Vườn Lâm Tỳ Ni được biết đến là một trong tứ Thánh tích Phật giáo quan trọng, đánh dấu nơi Đức Phật Thích Ca đản sinh hơn 2600 năm về trước.
Cũng tại nơi đây, khi vừa được hạ sinh, Ngài đã bước đi bảy bước, được hoa sen nâng gót và Ngài tuyên bố: “Thiên thượng Thiên hạ, duy ngã độc tôn”, có nghĩa là “Trên trời, dưới đất; chỉ có ta là tôn quý nhất”. Vườn Lâm Tỳ Ni đã chứng kiến những sự kiện kỳ đặc này của Đức Phật.
Ngày nay, Thánh tích Lâm Tỳ Ni tại Nepal đã trở thành một trong những địa điểm hành hương thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi trên thế giới.
Mục lục [Hiển thị]
- Giới thiệu Lâm Tỳ Ni viên
- 1. Lâm Tỳ Ni viên: Nơi Đức Phật ra đời
- 2. Vườn Lâm Tỳ Ni ngày nay
- Những Phật tích quan trọng tại vườn Lâm Tỳ Ni
- 1. Hồ nước thiêng - nơi Hoàng hậu Maya tắm trước khi hạ sinh Đức Phật
- 2. Trụ đá Vua A Dục
- 3. Đền thờ dấu chân đầu tiên của Đức Phật
- Vườn Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng - nơi sinh ra phước báu
- CLB Cúc Vàng hành hương Ấn Độ - Vườn Lâm Tỳ Ni
Giới thiệu Lâm Tỳ Ni viên
1. Lâm Tỳ Ni viên: Nơi Đức Phật ra đời
Vườn Lâm Tỳ Ni (hay còn gọi là Lâm Tỳ Ni viên) là nơi Đức Phật Thích Ca đản sinh.
Theo phong tục của Ấn Độ thời bấy giờ, người phụ nữ đến kỳ sinh con phải trở về nhà mẹ đẻ. Khi Hoàng hậu Maya (mẹ của Đức Phật) đến kỳ sinh, bà cũng trở về quê ngoại. Trên đường về, bà nghỉ chân tại vườn Lâm Tỳ Ni và đã hạ sinh Đức Phật tại chính nơi đây.
2. Vườn Lâm Tỳ Ni ngày nay
Vườn Lâm Tỳ Ni nằm tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal, cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36km, tọa lạc trên một ngọn đồi thấp dưới chân dãy Himalaya, cách thủ đô Nepal Kathmandu 320km.
Di tích Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1997.
Những Phật tích quan trọng tại vườn Lâm Tỳ Ni
1. Hồ nước thiêng - nơi Hoàng hậu Maya tắm trước khi hạ sinh Đức Phật
Hồ nước thiêng là nơi Hoàng hậu Maya tắm trước khi bà hạ sinh Đức Phật Thích Ca, hiện nay vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn tại vườn Lâm Tỳ Ni.
2. Trụ đá Vua A Dục
Vua A Dục (Ashoka) xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, khoảng 200 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài là con của vua Tần Đầu Sa La (Bindusàra) xứ Cam-pa-la.
Vua A Dục là một vị đại đế của Ấn Độ sau thời Đức Phật, một vị cư sĩ đại hộ Pháp mà có lẽ chưa có vị vua nào sánh bằng từ trước tới nay. Tên tuổi của vị vua này đã gắn liền với nền nghệ thuật, văn hóa Phật giáo.
Vua A Dục đã xây nên rất nhiều trụ đá để đánh dấu Thánh tích của Đức Phật và làm ấn tích cho đời sau, việc này đã được ghi chép trong sử sách. Tại vườn Lâm Tỳ Ni cũng có cột trụ đá do vua A Dục xây dựng dựa theo các ấn tích để lại. Đó là minh chứng cho thấy Đức Thế Tôn đã đản sinh tại đây.
3. Đền thờ dấu chân đầu tiên của Đức Phật
Tại vườn Lâm Tỳ Ni có một đền thờ, thờ di tích dấu chân đầu tiên của Đức Phật và tảng đá điêu khắc hình Hoàng hậu Maya đang hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa (được tìm thấy tại vườn Lâm Tỳ Ni).
Vườn Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng - nơi sinh ra phước báu
Khi đến Thánh tích Lâm Tỳ Ni, nếu chúng ta hiểu, ghi nhớ và niệm được ân đức của Phật, sinh ra chấn động tâm thì sẽ được phước báo.
Thêm nữa, trong kinh Trường A-Hàm, Đức Phật thuyết:
“Phật bảo A-nan: Ngươi chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:
1. Tưởng tới chỗ Phật sanh, hoan hỉ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
2. Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỉ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
3. Tưởng tới chỗ Phật chuyển pháp luân đầu tiên, hoan hỉ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
4. Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ
Này A-nan, sau khi ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người đi đến bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.”
Như vậy, khi đến vườn Lâm Tỳ Ni - Thánh tích ghi dấu nơi Phật sinh, chúng ta chấn động tâm khi thấy được sự đản sinh nhiệm màu của Đức Phật, hiểu được ân đức của Phật thì được công đức, phước báu rất lớn.
CLB Cúc Vàng hành hương Ấn Độ - Vườn Lâm Tỳ Ni
Hàng năm, Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa cùng các Phật tử trong CLB thường tổ chức các chuyến hành hương Ấn Độ để viếng thăm các Thánh tích của Đức Phật.
Nhờ nhân duyên này, các Phật tử nhớ nghĩ và khởi lên tâm tri ân sâu sắc đến Đức Thế Tôn - người đã mang đến giáo lý đưa chúng sinh đến sự giác ngộ, giải thoát.
>> Xem thêm: Đặt chân đến những nơi Như Lai đã từng đi qua: Dấu ấn cảm xúc quý giá
Vườn Lâm Tỳ Ni chính là nơi chứng kiến sự đản sinh cao quý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là một minh chứng chắc chắn, khẳng định Đức Phật hoàn toàn có thật trên thế gian này.
Mong rằng, nếu đủ duyên, quý vị hãy thử một lần đến Ấn Độ và chiêm bái khu vườn Lâm Tỳ Ni - Thánh tích lịch sử này nhé! Chúc quý vị luôn hạnh phúc, an lạc!
Các bài nên xem:
- Bồ đề đạo tràng tại Ấn Độ - Nơi linh thiêng bậc nhất trên thế giới
- Đức Phật đi bảy bước hoa sen khi mới đản sinh có thật không?
- Thiên thượng Thiên hạ, duy ngã độc tôn: Nhiều người hiểu sai rằng Đức Phật kiêu mạn
- Cô Phạm Thị Yến dẫn gần 600 Phật tử hành hương, thiện nguyện tại nhiều tỉnh thành trên miền đất Phật
- Ít nhất một lần trong đời, phải đến Tứ Thánh tích với một người “dẫn đường” như Cô
Bình luận (476)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Phạm Thị Tùng
Lê Thị Bích
Vũ Thị Dịu
Dịu
Đỗ ngọc mai