Bài kinh “Các pháp cần cẩn trọng để Chánh Pháp trụ lâu dài” nằm trong chương trình tu tập “Tu tâm từ bi cầu nguyện Chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian”. Đây là chương trình tu tập thường kỳ hàng tháng của Phật tử CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa.
1. Ý nghĩa chương trình “Tu tâm từ bi cầu nguyện Chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian”
a. Tâm từ bi
- Tâm từ: Là tâm yêu thương vô lượng. Ví dụ: Cha mẹ yêu thương con thì có hạn lượng vì chỉ yêu thương con mình, không yêu thương con hàng xóm hay súc sinh,...
- Tâm bi: Là tâm cứu độ vô lượng, tức không phải chỉ cứu độ một người mà cứu độ khắp các loài; không chỉ cứu đói mà còn cứu bệnh, cứu rét, cứu dốt,...
- Từ bi là yêu thương vô lượng, cứu độ vô lượng. Từ bi chỉ xuất hiện trong đạo Phật, vì chỉ có nhà Phật mới đáp ứng được chữ “vô lượng”. Từ bi trong đạo Phật là yêu thương sự khổ đau của muôn loài chúng sinh bởi muôn loài đều chịu khổ. Tình yêu thương và sự cứu độ ấy không có hạn lượng, không phân biệt kẻ oán người thân.
b. Công đức tu tâm từ bi
- Trong kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Nhất Pháp nói về việc một vị khất sĩ dù chỉ quán từ bi trong một chốc lát thôi đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi. Vị ấy sẽ không thất bại trong thiền định, khai mở trí tuệ, đem lại phước báo cho chúng sinh, tiêu trừ tâm chống trái, tăng trưởng tinh tấn.
c. Điều kiện tu tâm từ bi
- Người muốn tu tâm từ bi phải lấy chúng sinh làm gốc vì phải giữ gìn Phật Pháp, giác ngộ cho chúng sinh. Cho nên công hạnh và duyên tu của CLB Cúc Vàng như sau:
+ Công hạnh: Thực hành công hạnh Bồ đề, chuyển tải Phật Pháp rộng khắp thế gian (tức là rộng khắp cho chúng sinh).
+ Duyên tu: Kết duyên cho chúng sinh thông qua các việc từ thiện, phóng sinh, hiến máu,...
d. Tu cầu nguyện chánh Pháp trụ lâu dài là tu tâm từ bi
- Khổ đau lớn nhất là khổ đau trong luân hồi. Chỉ có chánh Pháp của Đức Phật mới khiến chúng sinh giác ngộ; diệt trừ phiền não, đau khổ; biết con đường ra khỏi luân hồi.
- Chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian thì từ bi mới xuất hiện. Nếu chánh Pháp diệt, trên đời chỉ còn “yêu thương” và “cứu giúp” có hạn lượng, không có từ bi.
- Chương trình tu tập cầu nguyện chánh Pháp trụ lâu dài có phát nguyện thực hành công hạnh Bồ đề cầu vô thượng Bồ đề. Đó cũng là thực hành tâm từ bi, làm cho chánh Pháp trụ lâu dài.
- Cầu nguyện chánh Pháp trụ lâu dài là thiết thực thực hành tu tâm từ bi. Từ đó mang lại phước báo to lớn trong hiện tại và vị lai:
+ Hiện tại sẽ đi được trên con đường Bồ đề (con đường thành Phật).
+ Tiêu trừ tâm bất thiện - nguồn gốc khổ đau.
+ Tu tâm từ bi thay đổi cảnh giới, tiêu trừ nghiệp chướng.
2. Các Pháp cần cẩn trọng để chánh Pháp trụ lâu dài
(Cô Phạm Thị Yến trạch giảng từ bài kinh Kinh Tăng Chi Bộ Tập 3 - Diệu Pháp Hỗn Loạn 1, trích soạn từ Kinh Tạng Nam Truyền, Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 3, chương 5: Năm Pháp, Diệu Pháp Hỗn Loạn 1, tr.214, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu)
a. 5 Pháp khiến chánh Pháp hỗn loạn, biến mất
- Không cẩn trọng nghe Pháp
+ Nghe Pháp cần phải lắng tâm, chuyên chú mới hiểu được Pháp.
+ Nếu hiện tại kiếp này, nghe Pháp với tâm coi thường Pháp thì sang các kiếp khác, tâm đó vẫn tương tục. Kể cả đi xuất gia tâm cũng như vậy. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chánh Pháp biến mất.
- Không cẩn trọng học thuộc lòng Pháp
+ Học thuộc lòng tức là học thuộc cả văn từ.
+ Khi nói Pháp cần phải học văn từ một cách cẩn thận.
- Không cẩn trọng thọ trì Pháp
+ Thọ trì tức là lĩnh hội Pháp để thực hành.
+ Nếu không cẩn trọng giữ gìn niệm thọ trì Pháp thì sẽ làm cho chánh Pháp bị hỗn loạn và biến mất.
- Không cẩn trọng quan sát ý nghĩa các Pháp được thọ trì
+ Khi thọ trì Pháp, phải xem Pháp có bao nhiêu nghĩa trong đó rồi nhớ thật kỹ để giữ gìn.
+ Hàng ngày, các Phật tử trong CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa sách tấn nhau giữ niệm quy y, thực hành lục hòa, phát tâm Bồ đề, chuyển tải Phật Pháp, thực hành lời Phật dạy trong kinh điển,... Đó là việc làm cẩn trọng quan sát ý nghĩa của các Pháp được thọ trì.
- Không cẩn trọng thực hành Pháp và tùy Pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu Pháp
+ Sau khi hiểu ý nghĩa của Pháp thì phải cẩn trọng thực hành và tùy Pháp. Tức là khi nào, trong hoàn cảnh nào cũng phải thực hành Pháp.
+ Ví dụ: Bản thân đã quy y Tam Bảo nhưng trong gia đình có nhiều người chưa thực hành Phật Pháp, đi mua vàng mã về đốt. Trong trường hợp này, chưa khuyên được gia đình thì để việc đốt vàng mã cho những người đó làm, mình không làm để giữ Pháp và bạch Phật nguyện mong cho họ sớm giác ngộ, thực hành Phật Pháp.
b. 5 Pháp khiến chánh Pháp không hỗn loạn, không biến mất
- Cẩn trọng nghe Pháp
Cẩn trọng nghe Pháp là phải thật trang nghiêm, thấy Pháp là cao quý để lắng tâm nghe Pháp/tụng kinh, từ đó hiểu Pháp.
- Cẩn trọng học thuộc lòng Pháp
+ Có thể học thuộc lòng cả văn từ để chuyển tải tới người khác dễ hơn. Nếu không thuộc lòng văn từ thì học thuộc về ý nghĩa để chuyển tải không bị sai nghĩa.
+ Đối với các Pháp đã thọ trì thì phải học thuộc cả văn từ lẫn ý nghĩa. Ví dụ: Tam quy, Ngũ giới,...
- Cẩn trọng thọ trì Pháp
- Cẩn trọng quan sát ý nghĩa các Pháp được thọ trì
- Cẩn trọng thực hành Pháp và tùy Pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu Pháp
Tinh tấn trong mọi hoàn cảnh để thực hành 5 Pháp trên gọi là tu tâm từ bi, làm cho chánh Pháp không bị hỗn loạn, biến mất.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
----------
Kinh Diệu Pháp Hỗn Loạn 1 - Các Pháp Cần Cẩn Trọng Để Chánh Pháp Trụ Lâu Dài
Một thời, Thế Tôn trú ở Sa-kỳ (Sàketa), tại rừng Ti-kan-da-ki (Tikandaki). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
...Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất. Thế nào là năm?
Một là ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không cẩn trọng nghe pháp;
Hai là không cẩn trọng học thuộc lòng pháp;
Ba là không cẩn trọng thọ trì pháp;
Bốn là không cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì;
Năm là không cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Thế nào là năm?
Một là ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cẩn trọng nghe pháp;
Hai là cẩn trọng học thuộc lòng pháp;
Ba là cẩn trọng thọ trì pháp;
Bốn là cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì;
Năm là cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
(Trích soạn từ kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3)
----------
Xem thêm các bài kinh:
- Kinh Tương Ưng Bộ Tập 2 - Tượng Pháp
- Kinh Du Hành - Các Pháp Tu Làm Cho Chánh Pháp Được Tăng Trưởng
- Kinh Du Hành - Tu Sáu Pháp Làm Cho Chánh Pháp Được Tăng Trưởng
- Kinh Du Hành - Bảy Pháp Bất Thoái Và Bảy Pháp Làm Cho Chánh Pháp Được Tăng Trưởng
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 3 - Diệu Pháp Hỗn Loạn 3
- Kinh Đại Bát Niết Bàn - Học-tu-chứng-truyền Rộng 37 Pháp Trợ Bồ Bề Đưa Đến Chánh Pháp Trụ Lâu Dài
- Kinh Đức Phật Tán Dương Hạnh Đầu Đà
Bình luận (51)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
NGUYỄN THỊ THANH NGA
Việt Hoa
Hương Bùi
Lê Thị Nương
Nguyễn Thị Hiền