Giải mã hiện tượng: Cảm giác hụt chân khi ngủ khiến bạn giật mình tỉnh giấc

Bạn đã từng trải qua cảm giác bị hẫng, hụt chân khi ngủ khiến cơ thể giật mình tỉnh giấc chưa? Theo các nhà khoa học, hiện tượng này gọi là “Hypnic Jerk” - cơ bắp bị co giật, co bóp đột ngột trong khi ngủ, đặc biệt là ở chân. Hiện tượng đó thường khiến bạn có cảm giác sợ hãi, mất giấc và ngủ chập chờn.

Vậy theo quan điểm của Đạo Phật, hiện tượng này được lý giải như thế nào? Kính mời quý độc giả tìm hiểu bài viết dưới đây qua chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng Tập Tu Lục Hòa.

Câu hỏi về hiện tượng hụt chân khi ngủ

Trong chương trình “Tâm sự cùng CLB Tuổi trẻ Ba Vàng”, một bạn gửi tâm sự và mong muốn nhận được câu trả lời từ Cô Phạm Thị Yến như sau: “Thưa Cô, con đang gặp một hiện tượng rất mong được Cô lý giải cho con hiểu ạ. Khi chìm vào giấc ngủ, con thường xuyên có cảm giác rất rõ là mình bị hẫng hoặc bị ngã từ trên cao xuống khiến con giật mình tỉnh giấc”.

Cảm giác ngã từ trên cao xuống khiến giật mình tỉnh giấc
Cảm giác ngã từ trên cao xuống khiến giật mình tỉnh giấc

Nguyên nhân gây ra cảm giác hụt chân khi ngủ

Để trả lời câu hỏi trên, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Người ta tìm đến đạo Phật là muốn tìm hiểu nguyên nhân kiếp trước đã làm gì mà dẫn đến các quả báo hiện tại. Đức Phật dạy rằng: Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này; muốn biết quả đời sau, xem việc làm hiện tại. Nếu muốn chuyển đổi quả báo khổ thành quả báo phước lành thì phải xem nhân đời trước”.

Từ đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hiện tượng hụt chân khi ngủ theo lý nhân quả nhà Phật qua câu chuyện của Cô Chủ nhiệm.
Biết được nhân duyên nhờ tu tập, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ nguyên nhân từ tiền kiếp dẫn đến việc hụt chân khi ngủ: “Bằng sự thấy biết từ tu tập và theo lý nhân - duyên - quả trong đạo Phật, Tâm Chiếu Hoàn Quán được biết, mình có cảm thọ bị hụt chân, bị rơi xuống là do trong tiền kiếp, mình hướng dẫn người khác tu tập nhưng mình gớm quá. Khi mình bắt người ta luyện tập, người ta không chú tâm, không chịu tu luyện nên mình đã có hình phạt là đánh vào chân người ta. Khi đó, Tâm Chiếu Hoàn Quán phạt vụt một cái vào chân họ và bảo: “Phải đi thế này”, “phải tỉnh giác”, “phải đi thế kia”,... Nhưng lại gặp một người đệ tử chẳng ra sao, họ đẩy mình một cái trượt xuống, cho nên có cảm thọ đó”.

Qua câu chuyện của Cô Chủ nhiệm, chúng ta hiểu được rằng hiện tượng hụt chân khi ngủ là do kiếp trước mình đã gieo nhân không tốt. Cụ thể trong trường hợp của Cô Chủ nhiệm là do tiền kiếp, Cô từng dạy đệ tử tu hành nhưng bắt ép và phạt đánh vào chân đệ tử. Người đệ tử đẩy Cô trượt chân nên kiếp này Cô cũng có cảm thọ hụt chân khi ngủ. Qua chia sẻ của Cô, chúng ta hiểu rằng, hiện tượng hụt chân khi ngủ cũng không nằm ngoài nhân duyên quả.

Cô Phạm Thị Yến lý giải về nguyên nhân gây ra cảm giác hụt chân khi ngủ (ảnh minh họa)

Cô Phạm Thị Yến lý giải về nguyên nhân gây ra cảm giác hụt chân khi ngủ (ảnh minh họa)

Cách thoát khỏi cảm giác hụt chân khi ngủ để có giấc ngủ ngon?

Cô Phạm Thị Yến chia sẻ, khi gặp hiện tượng hụt chân trong giấc ngủ, Cô sám hối và phát nguyện tu hành. Lấy công đức tu tập đó hồi hướng cho mình trong hiện tượng này. Và khi chân thật sám hối, tu tập, Cô không còn gặp tình trạng hụt chân khi ngủ nữa.
Qua đó, Cô có lời khuyên: “Bởi vậy, bây giờ, bạn lưu ý đến nghiệp này và sám hối, phát tâm tu tập, cúng dường hồi hướng cho các chúng sinh tác động khiến mình có hiện tượng hụt chân. Như vậy, bạn sẽ có một giấc ngủ an lành. Đó là lời khuyên của Tâm Chiếu Hoàn Quán từ một việc chân thật của mình”.

Ngoài ra, Cô Phạm Thị Yến cũng đưa ra những giải pháp để tránh được hiện tượng trên: “Đầu tiên, nếu có ai hướng dẫn, giúp đỡ thì chúng ta phải lắng nghe. Khi không đồng ý với họ thì chúng ta phải nói chứ không nên cứ nghe lời rồi sau đó hại người ta. Thứ hai là về cách hỏi, ví dụ: Khi có người nhờ chúng ta hướng dẫn, giúp đỡ thì chúng ta phải hỏi chắc chắn rằng: Tôi hướng dẫn như thế này và tiêu chuẩn của tôi như thế này, bạn có theo được không? Nếu theo được thì theo, còn không theo được thì nói là không theo được”.

Qua sự chia sẻ và hướng dẫn của Cô, chúng ta thấy rằng, để tránh gieo nhân không tốt dẫn đến hiện tượng hụt chân khi ngủ, chúng ta nên cẩn trọng khi được người khác giúp đỡ và khi giúp đỡ người khác.
Nếu có ai giúp đỡ, hướng dẫn thì mình phải lắng nghe và khi không đồng ý, mình cần nói lên ý kiến để tránh việc mình không hài lòng mà hại người ta. Nếu chúng ta giúp đỡ ai, cũng cần hỏi xem họ có theo được và đồng ý với việc đó không. Từ việc làm này sẽ tránh cho chúng ta khỏi những nhân quả xấu.
Qua những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, mong rằng chúng ta tinh tấn thực hành theo lời khuyên mà Cô chia sẻ; từ đó chuyển hóa được hiện tượng hụt chân khi ngủ.
Chúc quý vị tu tập tinh tấn, chuyển hóa được nghiệp báo của bản thân và có được cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Tịnh Châu
Các bài nên xem:

-
aa
+
2,102 lượt xem
11/12/2020

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ