Thông minh là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong cuộc sống, được tín nhiệm, kính nể và đóng vai trò quan trọng trong công việc.
Tuy nhiên, không phải ai bẩm sinh đã có trí thông minh và tư duy tốt. Hiện nay, có nhiều người cảm thấy tự ti, bế tắc vì chưa đủ thông minh để đạt được kết quả như mong muốn. Vậy làm thế nào để trở nên thông minh hơn?
Bài viết này sẽ cung cấp 6 phương pháp giúp bạn rèn luyện trí thông minh và tư duy nhạy bén trong công việc và cuộc sống.
Mục lục [Hiển thị]
1. Thiền
Mỗi ngày, tâm trí của chúng ta rất rối ren, phức tạp, chạy nhảy lung tung như đàn khỉ hay đàn vượn.
Trong nhà thiền có câu: “Tâm an định thì trí sáng tỏ” hay “Tĩnh thì sinh ra trí tuệ”. Thiền là một phương pháp để quản trị tâm hiệu quả, giúp tâm dần dần an định, không còn lăng xăng, dao động như trước; tăng khả năng tập trung, giúp trí tuệ sáng tỏ.
Tâm của chúng ta được ví như một cái hồ nước. Nếu hồ nước xao động, nổi sóng cuồn cuộn thì bề mặt sẽ trở nên đục ngầu, không ai có thể nhìn thấy rõ bên trong. Nhưng khi sóng lặng, nước lắng lại và trở nên trong suốt thì mọi thứ bên trong trở nên rõ ràng. Điều này là không thể phủ nhận: “Lặng thì trong, trong thì sẽ sáng”. Cũng vậy, khi tâm của chúng ta an tĩnh thì trí tuệ thực sự được sinh ra và phát triển.
Bởi vậy, chúng ta hãy dành thời gian để thực tập thiền mỗi ngày. Dần dần, trí tuệ sẽ được khai mở, tư duy sáng suốt hơn.
2. Chấm dứt lười biếng
Để trở nên thông minh hơn, chúng ta cần đoạn trừ lười biếng. Bởi, lười sẽ dẫn đến trì trệ. Khi đó, chúng ta không thể thông minh, sáng láng được. Ngược lại, chúng ta nên chăm học hỏi để phát triển trí tuệ và thông minh hơn mỗi ngày.
>> Xem thêm: Phương pháp đối trị thói quen trì hoãn
3. Chăm chỉ tư duy và quán sát
Một phương pháp hiệu quả để rèn luyện trí thông minh là luôn lấy trí tuệ để theo dõi tâm của mình. Khi đó, chúng ta sẽ biết việc nào mình cần làm hay việc nào không nên làm, việc chúng ta làm là đúng hay sai hoặc trong các việc, tâm mình đang thiện hay bất thiện.
Chăm chỉ tư duy cũng khiến thân và khẩu cũng được chăm chỉ. Ví dụ, khi chúng ta tư duy được việc này là thiện thì chúng ta sẽ tác ý đi làm việc đó. Nếu thấy việc đó được kết quả tốt, chúng ta chia sẻ để người khác cùng làm.
Thêm nữa, chúng ta cũng cần chăm quán sát xem công việc của mình có liên quan đến công việc của người khác như thế nào. Từ đó, chúng ta có thể thu xếp công việc của mình sao cho phù hợp, không để bị ảnh hưởng đến công việc của người khác.
Từ những sự tư duy, rút kinh nghiệm đó mà chúng ta sẽ thông minh lên.
Ví dụ, khi được giao việc nấu cơm, chúng ta cần tư duy để nấu ngon và phù hợp. Đồng thời, cũng cần quan sát xem công việc này có ảnh hưởng đến người khác như người bày món hay không. Nếu nấu muộn, người bày món sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị và kết quả là cả hai công việc đều không được hoàn thành. Như vậy, chúng ta cần nhìn nhận hậu quả và rút kinh nghiệm, sửa đổi cho những lần sau.
Để phát triển tư duy cho trẻ nhỏ, chúng ta nên giao việc rồi dạy các em cách quán sát thực tế. Khi đó, các em được tư duy và trí không bị lười.
Ví dụ, chúng ta nhờ các em rửa quả cà chua thì chúng ta cần giải thích cho các em rằng, quả cà chua này sẽ dùng để thái và nấu thành món ăn. Hôm sau, chúng ta lại nhờ các em rửa cà chua và hỏi: Quả cà chua các em đang rửa dùng để làm gì? Khi đó, các em sẽ tư duy được một loạt công việc phía sau.
Đồng thời, chúng ta cũng tránh để các em chơi điện tử nhiều, vì diễn biến trò chơi được sắp đặt sẵn khiến các em thụ động trong tư duy, không lắng nghe, phát huy và thực hành được, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.
4. Lắng nghe
Một yếu tố quan trọng khác giúp phát triển trí thông minh là lắng nghe. Bởi người biết lắng nghe là người ham học hỏi; và ham học hỏi là yếu tố của thông minh.
Thêm nữa, lắng nghe cũng giúp chúng ta nhìn nhận lỗi sai của mình, từ đó, có thể rút kinh nghiệm để không phạm phải lỗi cũ. Dần dần, chúng ta sẽ ngày càng thông minh hơn.
Nếu chúng ta chưa phải là người biết lắng nghe thì nên học hạnh lắng nghe người khác nói.
5. Cống hiến
Để trau dồi tư duy thì tâm chúng ta phải muốn được cống hiến. Bởi trí thông minh luôn mang đến sự cống hiến.
6. Rèn luyện tư duy phân biệt thiện - ác
Ngoài ra, thông minh cũng phải gắn liền với tâm nghĩ thiện và làm thiện.
Để phát triển được trí thông minh thì trong mọi tình huống, chúng ta phải tư duy logic bằng cách luôn đặt ra câu hỏi: Mục đích của việc làm này là gì? Từ đó, chúng ta có thể phân biệt thiện - ác, để biết chọn những việc thiện và bỏ điều ác.
Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, chúng ta nên dẫn dắt các em biết tư duy thiện. Thói quen tư duy này giúp các em biết tư duy logic và đúng trong các thiện Pháp.
Ví dụ, khi nhờ các em rửa cà chua, chúng ta nên hỏi về mục đích của việc này là để nấu thức ăn cho gia đình. Hay nếu các em thích xem chọi gà, chúng ta hãy dẫn dắt các em tư duy đến sự đau đớn của những con gà ấy. Từ đó, các em sẽ dần dần phát triển được tâm từ bi và trí tuệ cũng không bị lười biếng.
Trên đây là những phương pháp giúp rèn luyện trí thông minh do Cô Phạm Thị Yến - Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chia sẻ. Các bạn hãy thử áp dụng và thực hành một thời gian thì sẽ thấy được kết quả tích cực. Ngoài việc vận dụng 6 bí kíp trên, đừng quên tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức hàng ngày để được kết quả tốt nhất nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc, quý độc giả có thể để lại bình luận dưới bài viết, gửi về chuyên mục hỏi đáp hoặc liên hệ tại đây để được giải đáp. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, an lạc!
Các bài viết nên xem:
Bình luận (2)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Đỗ Thị Ly
Cô đã hướng dẫn cho chúng con từng chút để biết cách thực hành hàng ngày trong cuộc sống.
Nguyễn thi Minh Anh