[Video] “Công đức hiếu” sự kiện hy hữu khi Đức Phật đản sinh

-
aa
+

* Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Tư duy về công đức hiếu khi đức Phật còn ở trong mẫu thai

- Tư duy về nhân quả, Đức Phật vô lượng kiếp tu Bồ Tát đạo, chuyên tâm tinh tấn thực hành từ bi đem đến hạnh phúc cho chúng sinh, chính tâm Bồ Đề và công đức đó của Ngài, nên khi Ngài ở trong mẫu thai và đản sinh, thì chỉ làm cho mẹ an lành và hạnh phúc.

- Quán chiếu về tâm ích kỷ tham lam, ác hại bất thiện và các việc làm bất hiếu của mình trong kiếp hiện tại, để nhận định về các khổ não của mẹ khi mang thai và sinh đẻ mình.

2. Khởi tưởng hoan hỷ phát nguyện tinh tấn

- Quán chiếu về sự thay đổi về Hiếu tâm của mình, các hành xử của mình với cha mẹ từ khi biết Phật Pháp đến nay.

- Nguyện tinh tấn tu học, thực hành Lục Hòa và làm các công đức để tăng trưởng tâm từ bi.

- Quán chiếu các công đức đã/đang và sẽ tạo lập nhân các sự kiện kỷ niệm Đức Phật đản sinh.

- Nguyện mong và khởi tưởng hoan hỷ nghĩ đến người mẹ kiếp sau của mình chắc chắn sẽ được an lành hơn do công đức của mình.

3. Hướng tâm tán dương

- Tán dương và tri ân sự nhập mẫu thai, đản sinh hy hữu nhiệm mầu này của Đức Phật.

- Tri ân Sư Phụ, chư Tăng đã dạy Pháp Phật cho mình, các bậc thiện hữu tri thức đã sách tấn cho mình, để mình biết cách tạo lập công đức hưởng hạnh phúc lâu dài.

* Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.

----------

Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - “Công Đức Hiếu” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Xá-vệ (Sāvatthī), Kỳ-đà-lâm (Jetavana), tại tịnh xá ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).

…Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?

– Ở đây, bạch Thế Tôn,…Tôn giả A Nan (Ānanda) nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn.

Rồi Thế Tôn đến. Thế Tôn bảo Tôn giả A Nan:
– Do vậy, này A Nan, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.

Tôn giả A Nan đáp: Dạ! Thưa vâng.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này A Nan, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu-suất.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn…

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này A Nan, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng an lành mà sanh Bồ-tát.” Sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

…Tôn giả A Nan nói như vậy. Bậc Đạo sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả A Nan nói.

(Trích soạn từ kinh Trung Bộ - Tập 3)

----------

Xem thêm các bài kinh:

Nghi thức tu kính mừng Phật Đản: 

14,910 lượt xem
23/04/2024
0

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. N
    N

    Nguyễn Thị Chiêm

    26/05/2023

    Chúng con thành kính tri ân Cô Chủ Nhiệm ạ