5 điều cần biết về cầu siêu: Điều số 3 mọi người thường hiểu sai

Cầu siêu là tâm mong cầu đến cảnh giới hương linh, ngạ quỷ, mong cầu cho người chết được siêu thoát – tức là được thoát khỏi những cảnh khổ mà họ đang mang.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp các kiến thức về cầu siêu mà mọi người thường hiểu sai qua chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến - pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán. Kính mời quý vị đón đọc!

1. Cầu siêu nhiều lần có bị thừa không?

Câu trả lời là không thừa. Có 2 lý do để chúng ta hiểu tại sao nên cầu siêu nhiều lần.

(1) Chúng ta thiếu phúc, nên vẫn cần tạo phúc

Có nhiều người cho rằng, tháng nào, năm nào cũng đi cầu siêu; vậy thì hương linh quyến thuộc đã siêu thoát hết rồi, việc cúng dường, cầu siêu sẽ trở nên vô ích.
Để trả lời thắc mắc này, trong kinh “Hồi hướng phước có hiệu quả không?” - Bài 166 (kinh Mi Tiên Vấn Đáp) có giải đáp: Khi chúng ta cúng dường cầu siêu, dù không có thân nhân quyến thuộc thọ nhận thì phước báu ấy cũng không tiêu mất; mà chính người làm phước được hưởng.
Ví như có người sửa soạn một mâm vật thực để đãi bà con quyến thuộc nhưng người quyến thuộc đó không đến; thì mâm vật thực ấy sẽ hoàn về cố chủ. Hay ví như có người đi vào cửa trước của ngôi nhà, muốn tìm đến cửa sau để đi lối khác. Cửa sau tìm không thấy thì người đó lại trở ra bằng lối cũ.
Cũng vậy, phước báu gửi đi các nẻo không được, không có ai thọ nhận thì sẽ trở về lối cũ, dành cho người gây tạo nên phước đó. Chính vì vậy, cúng dường sẽ tạo phúc báo.
Nếu gia tiên còn trong cõi hương linh thì sẽ được hưởng phước quả và bớt khổ. Nhưng nếu họ đã siêu thoát lên cõi trời, cõi người hoặc bị đọa xuống địa ngục, súc sinh mà không được hưởng quả phước đó; thì phước báu sẽ quay trở lại người cúng dường.
Mà chúng ta thì luôn thiếu phúc về sức khỏe, thọ mạng, con cái, trí tuệ,... Cho nên chúng ta cần rất nhiều phúc và vẫn cần tạo phúc.

(2) Chúng ta luôn còn có gia tiên trong cõi ngạ quỷ

Đức Phật dạy: Không thể có trường hợp mà gia tiên tiền tổ của chúng ta lại không có trong cõi hương linh, ngạ quỷ được. Tức là gia tiên của chúng ta sẽ phải còn có người ở trong đó.
Cho nên tạo phúc hồi hướng cầu siêu cho họ là điều nên làm. Như vậy chúng ta mới là người báo ân với tổ tông, bởi tổ tiên của chúng ta đang rất khổ.

2. Vay tiền để làm lễ cầu siêu có được không?

Hiểu về lợi ích của việc cầu siêu cho người thân đã mất, phát tâm cầu siêu chân thật nhưng kinh tế khó khăn thì chúng ta nên khấn bạch với người mất về tấm lòng của mình. Và chúng ta chỉ nên cúng dường theo khả năng hiện tại của mình chứ không vay tiền để cầu siêu.
Khi chúng ta bạch chân thật về mong muốn có duyên cầu siêu cho hương linh, hứa với hương linh khi nào điều kiện cho phép sẽ làm theo lời Đức Phật dạy để giúp hương linh siêu thoát thì phúc lành sẽ sớm đến với chúng ta, chúng ta sẽ sớm đủ duyên để làm việc phúc đức này.

3. Có được cầu siêu cho hương linh từ chùa này sang chùa khác?

Việc quan trọng là chúng ta cầu siêu ở chùa đó có phù hợp, mang lại lợi ích cho hương linh hay không. Trong bài kinh Tiểu chủ ngân khố có kể câu chuyện, người con gái cúng dường hồi hướng cầu siêu cho cha (là ông tiểu chủ ngân khố đang bị đọa trong cõi ngạ quỷ).
Tuy nhiên, khi cô ấy cúng dường cho các vị Bà La Môn nhưng hội chúng này không sinh được công đức phước báu để hồi hướng cho ngạ quỷ nên ngạ quỷ không được lợi ích, vẫn đói khổ như trước.
Sau đó, con gái của ngạ quỷ cúng dường đến các vị Tỳ kheo tu hành thanh tịnh, ngạ quỷ liền được phước hưởng đại vinh quang, thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, trở thành thần đại lực.
Như vậy, chúng ta nên cúng dường vào nơi Tam Bảo, ngôi chùa có Tăng đoàn tu tập thanh tịnh. Nếu cúng dường cầu siêu ở đó, hương linh sẽ được về nhận phần phước báo. Nếu có đủ duyên, hương linh sẽ tiếp tục ở lại chùa; các Thầy hằng ngày cúng cơm, tụng kinh, thuyết Pháp và tu tập hồi hướng cho hương linh tới ngày hương linh siêu thoát.

4. Nên cầu siêu vào ngày nào là tốt?

Đức Phật dạy chúng ta nên cầu siêu trong ngày chư Tăng tự tứ. Bởi vì một năm, chư Tăng có ba tháng tập trung lại để an cư kiết hạ, tu tập, trau dồi về kiến thức, thúc liễm thân tâm, thực hành giáo Pháp của Phật. Ba tháng này là thời điểm sinh ra công đức rất lớn để hồi hướng cho chúng sinh. Vì vậy, những ai cúng dường một chút vào những ngày này cũng sinh ra phước ngang bằng việc cúng dường nhiều ở thời gian khác.
Tại chùa Ba Vàng, chư Tăng luôn tập trung tu tập, trau dồi kiến thức, tăng trưởng việc học Pháp hàng ngày, hàng giờ. Cho nên, có thể nói nơi đây ngày nào cũng là ngày tự tứ.
Chùa Ba Vàng cũng tổ chức cầu siêu cho các gia đình Phật tử vào ngày 14, 29 hoặc 30 âm lịch hàng tháng để mọi người tích tập dần công đức hồi hướng cho các hương linh gia tiên được siêu thoát.
Tuy nhiên, muốn cầu siêu tại chùa Ba Vàng, chúng ta cần tu tập trước từ 3-7 ngày thì việc cầu siêu mới thành tựu.

Nghi thức làm lễ tại nhà trước khi tham dự lễ cầu siêu trực tiếp/trực tuyến:

https://phamthiyen.com/nghi-thuc-lam-le-tai-nha-truoc-khi-tham-du-le-cau-sieu-truc-tieptruc-tuyen-1-c3269.html

5. Gửi tiền về chùa Ba Vàng cầu siêu tại sao hương linh lại siêu thoát được?

Có một số trường hợp tín chủ do gia duyên ràng buộc hay ở quá xa chùa không thể về chùa làm lễ cầu siêu thì có thể gửi tịnh tài về chùa Ba Vàng để cầu siêu trực tuyến.
Tuy nhiên, không phải chỉ gửi mỗi tịnh tài mà việc cầu siêu được thành tựu. Nhân dân, Phật tử cần đảm bảo tu tập trước ở nhà từ 3-7 ngày thì sẽ hồi hướng phước báu được cho hương linh. Sau đây là những lý do để quý nhân dân, Phật tử hiểu được tại sao cầu siêu trực tuyến, hương linh vẫn có thể siêu thoát.

(1) Tâm hoàn thiện trong quá trình tu tập

Khi nhân dân, Phật tử chân thật bạch văn khấn của chương trình tu trước khi cầu siêu thì sẽ hướng tâm tới chư Tăng chùa Ba Vàng, có tín tâm với chư Tăng, mong nguyện hộ độ chư Tăng tu tập, mang giáo pháp phổ tế cho chúng sinh; đồng thời có tâm thương xót và sám hối hương linh. Như vậy là tâm đã hoàn thiện trong việc cầu siêu.

Với chư Phật thì chỉ cần hướng tâm cung kính, nương tựa là liền sinh phước báo. Chư Tăng ở đâu, mình phát tâm, hướng tâm nương tựa thì phước báo từ nơi chư Tăng đó sẽ phát sinh đến mình.

(2) Được chư Tăng chứng minh và bạch thỉnh

Sau khi tu tập 3-7 ngày, gia đình tín chủ chuyển khoản về chùa rồi nhắn tin vào số chư Tăng và được chư Tăng nhắn lại chứng minh. Như vậy là đúng Pháp.

Thêm nữa, khi các Thầy làm lễ, các Thầy đều thỉnh tất cả các hương linh mà tín chủ đã bạch thỉnh ở nhà, nương công đức cúng dường và nương năng lực Tam Bảo mà được vân tập về chùa. Sau đó, các Thầy lại hồi hướng công đức tu tập của các Thầy, hồi hướng công đức của tín chủ tới các hương linh.

Chính vì vậy, những người ở xa mà tu tập đúng Pháp thì sẽ hồi hướng phước báu đến được cho các hương linh và việc cầu siêu sẽ thành tựu.

(3) Người về chùa và người không về chùa được có phước báo như nhau về cách hướng tâm

Những người về chùa cầu siêu trực tiếp sẽ được phước báo của việc về tận nơi. Những người ở xa không về được chùa mà thật tâm thì cũng được nhận phước báo như người về tận nơi.

Tuy nhiên, nếu không chân thật, có đủ điều kiện để về chùa mà lại khấn “Do điều kiện con không về được” thì câu nói đó không có giá trị, sẽ trở thành nói dối. Cho nên, người Phật tử thành tựu phước báo là do tâm chân thật của mình.

Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến về việc cầu siêu. Hy vọng quý đạo hữu sẽ có thêm kiến thức, mang lại lợi ích cho mình và gia tiên đã mất. Chúc quý đạo hữu tinh tấn!

Các bài nên xem:

-
aa
+
2,115 lượt xem
29/07/2022

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ