triều đình hoạt động, triều đình áp bức dân chúng”.
Chư Tăng ở miền Bắc hay miền Nam, chư Tăng trên toàn thế giới cũng đều là đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Vậy nên, chúng ta cùng xem Đức Phật dạy chúng đệ tử của mình như thế nào, chư Tăng phải làm gì mới là đúng.
Khái niệm trì bình khất thực
Nguồn: Trong bài “Về thăm quê”, trích trong “Một cuộc đời, một vầng nhật nguyệt”, dịch giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh có viết:
“Nửa cuối canh ba ngày hôm sau, Đức Phật hướng tâm đến quá khứ, biết rằng theo thông lệ của chư Phật, lúc về thăm quyến thuộc, các Ngài không đi thẳng về nhà mà đều theo hạnh trì bình khất thực”.
“Trì bình khất thực” nghĩa là mang bình bát đi dọc đường, đi khắp các nơi để khất thực. Giống như video chư Tăng chùa Ba Vàng khất thực nhân mùa vu lan báo hiếu trong khuôn viên bổn tự.
Trì bình khất thực là truyền thống của dòng dõi Như Lai
Văn kinh: “Đức Phật báo cho Tôn giả Xá Lợi Phất hay biết. Thế rồi với đại y màu san hô vắt vai, bát đá đen tuyền cầm tay, Đức Phật như sư tử chúa lông vàng, dẫn đầu hơn 500 vị Tỳ khưu, Thánh Tăng đi vào trung tâm thành phố, cứ lần lượt con đường này sang con đường khác, từ cửa nhà này sang cửa nhà khác, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn”.
Đức Phật - bậc Thầy của chư Tăng đi trì bình khất thực vì thế nên, đừng ai dạy quý Thầy phải đi làm để kiếm ăn. Bởi Đức Phật mới là Thầy của chư Tăng, mới có thể chỉ dạy cho các sư theo đúng đạo lý. Còn bất cứ ai khác, không phải Thầy mà dạy chư Tăng phải làm gì, phải đi lao động kiếm miếng ăn chứ không được đi xin ăn thì đều không đúng bổn phận, khập khiễng với vai vế thầy - trò. Không phải lúc nào chúng ta cũng làm Thầy của người khác, của thiên hạ được.
Văn kinh: “Đức Vua nhìn thấy đoàn Sa-môn như con rồng vàng uốn lượn sa mút mắt và Đức Phật với dáng dấp cao to, uy nghi trang nghiêm từng bước một đi đầu như chúa phượng hoàng. Bất giác Đức vua sinh tâm kính trọng, bao nhiêu sư phẫn nộ ở trong lòng chợt như nguội tắt, bước về phía Đức Phật, nhà vua cung tay chào lịch sự nhưng lại mở giọng như hờn, như trách. Dầu sao thái tử vẫn được xem như là đức vua của nước này, chẳng lẽ nào ta và hoàng tộc không lo nổi cho Thái tử một bữa cơm lại đi ăn xin lang thang như kẻ đầu đường xó chợ như thế. Sao Thái tử nỡ làm tổn thương hoàng tộc như thế, làm nhục nhã truyền thống vương triều như thế.”
Khi nhìn thấy Đức Phật, dẫu có khởi tâm cung kính nhưng Vua Tịnh Phạn vẫn trách Đức Phật tại sao lại đi xin ăn như kẻ đầu đường xó chợ, làm nhục nhã truyền thống vương triều. Tuy vậy, Đức Phật trả lời rằng, việc trì bình khất thực không hề làm tổn thương hoàng tộc và làm nhục vương triều mà đó là truyền thống của dòng dõi Như Lai. Tất cả các Đức Phật trước kia cũng đắp y hoại sắc, đi từ nơi này đến nơi khác để nhận đồ cúng dường.
Tương tự, việc chư Tăng chùa Ba Vàng trì bình khất thực là theo truyền thống của nhà Phật, chứ không phải quý Thầy không được đi xin ăn mà phải đi lao động kiếm ăn như quan điểm của PGS TS Bùi Xuân Đính.
Chư Tăng được phép thọ nhận tiền, vật phẩm cúng dường từ các tín chủ
Thời Đức Phật còn tại thế
Hơn 2600 năm trước, thời Đức Phật còn tại thế, Ngài đã vì lòng bi mẫn mà thọ nhận tài sản, nữ trang, châu báu,... quý giá. Thậm chí là cả tịnh xá dát vàng của trưởng giả Cấp Cô Độc dâng cúng.
PGS TS Bùi Xuân Đính và quý bạn đọc có thể tìm hiểu qua nội dung các bài kinh:
1. “Đức Phật thọ nhận cúng dường 900 triệu đồng tiền vàng”, được trích trong bài kinh Lâu đài tịnh xá thuộc kinh tạng Nam truyền, Tiểu bộ kinh tập 2 Thiên cung sư, Lâu đài nữ giới, Phẩm Đỏ sẫm do Hòa thượng Thích Minh Châu việt dịch.
2. Đức Phật cho đệ tử lấy mái nhà của người dân mang về lợp tịnh thất cho Ngài, được trích trong bài kinh Tì-Bà-Lăng-Kỳ thuộc kinh Trung A Hàm tập 1.
3. Dân chúng đua nhau cúng dường vàng bạc, châu báu cho Đức Phật và chúng Tăng, được trích trong Kinh Đại Tập 15 - Bộ Bản Duyên VI (Số 199 - 202) - số 55 - truyện Tu Đạt cưỡi voi đi khuyến hóa)
Qua đây, chúng ta thấy, Đức Phật là bậc giáo chủ, là Thầy của chư Tăng, Ngài có thọ nhận sự cúng dường tiền tài, vàng bạc, châu báu,... thì chư Tăng cũng được phép như vậy. Tuy nhiên, số tiền đó một phần để nuôi dưỡng Tăng đoàn tu hành và sống vô cùng giản dị, còn lại để xây tinh xá cho nhân dân về tu tập.
Xin mời PGS TS Bùi Xuân Đính hôm nào đó về chùa Ba Vàng và vào rừng thiền Tăng để chứng kiến tận mắt đời sống tu tập của quý Thầy. Chư Tăng chỉ có ba y, một bình bát, sống trong rừng; quyết chí tu tập, khổ luyện, rèn sửa nghiêm thân tâm để chiến thắng mọi cám dỗ, dục vọng. Tịnh tài nhân dân cúng dường là để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động an sinh xã hội. Từ đó, chắc hẳn Phó giáo sư sẽ có phát ngôn chắc thực hơn.
Còn thực tế ngày nay, ở khắp mọi nơi trên thế giới, chư Tăng vẫn trì bình khất thực, thọ nhận sự cúng dường trực tiếp từ các tín chủ. Có những nơi, nhân dân, Phật tử tổ chức cúng dường ở trong trai đường. Có nơi thì Phật tử tổ chức đặt bát cúng dường ở ngoài đường phố. Ở Thái Lan, ngày đặt bát cúng dường diễn ra vô cùng sôi nổi. Nhân dân Thái Lan dâng cúng chư Tăng phẩm vật nhiều vô kể, từ vàng bạc, tiền tài, thức ăn,...
Chư Tăng thọ nhận sự cúng dường sinh ra phước báu thù thắng cho người dâng cúng
Chuyện kể rằng, thuở xa xưa, trong thời mạt Pháp của Đức Phật Tỳ-bà-thi, các vị Tỳ-kheo đã dựng lên một tòa (tháp) cao lớn ở ngã tư đường và đặt bình bát của mình lên đó. Họ nói rằng, trên thế gian, nếu có người nào có thể đối với trong kho tàng giáo Pháp của Đức Phật, với các Tỳ kheo thì hãy mang những đồng tiền vàng bỏ vào bình bát này và phước quả sẽ tăng. Từ việc cúng dường này mà phát sinh ra nhiều tài sản và sẽ không bị mất đi bằng bất cứ nhân duyên nào, kể cả nước trôi, lửa cháy, cướp giật,...
Khi ấy, có một người nghèo nghe được như vậy liền sinh tâm hoan hỷ và thành tâm phát nguyện, đặt vào bình bát 3 đồng tiền. Đi mãi tới 5 dặm và trở về nhà, người này vẫn hướng tâm lên nơi quý Thầy mà phát nguyện. Người nghèo đó chính là vua Ác sinh, nhờ kiếp xưa dâng cúng chư Tăng 3 đồng tiền mà đời sau được làm vua, giàu sang phú quý, thường được 3 lớp bình đựng tiền. Hơn nữa, nhờ khi xưa từng bước đi đều hoan hỷ trong 5 dặm sau khi cúng dường nên kiếp này được những bình tiền vàng trong khắp 5 dặm như vậy. Ông vua này không phải hư cấu mà đã được ghi lại trong lịch sử của nước Ấn Độ.
(Nguồn: Chuyện con mèo vàng, trích kinh Tạp Bảo Tạng)
Qua câu chuyện này, kính mong PGS TS Bùi Xuân Đính tham khảo để biết thêm về giới luật của Phật, lời Phật dạy để không đưa ra những ý kiến chủ quan, cho rằng chư Tăng chỉ được đi lao động mà kiếm ăn, không được đi khất thực. Hoặc lại cho rằng, quý Thầy không được nhận một đồng tiền, một vật phẩm nào từ đệ tử của mình dâng cúng.
Quan điểm mọi sự cúng dường phải thông qua hòm công đức và ban hộ tự là khập khiễng!
Về quan điểm của PGS TS Bùi Xuân Đính cho rằng: “Sư ở ngoài miền bắc cũng không trực tiếp nhận tiền của bất kỳ đệ tử nào mà tiền của Phật tử công đức thì thông qua cái hòm công đức hoặc là thông qua Ban quản trị của chùa chứ sư trực tiếp không nhận bất cứ một đồng tiền, một chút vật phẩm nào từ đệ tử” là hoàn toàn khập khiễng.
Giả dụ, bất cứ ai muốn đến cúng dường đều không được phép cúng trực tiếp cho chư Tăng, kể cả là bò gạo, mớ rau cũng phải cho vào hòm công đức, đợi ban hộ tự đến mở ra mới được sử dụng. Đi đâu cũng phải mang vác theo hòm công đức đi, để ai muốn cúng gì thì cho vào đó. Như vậy quả là quá kỳ cục!
Trong khi đó, trên thế gian này, bất cứ ai khi được tặng đồ gì cũng đều được nhận một cách tự do. Vậy mà chư Tăng lại không được như vậy. Chẳng lẽ nào đi xuất gia rồi, bị cấm hết quyền công dân hay sao? Mà đâu có ai dạy chư Tăng phải làm như vậy?
Đức Phật đã làm như thế nào thì đệ tử của Ngài cũng làm như vậy. Đức Phật là bậc toàn giác, viên mãn và toàn thiện về đức rồi nên không thể nói rằng những việc làm của Ngài là sai phạm, phản cảm được.
PGS TS Bùi Xuân Đính còn cho rằng chư Tăng thì không được nhận một đồng tiền nào và lại còn là sư miền Bắc nữa. Chư Tăng được nhận tiền không kể là ở Nam hay Bắc, sư miền Bắc không bị ai bắt ép như vậy cả. Chẳng nhẽ sư miền Bắc không được nhận thì sư miền Nam được nhận hay sao? Tại sao lại tồn tại một sự phân biệt vô lý như vậy? Dù ở miền Nam hay miền Bắc thì chư Tăng cũng chỉ tu theo giáo lý của Đức Phật. Có chăng chỉ khác nhau về môn phái, còn giới luật của Phật là đều như nhau.
Kết lại, chúng ta thấy rằng, việc chư Tăng đi khất thực, thọ nhận sự cúng dường vật phẩm, tịnh tài từ nhân dân, Phật tử là không trái với pháp luật, không sai với giáo lý của Đức Phật. Do đó, quan điểm của PGS TS Bùi Xuân Đính là vô căn cứ.
-----
Lời cuối cùng, xin gửi lời chúc tới PGS TS Bùi Xuân Đính cùng toàn thể gia đình; chúc quý bạn đọc và gia đình được bình an, hạnh phúc, tìm hiểu về nhân quả trong đạo Phật, giác ngộ và luôn luôn tinh tấn thực hành thiện nhân quả để được lợi ích lâu dài.
Ban Quản trị trang Phamthiyen.com xin kính mời PGS TS Bùi Xuân Đính và quý bạn đọc tiếp tục theo dõi các bài viết phản biện quan điểm của phó giáo sư sẽ được đăng tải trên website trong những ngày tới!
Các bài nên xem:
- Phản biện quan điểm của ông Bùi Xuân Đính: "Sư miền Bắc chuyên mặc áo nâu, áo vàng chỉ mặc khi hành lễ"
- Ông Bùi Xuân Đính: “Sư Ba Vàng xoa đầu đệ tử, cho trẻ con lễ lạy xì xụp phản cảm” và lời phản biện của những người Phật tử
- Sớt bát cúng dường theo pháp luật và pháp Phật
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.