Trước những ý kiến của vị Thượng tọa, phó Giáo sư Tiến sĩ và dân cư mạng,… xung quanh việc chư Tăng chùa Ba Vàng nhận cúng dường gồm vật thực và tiền trong buổi khất thực ngày 07/8/2022 là việc phản cảm, không phù hợp; cũng có rất nhiều người có trí thức, học vị lên tiếng ủng hộ việc làm trên là hoàn toàn đúng với Pháp Phật và Pháp luật.
Hãy cùng chúng tôi “quay ngược thời gian” tìm hiểu câu chuyện chư Tăng ôm bát đi khất thực như nào mới là đúng?
Mục lục [Hiển thị]
1. Thời Đức Phật còn tại thế…
Hơn 2600 năm trước, thời Đức Phật còn tại thế, không chỉ người dân mà trong đó, có rất nhiều vị vua chúa, quan thần quy y theo Đức Phật như: Vua Bình Sa Vương, vua A Xà Thế, vua Ba Tư Nặc,...
Dù với học thức nào, ở bất kỳ địa vị nào, mọi người đều cung kính Đức Phật và Tăng đoàn, cũng như phát tâm cúng dường, hộ trì Phật Pháp. Trong đó, vua Bình Sa là vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật trong hàng vua chúa. Chính vua là người cúng dường Phật và Tăng đoàn tịnh xá Trúc Lâm, cho xây tại tu viện một giảng đường có thể chứa hơn 2.000 người ngồi nghe Phật Pháp. Hiện nay, tịnh xá Trúc Lâm vẫn còn nguyên dấu tích tại Rajgir, Ấn Độ.
(Trích Luật tứ phần, phần III, chương I: Thọ Giới. Tác giả: Hán dịch: Tam Tạng Phật-Đà Da-Xá Và Trúc-Phật-Niệm, Việt dịch: Tỳ - Kheo Thích Đỗng Minh - Xuất bản 2013)
Link nguồn: Luật tứ phần
Hay câu chuyện Trưởng giả Cấp Cô Độc dát vàng tinh xá cúng dường Đức Phật và Tăng chúng, nữ đại thí chủ Tỳ-xá-khư dâng cúng bộ nữ trang trị giá 900 triệu đồng tiền vàng,...
Trong kinh, Đức Phật đã dạy cho vua quan, quần thần và dân chúng nên xả thí cúng dường đến những bậc tu hành thanh tịnh thì được hưởng phước trong hiện tại và lâu dài về sau. Ngài cũng đã vì lòng bi mẫn mà hứa khả đón nhận mọi sự cúng dường, từ những vật nhỏ nhất đến cả tài sản quý như: vàng bạc, đất đai, tịnh xá…
Về việc chư Tăng đi khất thực và thọ nhận sự cúng dường, Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp - Uỷ viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phó Ban thường trực Ban Phật giáo Quốc tế, trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình, trụ trì chùa Đại Giác bày tỏ:
“Thời Đức Phật còn tại thế, các Phật tử hàng ngày chuẩn bị tất cả thức ăn, thuốc men, y áo, phẩm vật cũng như các tài sản, ruộng vườn, đất đai, tịnh xá, tịnh thất,v.v… cúng dường lên Đức Phật, Khi Ngài và chư Tăng thọ nhận những vật phẩm cúng dường đó, nhân dân rất hoan hỷ, vui mừng. Và đó là những phước báo lớn mà nhân dân cúng dường đã được thọ hưởng”.
Qua đó, chúng ta thấy, từ thời xa xưa, với Đức Phật và chúng Tăng đã thọ nhận sự cúng dường vật phẩm, tiền bạc, tài sản quý, bất động sản,... từ dân chúng. Nhân dân, Phật tử cũng hoan hỷ, hạnh phúc khi dâng cúng và họ được hưởng quả phước thù thắng ngay trong hiện tại và nhiều kiếp về sau.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về việc cúng dường Đức Phật và Tăng chúng thời Đức Thế Tôn còn tại thế, xin mời quý vị truy cập đường link sau: Sự thật chư Tăng chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường: Dư luận có bị dắt mũi?
2. Ngày nay, chư Tăng trên khắp thế giới tiếp nối truyền thống khất thực…
Thời nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh đông đảo nhân dân, Phật tử, thiện nam, tín nữ ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới, với lòng kính tín Tam Bảo, thành tâm cúng dường chư Tăng vật thực, thuốc men, sàng tọa, tịnh tài,... Nguyện mong được gieo trồng phúc báu nơi phước điền tối thượng của thế gian và nương phúc báu này mà được bình an, hạnh phúc, mọi việc hanh thông thuận lợi.
Y theo lời Phật dạy, chư Tăng vẫn ngày ngày ôm bình bát đi khất thực, tùy thí đắc thọ - tùy duyên thọ nhận sự cúng dường của nhân dân, Phật tử. Trong đó, không chỉ riêng đồ ăn, mà còn nhiều đồ khác như tiền bạc, hoa, vật phẩm,... phù hợp với đời sống sinh hoạt của Tăng chúng.
Những hình ảnh này vốn đã quen thuộc với người theo đạo Phật hay quan tâm đến đạo Phật trên thế giới. Tương tự, việc chư Tăng chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường của tín chủ khi đi khất thực không phải là việc quá xa lạ, chưa từng có tiền lệ hay đáng phải bàn cãi. Bởi lẽ, việc này không chỉ diễn ra ở mỗi chùa Ba Vàng!
Về sự việc xôn xao chùa Ba Vàng nhận tiền trong thời gian vừa qua, Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp cho rằng: “Các Phật tử cúng dường chư Tăng là hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc và chư Tăng thọ nhận sự cúng dường đó là hoàn toàn hợp pháp. Theo luật Dân sự về việc cho, biếu, tặng phẩm vật, tài sản, vấn đề này không vi phạm luật pháp nhà nước.
Vì vậy, chư Tăng thọ nhận những vật phẩm cúng dường của Phật tử để nuôi dưỡng Tăng đoàn, xây dựng chùa chiền làm nơi tu học cho Phật tử, làm công tác từ thiện xã hội, đó là vấn đề hoàn toàn hợp pháp, không có gì sai trái”.
Về việc nguồn tiền này chảy đi đâu?
Xin thưa:
- Để nuôi dưỡng Tăng đoàn tu tập.
- Sử dụng cho các việc phụng sự xã hội: Từ thiện; tổ chức các khóa tu miễn phí cho thanh thiếu niên, Phật tử; hỗ trợ nhà nước trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; chia sớt khó khăn với đồng bào miền Trung chịu thiệt hại nặng nề do bão lụt; trao tặng xe lăn và quà cho người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn,...
- Xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu tham quan, vãn cảnh và tu học của nhân dân, Phật tử cũng như nơi chư Tăng tu hành.
Xin mời quý vị tìm hiểu chi tiết các hoạt động an sinh xã hội của chùa Ba Vàng ở link dưới đây: https://chuabavang.com/tin-tuc/tu-thien/
Vậy thử hỏi:
- Trong giới luật Phật không cấm việc chư Tăng thọ nhận tiền do nhân dân, Phật tử dâng cúng.
- Trong Pháp luật Việt Nam, việc này được thừa nhận và bảo hộ
- Chư Tăng các nơi trên khắp đất nước Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn thế giới hàng ngày trì bình khất thực, thọ nhận tịnh tài, tịnh vật của nhân dân dâng cúng.
thì không có cớ gì dư luận lại quy chụp cho chùa Ba Vàng cái mác “phản cảm” một cách vô lý. Có chăng cũng chỉ là cảm xúc cá nhân của mỗi người, do sự thiếu hiểu biết về Pháp luật và Pháp Phật mà phát ngôn bộc phát, thiếu suy nghĩ.
-------
Do vậy, vị Thượng tọa, các nhà tri thức, người có chức sắc, các nhà quản lý và cộng đồng mạng,... cũng cần phải khách quan nhìn nhận một cách đúng đắn, có cơ sở; công nhận và tôn trọng các nghi thức tôn giáo khác nhau của các tôn giáo khác nhau. Ở đây, là truyền thống khất thực cao quý của mười phương ba đời chư Phật được chư Tăng gìn giữ và tiếp nối.
Nếu chư Tăng làm việc đúng với Pháp luật, đúng với lời Phật dạy mà quý vị chê bai, chỉ trích hay lên án vô căn cứ thì đó là sự phỉ báng, đe dọa đến quyền tự do tín ngưỡng - tôn giáo được Nhà nước công nhận và bảo hộ.
Trong thời đại thông tin tiến bộ, hãy học để trở thành số đông thông thái, sống và tôn trọng sự thật!
Các bài nên xem:
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.