3 cách hướng tâm trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám để được lợi ích

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có quá nhiều nỗi khổ: thất thoát tiền bạc, ốm đau bệnh tật, con hư - bất hiếu, chồng ngoại tình, vũ phu,... Vậy mà chỉ với 3 ngày 3 đêm trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám chùa Ba Vàng, chúng ta có thể thay đổi được những nỗi khổ ấy theo hướng tích cực hơn, được hạnh phúc và an vui.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý vị lợi ích thù thắng vi diệu của pháp đàn cũng như cách hướng tâm để quý vị được thành tựu công đức, phần nào chuyển hóa được nỗi khổ của mình qua chia sẻ của Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến - Pháp danh tâm Chiếu Hoàn Quán.

Cô Phạm Thị Yến tụng kinh cùng các Phật tử CLB Cúc Vàng trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám 2021
Cô Phạm Thị Yến tụng kinh cùng các Phật tử CLB Cúc Vàng trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám 2021

Lợi ích của việc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám liên tục 3 ngày 3 đêm

Đối với người tụng kinh

1. Tiêu trừ tội nghiệp đã gây tạo

Đức Phật dạy: "Nhất thiết Pháp giới duy tâm tạo". Nếu trong hiện tại, số đông chúng sinh mang tâm bất thiện, làm những việc ác như sát sinh hại vật, áp bức nhau, sống vô tình vô nghĩa, giết người không thương tiếc,... thì cảnh giới sẽ đáp trả lại sự đau khổ: hạn hán, động đất, lũ lụt, dịch bệnh,...

Là người Phật tử, với lòng vững tin nhân quả, tin tâm linh qua lời Phật dạy, chúng ta phải tin rằng mọi tai ương hoạn họa đến với chúng ta không nằm ngoài nhân quả. Vì vậy, chúng ta cần phải nỗ lực sám hối tội lỗi, tu tập các thiện Pháp,... để chuyển hóa được nhân quả của mình.

Phật tử phải tin nhân quả, tin mình làm nhiều việc bất thiện trong vô lượng kiếp mà sám hối tội lỗi
Phật tử phải tin nhân quả, tin mình làm nhiều việc bất thiện trong vô lượng kiếp mà sám hối tội lỗi

Ba ngày 3 đêm tụng kinh trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám chính là một phương pháp sám hối tội lỗi. Pháp này là pháp sám chân thật tất cả những tội ác do con người trực tiếp tạo ra. Đó có thể là những tội lỗi chúng ta mắc trong kiếp này hay trong các kiếp quá khứ.

Khi tụng đọc, chúng ta cũng nương vào kinh để hiểu về các tội ác có trên thế gian và từ đó được sám hối tội của mình. Công đức sám hối không hề nhỏ, giúp chúng ta tiêu trừ các nghiệp ngay trong hiện tại và các nghiệp quá khứ.

Sám hối cũng chính là phương pháp mở đầu của việc thực hành giới. Bởi vì thực hành giới là quá trình chúng ta tư duy, nhìn nhận lại hành vi, lỗi lầm của mình, biết đâu là thiện, đâu là ác; để từ đó bỏ ác làm lành.

Khi chúng ta biết sám hối, biết dừng các việc ác, không tạo thêm tội lỗi và khi thuần thục được pháp sám hối thì trong tâm chúng ta sẽ có một dòng ngăn trừ việc ác, tâm sẽ không hướng về điều ác nữa. Chúng ta cắt đứt được nguồn tâm ác thì pháp giới được lan tỏa nguồn tâm thiện lành và thiên tai, dịch bệnh sẽ được giảm nhẹ.

2. Tránh được nghiệp chết uổng

Kinh Dược Sư nói có chín loại chết uổng, trong đó có: những người tuy bệnh nhẹ mà không thầy không thuốc, không người trông nom, hay gặp được thầy mà lại cho trái thuốc, thật chẳng đáng chết mà phải chết uổng.

Gọi là chết uổng vì nếu chúng ta biết đến Phật Pháp, có tu tập được chuyển hóa nhân quả thì mình không đáng bị chết. Chính vì vậy, nếu chúng ta biết tu tập thì sẽ chuyển hóa được nghiệp chết uổng ngay trong đời này.

Chúng ta nên thực hành lời Phật dạy, sám hối tội lỗi, tu tập các công đức tụng kinh, lễ Phật, tán dương các bậc thiện lành, phụng sự Tam Bảo,... để được tăng phúc, giảm được quả báo ác.

Chúng ta lưu ý, nếu do định nghiệp mà chết thì không gọi là chết uổng. Dù có tu tập cũng không chuyển hóa được ngay ở hiện kiếp này nhưng cũng sẽ giúp mình được hưởng hạnh phúc, an lành trong các kiếp sau.

Đối với hương linh

Trong pháp hội, chúng ta cũng thỉnh mời các vị chư Thiên, chư Thần, hương linh gia tiên, hương linh có hữu duyên, các hương linh cô hồn, ngạ quỷ lang thang đói khổ, không người thân cấp đỡ cúng tế,... đến pháp hội tụng kinh với mong mỏi họ được nghe kinh, được giác ngộ.

Để biết được việc tụng đọc kinh Lương Hoàng Bảo Sám có lợi ích gì đối với hương linh, ngạ quỷ, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của bộ kinh này. Bộ kinh do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời vua Lương Võ Đế tại Trung Quốc.

Nguyên Vua Lương Võ Đế rất yêu quý một hoàng hậu tên là Hy Thị. Bà sống với tâm ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người, hủy báng Tam Bảo. Sau khi bệnh nặng, bà từ trần.

Vào một đêm khuya thanh vắng, vua Lương Võ Đế nghe thấy tiếng kêu van thảm thiết đến lạnh người. Hóa ra đó chính là Hy Thị. Do quá ác độc nên sau khi chết, bà đọa làm quỷ mãng xà, ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được. Bà về xin vua tìm phương cứu mình.

Nghe xong, lòng vua đau như cắt, xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công - một cao Tăng đắc đạo đương thời tìm phương cách cứu vớt hoàng hậu. Thể theo lời thỉnh cầu của vua, Hòa thượng triệu tập các danh Tăng soạn ra Pháp Lương Hoàng Bảo Sám và lập đàn sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.

Trích Lương Hoàng Sám - Thay lời tựa: “Nhà vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng. Lễ tụng đến quyển thứ 5, ngay tại chỗ, trên không trung vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thiên nữ đẹp đẽ nói tiếng người tỏ lòng cám ơn Hòa Thượng và Hoàng đế”.

Qua nguồn gốc ra đời của kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta thấy rằng, bộ kinh này lập ra để vua, quan, mọi người sám hối và hoàng hậu Hy Thị sám hối theo. Chúng ta tuy không thể sám hối thay cho tội của chúng sinh nhưng khi đọc tụng, chúng ta vừa sám hối cho mình lại vừa mong muốn chúng sinh cũng được sám hối thì chúng sinh sẽ nương vào đó để sám hối tiêu tội.

Chính vì vậy, trong pháp hội tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta vừa tha thiết nhất tâm sám hối cho mình cũng vừa thỉnh mời cha mẹ đã mất, gia tiên tiền tổ đời này và nhiều đời trước cùng các chúng sinh có hữu duyên được nương vào pháp đàn để họ sám hối, tiêu trừ ác nghiệp, sớm được thoát khổ.

Từ đó chúng ta mong sao cho chúng sinh, gia tiên, thân bằng quyến thuộc đã quá vãng của mình cũng được công đức sinh về cảnh giới tốt đẹp như Hoàng hậu Hy Thị sinh lên cung trời Đao Lợi sau khi vua thỉnh cầu chư Tăng lập đàn sám hối cho bà.

Phát tâm tinh tấn tu tập để cứu độ cho các chúng sinh cõi hương linh, ngạ quỷ
Phát tâm tinh tấn tu tập để cứu độ cho các chúng sinh cõi hương linh, ngạ quỷ

Cách hướng tâm khi tụng kinh để lợi ích nhất?

Việc đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám có công đức thù thắng nhưng chúng ta phải tư duy, hướng tâm đúng cách mới được lợi ích lớn cho chính mình và làm lợi ích cho pháp giới này, tiêu được nhiều tội nhất khi sám hối.

1. Giác ngộ về tội lỗi mình đã gây tạo và nguyện dứt trừ

Trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo sám, chúng ta phải tự thấy những tội lỗi của chúng sinh là tội lỗi của chính mình. Nhưng do vô minh nên chúng ta không tự nhận biết được kiếp trước mình đã gây tạo tội lỗi gì và phải nương tựa vào các bậc đi trước, nương tựa vào kinh sách để biết tất cả những tội đó là tội mình từng gây tạo.

Từ đó chúng ta cảm thấy hổ thẹn với tội ấy, mong muốn không bao giờ tạo tội lỗi ấy nữa. Và chúng ta cũng biết rằng, tất cả tội lỗi mình đã gây tạo, không sớm thì muộn cũng phải chịu quả báo. Biết được như vậy, chúng ta khởi tâm sợ hãi sự đọa lạc và nguyện dứt trừ nguồn tâm bất thiện đó bằng sự giác ngộ của chính mình. Khi tụng đọc với tâm tưởng như vậy, chúng ta mới có lợi ích và sự chuyển hóa.

Mỗi một câu kinh, chúng ta phải đặt mình trong đó, chúng ta thấy mình đã từng tạo những tội lỗi ấy
Mỗi một câu kinh, chúng ta phải đặt mình trong đó, chúng ta thấy mình đã từng tạo những tội lỗi ấy

Ví dụ, khi chúng ta sám hối thay cho cõi địa ngục, thì chúng ta phải biết mình đang là thần dân của địa ngục và tội lỗi đó là tội của mình. Đọc tụng, tư duy, sám hối như vậy mới tiêu được nghiệp địa ngục của mình, mới có phước hồi hướng cho chúng sinh trong địa ngục - gọi là đồng sự nhiếp.

Như Đức Phật trong một tiền kiếp đọa vào địa ngục, Ngài chịu tội đeo vòng lửa nóng rực trên đầu, thấy tất cả tội nhân đều phải đeo vòng lửa; Ngài đã phát nguyện chịu nhận tất cả vòng lửa của chúng sinh trong địa ngục vào thân Ngài. Nhờ tâm nguyện chân thật mà Ngài cùng các chúng sinh đã thoát được tội đó, Ngài đã cứu được chúng sinh.

Trong tâm của mỗi người chúng ta đều có đầy đủ bảy ngăn đựng công đức phước báo và tội báo. Đó là một ngăn tỉnh thức, tỉnh giác - ngăn công đức thành Phật và sáu ngăn lục đạo luân hồi. Với tất cả những người chưa thoát khỏi luân hồi, chúng ta đều có nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cõi trời, cõi người và đều có nhân thành Phật.

Chúng ta cần nhớ rõ để vào pháp đàn sám hối, chúng ta biết được mình có đầy đủ sáu ngăn lục đạo, vừa phước báo vừa tội báo; và biết rằng trong cuộc đời làm người này, chúng ta tích góp phước báo và tội báo trong các ngăn, ngăn nào đầy thì sau khi chết ta sinh về đó. 

Nơi tạo nghiệp nhiều nhất là cõi người, chúng ta phải biết rõ mình đều có nghiệp địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ tồn dư từ những kiếp trước và mới tạo lập trong kiếp này. Qua đó, chúng ta phải nỗ lực sám hối những tội lỗi tồn dư đó và tạo phước báo mới khi còn ở thân người để tích góp phước mà tránh sinh vào các cõi xấu ở những kiếp sau.

Ví dụ chúng ta có nghiệp báo tồn dư của cõi súc sinh nhiều, đáng ra sau khi chết phải đọa làm súc sinh thì nhờ công đức sám hối, tạo phước này mà chuyển hóa, tăng phước cõi người.

2. Nguyện chúng sinh dứt được nghiệp, nguyện Phật Pháp được tuyên dương

Trước những thảm khốc của thiên tai, dịch bệnh trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến hàng ngày; chúng ta phải quán tưởng đến nỗi thống khổ của mọi người; quán tưởng được quả báo này là do nghiệp ác chúng sinh đã gây tạo mà khởi lòng thương tưởng chúng sinh.

Từ sự thương tưởng đó, chúng ta phải quán tưởng, mong nguyện làm sao giúp chúng sinh dứt trừ được nghiệp để thoát khổ. Chúng ta cũng nguyện cho Phật pháp được tuyên dương để tất cả chúng sinh biết hành thiện, khiến không bao giờ bị khổ báo như vậy nữa. Đó chính là tâm Bồ đề và tâm Bồ đề này giúp lợi ích cho mình và lợi ích cho pháp giới.

Khi tụng kinh, chúng ta cũng nguyện cho Phật pháp được tuyên dương để tất cả chúng sinh biết hành thiện, không bao giờ bị khổ báo

Khi tụng kinh, chúng ta cũng nguyện cho Phật pháp được tuyên dương để tất cả chúng sinh biết hành thiện, không bao giờ bị khổ báo

3. Sám hối trong tâm tri ân Tam Bảo

Khi đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta phải nhớ được ân của Tam Bảo thì tội mới tiêu trừ. Trước đây khi chưa biết đến Phật Pháp, chúng ta làm việc ác nhưng không biết đó là ác. Ví dụ: chúng ta ăn ốc, cua, cá,... sát sinh nhưng rất vô tư và hoan hỷ.

Từ ngày biết đến Phật Pháp, chúng ta mới biết chúng sinh cũng biết đau và biết là chúng ta đã ác với chúng sinh; chúng ta mới rõ biết việc nào là thiện, việc nào là ác; chúng ta mới thấu hiểu được nỗi đau của chúng sinh từ nỗi đau của mình mà sám hối được tội lỗi mình gây tạo. Chỉ có trong Tam Bảo chúng ta mới phát khởi được tâm biết ơn do mình biết bỏ ác làm lành, biết dừng các việc ác khiến mình bị quả báo.

Từ tâm biết ơn này, chúng ta cũng phát được mong mỏi đem giáo Pháp của Phật rộng đến cho chúng sinh để chúng sinh cũng biết bỏ ác làm lành mà không phải chịu quả báo khổ. Tư duy, quán sát được như vậy, hiểu về những nỗi khổ của chúng sinh thì chúng ta sẽ phát khởi được tâm tinh tấn tu tập.

Bên cạnh đó, các Phật tử phải nương tựa vững chắc vào chư Tăng để nhận được lợi ích lớn nhất từ pháp đàn sám hối; bởi do tình hình dịch bệnh, các Phật tử không thể tu tập tập trung được. Khi chư Tăng đọc tụng, tâm các Ngài tỏa ra trong pháp giới. Trên có tâm độ sinh của chư Tăng, dưới có tâm nương tựa của Phật tử đồng nhau sám hối thì năng lượng an lành tỏa ra pháp giới rất lớn.

Khi đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta phải nhớ được ân của Tam Bảo và nương tựa vào chư Tăng

Khi đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta phải nhớ được ân của Tam Bảo và nương tựa vào chư Tăng

Ba ngày đêm sám hối liên tục này vô cùng quan trọng, nó mang lại phước báu rất lớn cho chúng ta ngay ở thời điểm hiện tại; mang lại phước báu cho chúng ta khi vô thường đến và cả lợi ích trong kiếp sau. Nếu chúng ta hiểu được lợi ích và hướng tâm đúng cách như Cô Chủ nhiệm hướng dẫn thì công đức sẽ được thù thắng. 

Các bài nên xem:

-
aa
+
12,118 lượt xem
12/09/2022

Bình luận (7)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. P
    P

    Phạm Thị Út

    28/10/2023
    Chúng con xin tri ân lời dạy của Cô ạ
  2. L
    L

    Lê Xuân Thắng

    28/10/2023
    Chúng con xin thành kính tri ân Sư Phụ và Đại Tăng, cùng cô CN ạ !
  3. N
    N

    Nguyễn Thị Nhinh

    22/10/2023
    Con thật hoan hỷ khi được tham gia pháp đàn ạ
  4. L
    L

    Lê Thị Oanh

    20/10/2023
    Cháu xin tri ân Cô đã hướng dẫn. Chúng cháu còn nhiều yếu kém nhưng nhờ được nghe Cô trạch trước khi tham gia Pháp đàn để biết cách hướng tâm mà cháu được chuyển hoá bệnh đau họng trên thân ngay khi xoay tâm mình. Chồng cháu thì ra được sỏi do bị sỏi niệu quản ạ. Con cháu ngủ được giấc tốt, không bị dậy đêm nữa ạ.
  5. N
    N

    Ngô thị Nhâm

    16/09/2022
    Con xin tri ân công đức chư Tăng đã vì chúng sinh làm lợi ích tụng LHBS 3 ngày đêm để chúng con đc tụng theo quý Ngài và sám hối tội lỗi ạ.