“Con xin phép hỏi Cô bệnh động kinh là do nhân duyên gì?” Đó là câu hỏi của một bạn gửi về và mong nhận được sự giải đáp từ Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa. Hẳn nhiều người cũng đang có chung thắc mắc ấy, vậy kính mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua lời chia sẻ của Cô trong bài viết dưới đây.
Mục lục [Hiển thị]
- Bệnh động kinh là gì? Biểu hiện của bệnh động kinh?
- #1 Bệnh động kinh là gì?
- #2 Biểu hiện bệnh động kinh
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh theo góc nhìn của đạo Phật
- #1 Do vu oan - vu khống cho người khác
- #2 Đánh đập chúng sinh
- Cách tu tập chuyển hoá bệnh động kinh?
- #1 Giữ giới, chân thật tu tập
- #2 Lễ Phật, sám hối, cúng dường
Bệnh động kinh là gì? Biểu hiện của bệnh động kinh?
#1 Bệnh động kinh là gì?
Theo lý giải của khoa học, động kinh (theo cách gọi dân gian là giật kinh phong) là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn.
#2 Biểu hiện bệnh động kinh
Về biểu hiện cụ thể của những người mắc bệnh động kinh, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Thỉnh thoảng, những người bị bệnh động kinh có những phản ứng bất ngờ trong hệ thống thần kinh, không thể kiểm soát được hành động của mình như: Chân tay co rút, có người bị sùi bọt mép, có người bị ngã lăn ra khiến họ có cảm thọ rất khổ”.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh theo góc nhìn của đạo Phật
Theo giáo lý nhà Phật, mọi sự vật hiện tượng trên thế gian đều vận hành theo luật nhân quả và bệnh động kinh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Như trong kinh Tiểu Bộ có kể câu chuyện Tỳ-kheo Kokàliya vì vu khống Tôn giả Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất mà phải chịu quả báo thân thể nổi lên nhiều mụt to, sau cùng thì mụt vỡ ra. Do bệnh này mà Tỳ-kheo Kokàliya mệnh chung. Vậy nhân gì đã dẫn đến quả là bệnh động kinh mà một số người mắc phải?
#1 Do vu oan - vu khống cho người khác
Trong buổi sinh hoạt Phật Pháp, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Theo lý nhân - duyên - quả trong đạo Phật và qua sự thấy biết từ tu tập của Yến, nguyên nhân của bệnh động kinh này là: Trong tiền kiếp, chúng ta làm các việc khiến cho chúng sinh quá đau khổ, thường là việc vu oan khiến người ta đau khổ, nên đến nay bị các bệnh về động kinh”.
Cùng với đó, Cô cũng chia sẻ thêm: “Những người sống không có đạo đức, làm người khác đau khổ, uất hận, suy nghĩ; vì những lời nói của mình khiến người ta phát điên; hoặc vu khống để người khác tổn hại, họ không thanh minh được nên uất hận... Những nguyên do ấy khiến cho đến kiếp sau, chúng ta phải chịu quả báo bị bệnh động kinh”.
#2 Đánh đập chúng sinh
Tiếp đó, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ thêm về nguyên nhân gây nên bệnh động kinh: “Theo giáo lý nhân quả của đạo Phật, đó là trong tiền kiếp, người đó đánh đập chúng sinh một cách tàn bạo, không thương tiếc, làm chúng sinh đau đớn, quằn quại. Thế nên, bây giờ, người bị động kinh cũng thường có các hiện tượng như vậy”.
Vậy theo lời Cô Chủ nhiệm chia sẻ, nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh là do trong tiền kiếp trước đã vu oan giá hoạ cho người, đánh đập người khác khiến cho họ phải chịu đau đớn, uất hận. Bởi vậy, theo sự chi phối của luật nhân quả, người gây ra những việc ác sẽ phải chịu quả báo xấu từ chính hành vi mà họ đã làm trong kiếp quá khứ.
Cách tu tập chuyển hoá bệnh động kinh?
Theo chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, động kinh là căn bệnh khiến cả người bệnh cũng như người trực tiếp chăm sóc người bệnh rất khổ sở, vất vả và khó xử lý các tình huống phát sinh từ người mắc bệnh này. Bên cạnh những phương pháp trị liệu theo khoa học, là người con Phật, chúng ta có thể thực hành theo lời Phật dạy để chuyển hóa căn bệnh. Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo các phương pháp tu tập mà Cô Phạm Thị Yến chia sẻ sau đây.
#1 Giữ giới, chân thật tu tập
Thứ nhất, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về cách chuyển hóa bệnh động kinh bằng cách giữ giới, tu tập theo giáo lý nhà Phật: “Trong nhà Phật, chúng ta thường được dạy phải sống chân thật. Chúng ta thực hành giới không nói dối, không vu khống cho người, không ác hại, không dùng lời nói làm tổn hại người, không làm người khác phải đau đớn, uất hận. Cùng với đó, chúng ta thực hành giới không sát sinh: không đánh đập, hành hạ, sát hại chúng sinh. Vậy nên, giữ giới của người Phật tử thì sẽ hạnh phúc, an vui”.
Cô Chủ nhiệm trạch giải thêm: “Chúng ta quy y Phật, tu hành theo giáo lý của Phật, cho nên khi nói những điều về tâm linh, chúng ta chỉ nói những điều có trong kinh điển hoặc nói theo sự tu tập để có được phần thấy biết rõ ràng của chính mình, tức là phải thực hành lời nói chân thật”.
Không phải ngẫu nhiên nói dối lại là một trong năm điều răn không được làm của người Phật tử tại gia. Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Phật bảo Tôn giả A Nan: "Người ta sinh ra ở đời, họa từ trong miệng mà sinh ra, nên phải giữ gìn cửa miệng hơn cả lửa mạnh, vì lửa mạnh có đốt cháy, cũng chỉ đốt cháy một đời này, còn như lời nói ác khẩu đốt cháy, sẽ đốt cháy trong vô số kiếp, lửa mạnh đốt cháy chỉ đốt cháy được của cải của thế gian, còn như lời nói ác khẩu đốt cháy, sẽ đốt cháy cả bảy thứ của cải của Thánh nhân. Vì thế A Nan! Tất cả chúng sinh, họa từ trong miệng mà sinh ra. Vả miệng lưỡi thật là cái búa sắc tự bổ mình, là cái họa để tự diệt mình vậy".
Bởi vậy, quả báo của việc nói dối rất nguy hiểm và một trong những quả báo từ nhân nói dối gây nên chính là căn bệnh động kinh. Để chuyển hóa căn bệnh ấy, theo lời Cô Phạm Thị Yến chia sẻ, trước tiên chúng ta nên tu tập và giữ giới, không nói lời dối trá, vu oan ác hại người.
#2 Lễ Phật, sám hối, cúng dường
Thứ hai, bên cạnh việc giữ giới, tu tập thì thành tâm lễ Phật, sám hối, cúng dường hồi hướng cho các chúng sinh tác động gây nên bệnh động kinh cũng là một phương pháp thiết thực.
Cô Chủ nhiệm chia sẻ: “Để chuyển hóa được nghiệp này, chúng ta phải tu tập, tăng các thời khóa lễ Phật, sám hối, làm phước, cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước báu cho các chúng sinh hữu duyên trên hiện tượng đó. Chúng ta lễ Phật, sám hối và cúng dường vì trong đó có các lỗi với người thiện, người chân tu, những người ấy không chấp lỗi nên chúng ta không thể dùng pháp cúng dường mà phải sám hối, ăn năn lỗi lầm. Còn phần cúng dường là chúng ta hồi hướng cho các chúng sinh trong cõi hương linh, ngạ quỷ mà đang theo báo oán chúng ta”.
Mong rằng qua bài viết trên đây, quý bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết về căn bệnh động kinh theo quan điểm của nhà Phật; từ đó có cái nhìn sâu sắc, đa diện, đa chiều hơn, tinh tấn tu hành, nghiêm chỉnh giữ giới và luôn sống với tâm chân thật, yêu thương.
Các bài nên xem:
Bình luận (1)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Quyên
Con xin bạch Thầy.
Con muốn hỏi lễ Phật và cúng dường là mình phải sắm lễ, thắp hương ở bàn thờ nhà mình hay làm như nào ạ? Vì con ít tuổi nên chưa biết cách tu tập như nào ạ. Con bị bệnh động kinh từ năm 2014. Mong được Thầy dạy con ạ.
Xem thêm bình luận >>-
01/07/2023
Ban quản trị
Ban Quản trị trang Phạm Thị Yến xin chào bạn Nguyễn Thị Quyên và xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Về việc lễ Phật
Trước khi lễ Phật, bạn có thể tùy duyên có hoặc không sắm lễ và bạn nên lễ Phật tại bàn thờ Phật/bàn thờ gia tiên của gia đình bạn.
Khi lễ Phật, chúng ta nên lễ với đầy đủ tâm cung kính, chân thành để làm tăng trưởng tâm cung kính, diệt trừ tâm ngã mạn. Khi tâm cung kính tăng trưởng thì nghiệp chướng của mình được tiêu trừ và phước của mình được tăng trưởng. Tất cả kinh Phật, lễ lạy đều có tác dụng như vậy.
2. Nếu bạn muốn cúng dường, bạn vui lòng thực hiện theo hướng dẫn trong đường link dưới đây:
Thông" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) báo số tài khoản của chùa Ba Vàng
3. Về bệnh tật, Cô Phạm Thị Yến đã từng trả lời tại các đường link dưới đây, Ban Quản trị mời bạn tham khảo nhé!
3.1 Cách" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) tu tập chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật giáo
3.2 Hiểu" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) về nhân duyên của bệnh động kinh để đồng cảm và tìm cách tu tập chuyển hóa!
4. Mong muốn an ổn, mong cầu hạnh phúc là điều tất yếu của tất cả chúng sinh. Cầu an là tâm mong cầu cho mình, cho gia đình được bình an. Nếu gia đình đang an ổn, thì tốt đẹp hơn lên. Nếu gia đình đang có sự bất an, thì sẽ được chuyển hóa, khiến dần dần an ổn.
Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ.
Về bệnh của bạn, nếu đã điều trị y học mà chưa khỏi hoặc gia đình muốn kết hợp điều trị y học với thực hành tâm linh để hỗ trợ cho điều trị y học, gia đình bạn có thể tu tập theo chương trình dưới đây:
- Chương trình 1: Tu tập cầu an:
(link chi tiết)
- Chương trình 2: Sau khi tu tập cầu an xong thì bạn tu theo chương" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) trình cầu siêu hóa giải oán kết của chùa, gia đình kiên trì tu tập (có thể phải tu mấy lần 49 ngày) chắc chắn sẽ có kết quả chuyển hóa.
5. Câu chuyện chuyển hóa bệnh động kinh nhờ tu tập Phật Pháp dưới đây là một trong rất nhiều câu chuyện chuyển hóa có thật tại chùa Ba Vàng. Xin mời bạn truy cập vào đường link dưới đây để tìm hiểu:
5.1 Khỏi" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) bệnh động kinh của con trai nhờ tu tập Phật Pháp
5.2 50" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) năm sống chung với bệnh đ.ộng k.inh và câu chuyện chuyển hóa vi diệu
5.3 Ban Quản trị mời bạn tìm hiểu thêm về các câu chuyện chuyển hóa tại phần:
- Câu" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) Chuyện Chuyển Nghiệp trong chuyên mục Tâm Linh Nghi Lễ trên Website Cô Phạm Thị Yến.
- Chuyển" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) hóa khổ đau trong chuyên mục Tâm linh nghi lễ trên website Thầy Thích Trúc Thái Minh.
- Chuyển hóa nghiệp trong chuyên mục Câu" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) chuyện chuyển hóa trên website chùa Ba Vàng.
6. Tại nhiều nơi trong và ngoài nước đã có hơn 450 đạo tràng đang sinh hoạt theo chùa Ba Vàng. Nếu bạn muốn đạo tràng trợ giúp, hướng dẫn tu tập Phật Pháp để được lợi ích, bạn có thể đăng ký theo 2 cách sau:
- Cách 1: Bạn có thể liên hệ qua số điện thoại của Ban Tiếp nhận Tín chủ để được hỗ trợ. Số điện thoại của Ban Tiếp nhận Tín chủ do Ban Liên lạc CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa phụ trách là: 0335012226.
- Cách 2. Điền vào link: https://forms.gle/42L7RA6s3TwMykS17" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết)
Ban Quản trị sẽ gửi thông tin của bạn tới đạo tràng thuộc chùa Ba Vàng gần bạn nhất. Bạn nhớ để ý tin nhắn điện thoại để đạo tràng liên lạc với bạn nhé. Nếu bạn cần đạo tràng giúp đỡ, hướng dẫn việc tu tập, bạn cứ nói chuyện với đạo tràng.
Theo quy định, các đạo tràng thuộc chùa Ba Vàng, Phật tử chỉ giúp đỡ tu tập, không lấy tiền công hay bất cứ loại tiền nào cả. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại link:
Thông" rel="nofollow" target="_blank">(link chi tiết) báo về quy định tiếp nhận đóng góp, cúng dường của nhân dân, Phật tử tại chùa Ba Vàng
Chúc bạn cùng gia đình luôn an lạc và hạnh phúc!