[Video] Tại sao có nhiều người phá Phật Pháp?

-
aa
+

I. Phật Pháp được hiểu như thế nào?

Phật Pháp là tính thiện, giác ngộ, thấy biết và nói lên sự thật. Đó là sự thật chân lý - sự hình thành, sinh diệt của vạn vật, vạn sự trong thế gian không thể thay đổi.

II. Nguyên nhân nhiều người phá Phật Pháp

1. Vì không hiểu, không tin nhân quả nên những người tà kiến, người ác có thể tới bắt nạt người tu hành chân thật rồi xuyên tạc, phỉ báng giáo lý của Phật.

2. Do không tin nhân quả nên họ thể hiện tà kiến. Và chính điều đó dẫn đến những hành động phá Phật Pháp, người tu.

3. Những người tu theo Phật Pháp nhưng không nghiêm trì giới, không coi giới là tròng mắt, không lấy giới để soi sáng con đường đi cho mình hay để tư duy; thì đó là những người phá diệt Phật Pháp.

III. Tâm của người tu Phật Pháp khi bị bắt nạt

1. Tâm của người tu Phật Pháp không thấy mình bị bắt nạt. Chỉ thấy rằng những người ác đang áp chế, làm hại mình là do không hiểu nhân quả, kết quả của hành động mà họ đang làm sẽ có quả báo gì đến cho họ. Chính vì vậy, người tu Phật Pháp khởi lòng thương người ác.

2. Người tu Phật Pháp không đánh, không mắng người ác vì trong tâm họ có thiện tâm.

3. Người tu Phật Pháp không làm các việc ác đối với người ác vì họ đã giác ngộ nhân quả, dừng các việc ác,.

4. Người tu Phật Pháp là người có lý trí, mạnh mẽ nhưng biết tùy duyên - dùng trí tuệ, giúp người ác giảm dần tính ác. 

IV. Nhân quả những người phá Phật Pháp: Chịu quả báo 

V. Đề-bà-đạt-đa hại Phật: Bài học về nhân quả và tâm danh lợi trên đường tu

Lúc tu tập, Đề-bà-đạt-đa có hiểu biết về nhân quả và tinh tấn hành trì. Nhờ đó, ông đã chứng đắc được ngũ thông. Tuy nhiên, sau khi đắc được ngũ thông, ông tưởng rằng mình đã đắc đạo, ngang hàng với các vị A-la-hán và thậm chí là với Đức Phật, bởi vì các Ngài cũng có thần thông giống như ông. 

Ông không thể hiểu được những lời dạy sâu xa từ Đức Phật và các bậc Thánh. Lúc đó, trong ông khởi lên nghi ngờ: Phải chăng Đức Phật và các Thánh giả đang nói những điều không đúng, vì ta cũng chứng thần thông như họ mà? 

Từ sự hoài nghi đó, ông mới khởi sinh niệm rằng, bản thân độ được cho vua A-xà-thế, còn Đức Phật thì không. Cho nên, ông khởi sinh tâm muốn lãnh đạo giáo đoàn. Và cũng từ đó, ông đã sinh tâm muốn hại Đức Phật để được lãnh đạo giáo đoàn, Tăng chúng, tứ chúng - người cao nhất thay Phật. 

Chính vì tâm ngã mạn về sự thành tựu của bản thân mà khởi lên lòng đố kỵ và tham danh, Đề-bà-đạt-đa dần đánh mất niềm tin vào nhân quả. Ông không còn nhớ, không còn tư duy sâu sắc về nhân quả nữa.

Qua đó, nếu người tu không luôn cảnh giác, không đoạn trừ được tâm tham danh, không làm chủ được những cảm thọ về danh vọng, thì sẽ dẫn đến không còn tin sâu nhân quả. 

VI. Cách để giữ gìn Phật Pháp: Nghiêm trì giới luật

1. Phải tinh nghiêm giới luật; lấy giới để tư duy, hành động các việc đều nằm trong giới.

2. Nếu chưa thực hành được 5 giới thì hướng tâm tới giới. Ví dụ: gia đình làm nghề chăn nuôi chưa giữ được trọn giới không sát sinh thì vẫn giữ 4 giới khác: không trộm cắp, không tà dâm, không say xưa nghiện ngập, không nói dối. Luôn hướng tâm giữ 4 giới trên và mong mỏi mình sẽ giữ được giới không sát sinh nữa. Từ đó, mọi nhân duyên sẽ thay đổi để bản thân có được thu nhập, duyên lành bỏ nghề, và giữ được trọn giới không sát sinh.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

---

Các video bạn nên xem:

1,257 lượt xem
30/03/2020
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.