Cách hướng tâm trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám để tiêu trừ tội lỗi

Trong cuộc sống, chúng ta có quá nhiều nỗi khổ: thất thoát tiền bạc, ốm đau bệnh tật, con hư - bất hiếu,... Nhưng nếu có thể tham gia Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám, thành tâm sám hối trong đàn tràng thì sẽ giúp chúng ta tiêu trừ tội lỗi; cuộc sống bớt khổ đau, được an vui, hạnh phúc hơn. 

Xin mời quý vị tìm hiểu lợi ích thù thắng vi diệu của pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám cũng như cách hướng tâm sám hối khi tham gia qua bài viết dưới đây!  

Lợi ích của việc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám liên tục 3 ngày 3 đêm

Đối với người tụng kinh

1. Tiêu trừ tội nghiệp đã gây tạo 

Trong kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, phẩm Dạ Ma Cung Kệ Tán Thứ Hai Mươi, Đức Phật dạy: 

“Tâm như nhà họa sư

Hay vẽ những thế gian

Ngũ uẩn từ tâm sanh

Không pháp gì chẳng tạo” 

Đức Phật dạy rằng: tâm như người họa sĩ, vẽ thế giới muôn màu, hay còn được hiểu là pháp giới này được tạo ra bởi tâm của chúng sinh. Nếu trong hiện tại, số đông chúng sinh mang tâm bất thiện, làm những việc ác như sát sinh hại vật, áp bức nhau, sống vô tình vô nghĩa,... thì cảnh giới sẽ đáp trả lại sự đau khổ cho chúng ta. 

Là người Phật tử, vững lòng tin nhân quả, tin tâm linh qua lời Đức Phật dạy, chúng ta phải tin rằng mọi tai ương hoạn họa đến với chúng ta không nằm ngoài nhân quả. Vì vậy, chúng ta cần phải nỗ lực sám hối tội lỗi, tu tập các thiện Pháp,... để chuyển hóa được nhân quả của mình.

Chúng ta phải vững lòng tin nhân quả  mà nỗ lực sám hối tội lỗi

Chúng ta phải vững lòng tin nhân quả mà nỗ lực sám hối tội lỗi

Ba ngày 3 đêm tụng kinh trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám chính là một phương pháp sám hối tội lỗi. Pháp này là pháp sám chân thật tất cả những tội ác do con người trực tiếp tạo ra. Đó có thể là những tội lỗi chúng ta mắc trong kiếp này hay trong các kiếp quá khứ. 

Khi tụng đọc, chúng ta cũng nương vào kinh để hiểu về các tội ác có trên thế gian và từ đó được sám hối tội của mình. Công đức sám hối không hề nhỏ, giúp chúng ta tiêu trừ các nghiệp ngay trong hiện tại và các nghiệp quá khứ. 

Như trong kinh Lương Hoàng Bảo Sám có viết: “Bộ Lương Hoàng Sám này kể rõ tội nhân khổ quả, nghe đến ai cũng phải lạnh mình khiếp sợ mà phát tâm cải ác tùng thiện ngay. Bộ này lại có công năng diệt trừ tiền khiên, oan trái nhiều kiếp, nhiều đời, đọc đến phải cảm rơi nước mắt. 

Mỗi chữ, mỗi câu đều nhằm mục đích đền trả bốn ơn, cứu thoát ba cõi, thay thế lục đạo mà sám hối, cầu nguyện cho tam đồ thoát khỏi trầm luân. Cuối cùng lại vì tất cả chúng sanh mà phát nguyện, hồi hướng. Có thể nói bộ Lương Hoàng Sám này là “bửu bối” riêng của những người cầu Vô thượng đạo, phát Bồ đề tâm vậy. Bộ này có năng lực sanh phước diệt tội không thể nghĩ bàn…”

Sám hối cũng chính là phương pháp mở đầu của việc thực hành giới. Bởi vì thực hành giới là quá trình chúng ta tư duy, nhìn nhận lại hành vi, lỗi lầm của mình, biết đâu là thiện, đâu là ác; để từ đó bỏ ác làm lành. 

Khi chúng ta biết sám hối, biết dừng các việc ác, không tạo thêm tội lỗi và khi thuần thục được pháp sám hối thì trong tâm chúng ta sẽ có một dòng ngăn trừ việc ác, tâm sẽ không hướng về điều ác nữa. Chúng ta cắt đứt được nguồn tâm ác và thực hành thiện tâm thì pháp giới được lan tỏa nguồn tâm thiện lành, khiến cho mưa thuận gió hòa và thiên tai, dịch bệnh sẽ được giảm nhẹ; con người được an lành hơn.

Sám hối là phương pháp mở đầu của việc thực hành giới

Sám hối là phương pháp mở đầu của việc thực hành giới

2. Tránh được nghiệp chết uổng

Kinh Dược Sư nói có chín loại chết uổng, trong đó có: những người tuy bệnh nhẹ mà không thầy không thuốc, không người trông nom, hay gặp được thầy mà lại cho trái thuốc, thật chẳng đáng chết mà phải chết uổng. 

Gọi là chết uổng vì nếu chúng ta biết đến Phật Pháp, có tu tập được chuyển hóa nhân quả thì mình không đáng bị chết. Chính vì vậy, nếu chúng ta biết tu tập thì sẽ chuyển hóa được nghiệp chết uổng ngay trong đời này. Như trong kinh Dược Sư - phần 3. Diệt trừ chín thứ hoạnh tử có ghi: “Như Lai nói có chín thứ chết uổng. Bởi vậy khuyên làm đèn phướn nối mệnh, tu mọi phúc đức; vì tu phúc nên, chết đời thọ mệnh, chẳng mắc nạn khổ”. 

Chúng ta nên thực hành lời Phật dạy, sám hối tội lỗi, tu tập các công đức tụng kinh, lễ Phật, tán dương các bậc thiện lành, phụng sự Tam Bảo,... để được tăng phúc, giảm được quả báo ác.

Lưu ý: nếu do định nghiệp mà chết thì không gọi là chết uổng. Dù có tu tập cũng không chuyển hóa được ngay ở hiện kiếp này nhưng cũng sẽ giúp mình được hưởng hạnh phúc, an lành trong các kiếp sau.

Đối với hương linh

Trong pháp hội, chúng ta cũng thỉnh mời các vị chư Thiên, chư Thần, hương linh gia tiên, hương linh có duyên, các hương linh cô hồn, ngạ quỷ lang thang đói khổ, không người thân cấp đỡ cúng tế,... đến pháp hội tụng kinh với mong mỏi họ được nghe kinh, được giác ngộ.

Để biết được việc tụng đọc kinh Lương Hoàng Bảo Sám có lợi ích gì đối với hương linh, ngạ quỷ, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của bộ kinh này.

Bộ kinh Lương Hoàng Sám

Bộ kinh Lương Hoàng Sám

Bộ kinh do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời vua Lương Võ Đế tại Trung Quốc. Trong kinh ghi chép lại rằng: Nguyên Vua Lương Võ Đế rất yêu quý một hoàng hậu tên là Hy Thị. Bà sống với tâm ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người, hủy báng Tam Bảo. Sau khi bệnh nặng, bà từ trần. 

Vào một đêm khuya thanh vắng, vua Lương Võ Đế nghe thấy tiếng kêu van thảm thiết đến lạnh người. Hóa ra đó chính là Hy Thị. Do quá ác độc nên sau khi chết, bà đọa làm quỷ mãng xà, ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được. Bà về xin vua tìm phương cứu mình. 

Nghe xong, lòng vua đau như cắt, xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công - một cao Tăng đắc đạo đương thời tìm phương cách cứu vớt hoàng hậu. Thể theo lời thỉnh cầu của vua, Hòa thượng triệu tập các danh Tăng soạn ra Pháp Lương Hoàng Bảo Sám và lập đàn sám hối cho hoàng hậu Hy Thị. 

Trích kinh Lương Hoàng Sám - Thay lời tựa: “Nhà vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng. Lễ tụng đến quyển thứ 5, ngay tại chỗ, trên không trung vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thiên nữ đẹp đẽ nói tiếng người tỏ lòng cám ơn Hòa Thượng và Hoàng đế”

Qua nguồn gốc ra đời của kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta thấy rằng, bộ kinh này lập ra để vua, quan, mọi người cùng sám hối và hoàng hậu Hy Thị sám hối theo. Chúng ta tuy không thể sám hối thay cho tội của chúng sinh nhưng khi đọc tụng, chúng ta vừa sám hối cho mình lại vừa mong muốn chúng sinh cũng được sám hối thì chúng sinh sẽ nương vào đó để sám hối tiêu tội. 

Chính vì vậy, trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta vừa tha thiết nhất tâm sám hối cho mình cũng vừa thỉnh mời cha mẹ đã mất, gia tiên tiền tổ đời này và nhiều đời trước cùng các chúng sinh có hữu duyên được nương vào pháp đàn để họ sám hối, tiêu trừ ác nghiệp, sớm được thoát khổ. 

Từ đó chúng ta mong sao cho chúng sinh, gia tiên, thân bằng quyến thuộc đã quá vãng của mình cũng được công đức sinh về cảnh giới tốt đẹp như Hoàng hậu Hy Thị sinh lên cung trời Đao Lợi sau khi vua thỉnh cầu chư Tăng lập đàn sám hối cho bà.

Khi tham gia Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta cần nhất tâm tha thiết sám hối

Khi tham gia Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta cần nhất tâm tha thiết sám hối

Cách hướng tâm khi tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám để lợi ích nhất?

Việc đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám có công đức thù thắng nhưng chúng ta phải tư duy, hướng tâm đúng cách mới được lợi ích lớn cho chính mình và làm lợi ích cho pháp giới này, tiêu được nhiều tội nhất khi sám hối. 

1. Giác ngộ về tội lỗi mình đã gây tạo và nguyện dứt trừ

Trong pháp đàn Lương Hoàng Bảo sám, chúng ta phải tự thấy những tội lỗi của chúng sinh là tội lỗi của chính mình. Nhưng do vô minh nên chúng ta không tự nhận biết được kiếp trước mình đã gây tạo tội lỗi gì và phải nương tựa vào các bậc đi trước, nương tựa vào kinh sách để biết tất cả những tội đó là tội mình từng gây tạo. 

Từ đó chúng ta cảm thấy hổ thẹn với tội ấy, mong muốn không bao giờ tạo tội lỗi ấy nữa. Và chúng ta cũng biết rằng, tất cả tội lỗi mình đã gây tạo, không sớm thì muộn cũng phải chịu quả báo. Biết được như vậy, chúng ta khởi tâm sợ hãi sự đọa lạc và nguyện dứt trừ nguồn tâm bất thiện đó bằng sự giác ngộ của chính mình. Khi tụng đọc với tâm tưởng như vậy, chúng ta mới có lợi ích và được chuyển hóa. 

Như trong kinh Lương Hoàng Sám - Quyển thứ 4, chương thứ 7 - Nói rõ quả báo có viết: “Lại có một Ngạ quỷ hỏi ngài Mục Liên rằng: “Tôi một đời trở lại đây, thường nuốt những hoàn sắt nóng. Vì những tội gì mà phải như vậy?” Ngài Mục Liên đáp rằng: “Lúc làm người, ngươi làm một vị Sa di nhỏ, lấy nước trong sạch quấy đường phèn cho chúng. Đường phèn cứng rắn, ngươi sinh tâm trộm cắp, đập nhỏ lấy chút ít. Đại chúng chưa uống, ngươi đã uống trộm trước một hớp. Do vì nhân duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là hoa báo, quả báo sẽ ở địa ngục”. 

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe những việc ngài Mục Liên đã nghe đã thấy, rất đáng sợ hãi. Chúng con có thể làm những tội ấy. Vì vô minh ngăn che chúng con không tự nhớ biết. Giả sử như chúng con đã tạo vô lượng tội nghiệp như vậy, đời sau quyết phải thọ lãnh quả báo đau khổ ấy. Vậy nên bây giờ phải chí tâm tha thiết, đầu thành đảnh lễ hổ thẹn cầu xin sám hối. Nguyện trừ diệt sạch những tội lỗi ấy và nguyện xin sám hối thế cho hết thảy Ngạ quỷ khắp mười phương tận hư không giới”.

Tụng mỗi một câu kinh, chúng ta phải đặt mình trong đó và thấy mình đã từng tạo những tội lỗi ấy

Tụng mỗi một câu kinh, chúng ta phải đặt mình trong đó và thấy mình đã từng tạo những tội lỗi ấy

Ví dụ, khi chúng ta sám hối thay cho cõi địa ngục, thì chúng ta phải quán tưởng mình đang ở địa ngục và tội lỗi đó là tội của mình. Đọc tụng, tư duy, sám hối như vậy mới tiêu được nghiệp địa ngục của mình, mới có phước hồi hướng cho chúng sinh trong địa ngục - gọi là đồng sự nhiếp. 

Như trong kinh Tạp Bảo Tạng, quyển I - chuyện Từ Đồng Nữ có kể câu chuyện: Đức Phật trong một tiền kiếp đọa vào địa ngục, Ngài chịu tội đeo vòng lửa nóng rực trên đầu, thấy tất cả tội nhân đều phải đeo vòng lửa; Ngài đã phát nguyện: “Ta nguyện chịu khổ thay cho tất cả mọi người mãi mãi. Xin hãy dồn hết tất cả những nỗi khổ này nơi thân tôi”. Nhờ tâm nguyện chân thật mà Ngài cùng các chúng sinh đã thoát được tội đó, Ngài đã cứu được chúng sinh.

Các Phật tử tụng kinh, sám hối tội lỗi trong Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám

Các Phật tử tụng kinh, sám hối tội lỗi trong Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám

Trong tâm của mỗi người chúng ta đều có đầy đủ bảy ngăn đựng công đức phước báo và tội báo. Đó là một ngăn tỉnh thức, tỉnh giác - ngăn công đức thành Phật và sáu ngăn lục đạo luân hồi. Với tất cả những người chưa thoát khỏi luân hồi, chúng ta đều có nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cõi trời, cõi người và đều có nhân thành Phật. Trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, tập 161, Đại Thừa Nghĩa Chương - Quyển 8 cũng có viết về sáu nẻo luân hồi: “Nói sáu đường: là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, trời, A - tu - la”. 

Chúng ta cần nhớ rõ để vào pháp đàn sám hối, chúng ta biết được mình có đầy đủ sáu ngăn lục đạo, vừa phước báo vừa tội báo; và biết rằng trong cuộc đời làm người này, chúng ta tích góp phước báo và tội báo trong các ngăn, ngăn nào đầy thì sau khi chết ta sinh về đó trước. 

Nơi tạo nghiệp nhiều nhất là cõi người, chúng ta phải biết rõ mình đều có nghiệp địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ tồn dư từ những kiếp trước và mới tạo lập trong kiếp này. Qua đó, chúng ta phải nỗ lực sám hối những tội lỗi tồn dư đó và tạo phước báo mới khi còn ở thân người để tích góp phước mà tránh sinh vào các cõi xấu ở những kiếp sau. 

Ví dụ chúng ta có nghiệp báo tồn dư của cõi súc sinh nhiều, đáng ra sau khi chết phải đọa làm súc sinh thì nhờ công đức sám hối, tạo phước này mà chuyển nghiệp, tăng phước cõi người.

2. Nguyện chúng sinh dứt được nghiệp, nguyện Phật Pháp được tuyên dương

Trước những thảm khốc của thiên tai, dịch bệnh trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến hàng ngày; chúng ta phải quán tưởng đến nỗi thống khổ của mọi người; quán tưởng được khổ báo này là do bất thiện nghiệp của chúng sinh đã gây tạo mà khởi lòng thương tưởng chúng sinh. 

Từ sự thương tưởng đó, chúng ta phải quán tưởng, mong nguyện làm sao giúp chúng sinh dứt trừ được nghiệp để thoát khổ. Chúng ta cũng nguyện cho Phật Pháp được tuyên dương để tất cả chúng sinh biết hành thiện, khiến không bao giờ bị khổ báo như vậy nữa. Đó chính là tâm Bồ đề và tâm Bồ đề này giúp lợi ích cho mình và lợi ích cho pháp giới.

Trong Pháp đàn, chúng ta quán tưởng, nguyện cầu cho Phật Pháp được tuyên dương để chúng sinh biết hành thiện, không phải chịu khổ báo nữa

Trong Pháp đàn, chúng ta quán tưởng, nguyện cầu cho Phật Pháp được tuyên dương để chúng sinh biết hành thiện, không phải chịu khổ báo nữa

3. Sám hối trong tâm tri ân Tam Bảo 

Khi đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta phải nhớ được ân của Tam Bảo thì tội mới tiêu trừ. Trước đây khi chưa biết đến Phật Pháp, chúng ta làm việc ác nhưng không biết đó là ác. Ví dụ: chúng ta ăn ốc, cua, cá,... sát sinh nhưng rất vô tư và hoan hỷ. 

Từ ngày biết đến Phật Pháp, chúng ta mới biết chúng sinh cũng biết đau và biết là chúng ta đã ác với chúng sinh; chúng ta mới rõ biết việc nào là thiện, việc nào là ác; chúng ta mới thấu hiểu được nỗi đau của chúng sinh từ nỗi đau của mình mà sám hối được tội lỗi mình gây tạo. 

Trích kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chương thứ mười một - Tưởng nhớ ơn Tam Bảo: “Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đều nên nhớ tưởng ơn Tam Bảo. Vì sao vậy? Bởi vì, giả sử như không biết Tam Bảo, thì làm sao sinh khởi từ tâm, thương xót chúng sanh. Giả sử không biết Tam Bảo thì làm sao sinh khởi bi tâm, cứu hộ nhiếp thọ hết thảy chúng sanh. Giả sử không biết Tam Bảo, thì làm sao sinh khởi tâm bình đẳng quán sát oán thân như nhau…”

Khi tham gia Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta cần phải có lòng tin kính, biết ơn Tam Bảo

Khi tham gia Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta cần phải có lòng tin kính, biết ơn Tam Bảo

Chỉ có trong Tam Bảo chúng ta mới phát khởi được tâm biết ơn do mình biết bỏ ác làm lành, biết dừng các việc ác khiến mình bị quả báo. Từ tâm biết ơn này, chúng ta cũng phát khởi được mong mỏi đem giáo Pháp của Phật rộng đến cho chúng sinh để chúng sinh cũng biết bỏ ác làm lành mà không phải chịu quả báo khổ. Tư duy, quán sát được như vậy, hiểu về những nỗi khổ của chúng sinh thì chúng ta sẽ phát khởi được tâm tinh tấn tu tập. 

Bên cạnh đó, các Phật tử phải nương tựa vững chắc vào chư Tăng để nhận được lợi ích lớn nhất từ pháp đàn sám hối. Khi chư Tăng đọc tụng, tâm các Ngài tỏa ra trong pháp giới. Trên có tâm độ sinh của chư Tăng, dưới có tâm nương tựa của Phật tử đồng nhau sám hối thì năng lượng an lành tỏa ra pháp giới rất lớn.

Khi đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta phải nhớ được ân của Tam Bảo và nương tựa vào chư Tăng

Khi đọc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám, chúng ta phải nhớ được ân của Tam Bảo và nương tựa vào chư Tăng

Trên đây là lợi ích của việc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám và cách hướng tâm khi trì tụng do Cô Phạm Thị Yến - Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán chia sẻ. 

Ba ngày đêm sám hối liên tục này vô cùng quan trọng, mang lại phước báu rất lớn cho chúng ta ngay ở thời điểm hiện tại; mang lại phước báu cho chúng ta khi vô thường đến và cả lợi ích trong kiếp sau. Nếu chúng ta hiểu được lợi ích và hướng tâm đúng cách như trong bài viết đã hướng dẫn thì công đức sẽ được thù thắng, giảm trừ được tội lỗi.

Các bài nên xem: 

-
aa
+
27,363 lượt xem
23/09/2024

Bình luận (72)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. Đ
    Đ

    Đào Thị Mỹ Dung

    07/10/2024
    Con xin tri ân Cô Chủ Nhiệm đã hướng dẫn, sách tấn chúng con cách hướng tâm khi tham gia pháp đàn để được lợi lạc ạ
  3. T
    T

    Trần Thị Hải Yến

    07/10/2024
    Chúng con thật hạnh phúc khi hàng năm được nương tựa chư Tăng mà được tham gia đàn lễ sám hối tiêu bớt tội nghiệp.
  4. H
    H

    Hạnh Liên

    07/10/2024
    Nếu chúng con biết thực hành những điều này khi tham gia pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám thì chắc hẳn sẽ có kết quả tốt đẹp. Con tri ân Cô đã hướng dẫn ạ.
  5. T
    T

    Thêu Hạnh Nguyên

    06/10/2024
    Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám là pháp đàn mang lại lợi ích thù thắng vi diệu. Chúng con xin tri ân Sư Phụ, Đại Tăng và Cô Chủ Nhiệm đã vì Phật tử chúng con mà khai mở Pháp đàn ạ.
  6. N
    N

    Nguyễn Thị Phấn

    06/10/2024
    Con xin tri ân Cô đã hướng dẫn cách hướng tâm khi tham gia pháp đàn sám hối Lương Hoàng Bảo Sám ạ