Mỗi dịp lễ Vu Lan về, trong những người con lại dâng trào cảm xúc đặc biệt về hai đấng sinh thành. Người còn cha mẹ thì cầu mong cho cha mẹ khỏe mạnh, bình an. Người không còn cha mẹ, thì vô cùng tiếc thương, cảm thấy mình chưa báo hiếu được trọn vẹn.
Lễ Vu Lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch hàng năm, hay còn gọi là tháng đại phúc - chính là cơ hội quý báu không thể bỏ lỡ, để chúng ta thực hành hạnh hiếu, đền đáp công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên, dẫu họ còn ở đời hay đã khuất.
Vậy lễ Vu Lan là gì, xuất phát từ đâu? Tháng Vu Lan báo hiếu nên làm gì để cha mẹ được phước lành? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục [Hiển thị]
Lễ Vu lan là gì?
Vu Lan bắt nguồn từ tiếng Phạn là Ullambana, phiên âm là Vu Lan Bồn, dịch ra chữ Hán là “giải đảo huyền”.
Từ “giải đảo huyền” có nghĩa là hóa giải tội bị treo ngược. Từ “treo ngược” đại diện cho sự khổ trong địa ngục. Tức là khi chúng sinh hết kiếp ở cõi người, có thể đọa vào địa ngục nếu mắc phải tội nặng và phải chịu tra tấn, đánh đập rất khổ sở.
Do đó, ý nghĩa lễ Vu Lan là lễ giải đảo huyền, là cứu khổ nạn treo ngược, hay nói chung là cứu khổ trong địa ngục cho những chúng sinh bị đọa ở đó. Và từ “vu lan” cũng có nghĩa là báo hiếu, con cháu sẽ báo hiếu cha mẹ, tiên tổ nhân lễ Vu Lan.
Nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu
Trong kinh Vu Lan Bồn có kể câu chuyện: Thời Đức Phật tại thế, trong Tăng đoàn có Ngài Mục Kiều Liên là đệ tử thần thông bậc nhất của Phật. Ngài có một người mẹ đã mất tên là Thanh Đề. Sau khi đắc thần thông, Ngài dùng thiên nhãn soi khắp thế gian, tìm xem mẹ đang ở nơi nào. Ngài thấy bà bị đọa sinh làm một ngạ quỷ, bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cái kim, khổ và đói khát vô cùng.
Tuy Ngài là người có thần thông cao siêu, có thể biến chiếc lá đang xanh thành chiếc lá vàng úa trong một sát na, có thể dạy đệ tử của mình hút dính tảng đá to hơn ngôi nhà, khiến tảng đá bay quanh thành Vương Xá ba vòng,... nhưng cũng không thể giúp mẹ của mình hết đói, dù đã dùng hết sức thần thông của mình.
Bà Thanh Đề không thể ăn được bát cơm mà Ngài dâng biếu, cứ đưa cơm lên miệng là bát cơm cháy rực lên như than hồng vì ác nghiệp của bà. Do kiếp trước, bà là người bủn xẻn, chưa từng biết giúp đỡ, bố thí, cúng dường cho ai; lại không tin Tam Bảo, phỉ báng, mắng đuổi, làm nhục chư Tăng nên phải chịu quả báo đói khổ.
Đức Phật dạy Ngài Mục Kiều Liên chờ đến tháng 7 âm lịch, vào ngày chư Tăng tự tứ, kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ, Ngài dâng cúng dường chúng Tăng thì sẽ được phước báu cực kỳ thù thắng hồi hướng cho mẹ. Phước báu hồi hướng ấy có thể cứu được bà Thanh Đề thoát kiếp ngạ quỷ, sinh về Thiên Cung. Bởi trong 3 tháng này, chư Tăng thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, hòa hợp, tinh tấn tu hành nên tạo ra công đức rất lớn.
“Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Phải toan sắm sửa chớ-chầy
Thức ăn trăm món, trái cây năm màu
Lại phải sắm giường, nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu
Món ăn tinh, sạch báu mầu
Đựng trong bình bát Vọng-cầu kính dâng
Chư Đại-đức mười phương thọ thực
Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng
Lại thêm cha mẹ hiện tiền
Đặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn”
(Trích kinh Vu Lan Bồn)
Vâng theo lời Đức Thế Tôn, Ngài Mục Kiều Liên đã bán hết gia sản, sắm sửa vật thực, thiết đại lễ cúng dường Đức Phật và chư Tăng vào ngày tự tứ. Nhờ công đức phước báu này mà mẹ Ngài và rất nhiều ngạ quỷ cũng được sinh Thiên.
“Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy
Kiếp khổ về ngạ quỷ được tan
Mục Liên bạch với Phật rằng
Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn
Lại cũng nhờ oai thần Tam Bảo
Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra”
(Trích kinh Vu Lan Bồn)
Cho nên, mùa Vu Lan có ý nghĩa giúp chúng ta cứu khổ cho cha mẹ, gia tiên trong cõi địa ngục, ngạ quỷ được thoát khổ. Ngày lễ Vu Lan chính là dịp để chúng ta báo hiếu cha mẹ, tiên tổ.
Tháng Vu Lan báo hiếu nên làm gì để báo hiếu cha mẹ?
Nếu trong tháng Vu Lan, những người con biết làm theo lời Đức Phật dạy, dựa trên lý nhân quả - nghiệp báo thì sẽ báo hiếu cha mẹ được trọn vẹn nhất, mang lại lợi ích cho cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp.
Để tìm hiểu cách báo hiếu cha mẹ như lời Đức Phật dạy, xin mời quý vị truy cập ấn vào bài viết sau: Cách báo hiếu cha mẹ trọn vẹn nhất
Trên đây là những chia sẻ ý nghĩa về ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán).
Mong rằng, không chỉ riêng ngày Vu Lan, mà quý vị hãy coi ngày nào cũng là ngày báo hiếu cha mẹ, để thường nhắc nhở bản thân phải biết hiếu dưỡng ông bà, cha mẹ; hiếu kính với gia tiên tiền tổ.
Các bài nên xem:
Bình luận (22)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Trương Thị Dung
Nguyễn Thanh Thanh
Con xin thành kính tri ân lời chỉ dạy và sách tấn của Cô Chủ Nhiệm để chúng con hiểu và tập thực hành tâm Hiếu Hạnh ạ!
Nguyễn Thanh Thanh
Con xin thành kính tri ân lời chỉ dạy và sách tấn của Cô Chủ Nhiệm để chúng con hiểu và tập thực hành tâm hiếu hạnh ạ.
Diệu Hoàng
Con thành kính tri ân Đức Phật ạ
KIM ANH LE THI
Chúng con xin thành kính tri ân công đức trên sư phụ cùng đại tăng ni ạ!