Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên: Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Tịnh xá Kỳ Viên là nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất (24 mùa an cư) và cũng tại nơi đây, Đức Phật thuyết vô lượng Pháp. Tịnh xá Kỳ Viên nằm ở thành Xá Vệ thuở xưa, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày nay.

Tại đây vẫn còn lưu giữ lại nhiều dấu tích từ thời Đức Phật như: Hương thất của Phật, giếng nước được Tăng chúng thời Đức Phật dùng, cây Bồ đề do Ngài A-nan trồng,...

Ngày nay, tịnh xá Kỳ Viên đã trở thành một địa điểm tâm linh thu hút rất nhiều du khách trên thế giới, đặc biệt là các Phật tử đến tham quan, chiêm bái.

Tịnh xá Kỳ viên: Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên

Tịnh xá Kỳ Viên, hay còn được gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên vì tịnh xá này được ông Cấp Cô Độc mua vườn của Thái tử Kỳ-đà để cất tinh xá, cúng dường đến Đức Phật.

Ông Cấp Cô Độc tên thật là Tu-đạt-đa (Sudatta), do ông hay bố thí, cứu giúp những người nghèo khổ, cô độc nên được gọi là Cấp Cô Độc. Ông là người rất mến mộ và yêu kính Đức Phật, là vị đại triệu phú hộ trì Tam Bảo.

Một lần, sau khi được gặp Phật lần đầu tiên, được nghe Đức Phật thuyết Pháp và trở thành một người Phật tử tại gia, ông thành khẩn thỉnh cầu Phật và chư Tăng đến Xá Vệ - quê hương của ông để truyền bá chánh Pháp. Ông đã phát nguyện kiến lập một tu viện lớn tại kinh thành Xá Vệ để cúng dường Phật và giáo đoàn, làm cơ sở tu học và hành đạo tại vương quốc Kiều Tát La.

Ông đã đi tìm khắp cả nước và chỉ ưng ý vườn Thượng Uyển của Thái tử Kỳ-đà. Trong kinh Kim Cang giảng giải có kể rằng, để mua được vườn Thượng Uyển của Thái tử Kỳ-đà cúng dường lên Đức Phật, Thái tử yêu cầu ông phải mang vàng trải khắp khu vườn thì Thái tử sẽ bán vườn cho ông.

Khi ông trải vàng gần xong, Thái tử hỏi ông lý do ông mua khu vườn này. Ông Cấp Cô Độc nói mình muốn mua khu vườn để xây dựng tịnh xá cúng dường đến Phật. Thái tử Kỳ-đà nghe thấy Phật cũng bàng hoàng. Khi biết Phật là Thái tử con vua đi tu và đã chứng đắc vô thượng chính đẳng chính giác, là bậc tôn quý nhất trần gian, khó có duyên gặp được; Thái tử cũng xin cúng tất cả cây cối trong vườn cho Đức Phật. Do đó, nơi đây được gọi tên là rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc.

Ông Cấp Cô Độc đã cúng dường cho Giáo pháp đức Phật một số tiền là năm trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng để xây dựng nên tịnh xá Kỳ Viên này.

Ông Cấp Cô Độc dát vàng để mua đất, cúng dường Đức Phật tịnh xá Kỳ Viên (ảnh minh họa)

Ông Cấp Cô Độc dát vàng để mua đất, cúng dường Đức Phật tịnh xá Kỳ Viên (ảnh minh họa)

Khung cảnh Tịnh xá Kỳ Viên tại Ấn Độ ngày nay

Khung cảnh Tịnh xá Kỳ Viên tại Ấn Độ ngày nay

Khung cảnh Tịnh xá Kỳ Viên tại Ấn Độ ngày nay

Khung cảnh Tịnh xá Kỳ Viên tại Ấn Độ ngày nay

Những dấu tích quan trọng ở tịnh xá Kỳ Viên

Hương thất của Đức Phật

Ở tịnh xá Kỳ Viên vẫn còn lưu giữ hương thất, nơi mà hơn 2500 năm về trước, Đức Phật đã từng hàng ngày vào đây tọa thiền và giáo hóa chúng Tăng.

Cũng tại nơi đây, Đức Phật đã thuyết pháp rất nhiều bài kinh như: Xá Vệ thành, Kỳ hội viên Trung, Kinh Vu Lan,...

Hương thất của Đức Phật tại tịnh xá Kỳ Viên

Hương thất của Đức Phật tại tịnh xá Kỳ Viên

Di tích cây Bồ đề do Ngài Anan trồng từ thời Đức Phật

Tại tịnh xá Kỳ Viên có một cây bồ đề mà Đức Phật cho phép Ngài Anan trồng, lấy hạt giống từ cây bồ đề đại thọ nơi Đức Phật ngồi thiền 49 ngày đêm trước khi Ngài thành Phật.

Tôn giả Anan từng thỉnh cầu Đức Phật hướng dẫn cách thức để Phật tử có thể dâng lễ cúng dường khi Ngài không hiện diện tại tịnh xá. Đức Phật liền dạy rằng, nơi nào có cây Bồ đề xuất hiện thì coi như có sự hiện diện của Ngài. Phật tử có thể đảnh lễ cây Bồ đề với lòng thành kính như đảnh lễ Đức Phật.

Nhận được lời dạy, Tôn giả Anan cùng Tôn giả Mục Kiều Liên đã đến cội Bồ đề đại thọ nơi Đức Phật thành đạo. Sau khi hạt Bồ đề rụng xuống, Tôn giả Anan đã hứng lấy hạt cây đó và mang về tịnh xá Kỳ Viên. Tại đây, Tôn giả đã đích thân chọn vị trí trồng cây dưới sự chứng kiến của nhà vua, quan lại và đông đảo Phật tử.

Cây Bồ đề mang tên cây Bồ đề của Tôn giả Anan và từ đó, người dân thường xuyên đến đây để chiêm bái, dâng lễ và cầu nguyện.

Cây Bồ đề do Ngài Anan trồng từ thời Đức Phật

Cây Bồ đề do Ngài Anan trồng từ thời Đức Phật

Cô Phạm Thị Yến và các Phật tử CLB Cúc Vàng ngồi thiền tại cội cây Bồ đề do ngài Anan trồng tại tịnh xá Kỳ Viên

Cô Phạm Thị Yến và các Phật tử CLB Cúc Vàng ngồi thiền tại cội cây Bồ đề do ngài Anan trồng tại tịnh xá Kỳ Viên

Giếng nước thời Đức Phật

Tại tịnh xá Kỳ Viên vẫn lưu giữ giếng nước của chư Tăng từ thời Đức Phật, là dấu tích cho thấy rằng, Đức Phật và Tăng đoàn thanh tịnh đã từng sống và ở đây.

>> Xem thêm: Bài kinh: Chuyện Con Cá Dùng Nguyện Lực Cứu Đồng Loại

Giếng nước của Tăng đoàn từ thời Đức Phật

Giếng nước của Tăng đoàn từ thời Đức Phật

Hồ Kỳ Viên nơi Đức Phật đã tắm được kể trong bài kinh: Câu chuyện con cá dùng nguyện lực cứu đồng loại

Hồ Kỳ Viên nơi Đức Phật đã tắm được kể trong bài kinh: Câu chuyện con cá dùng nguyện lực cứu đồng loại

Trụ đá vua A Dục

Vua A Dục (Ashoka) xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, khoảng 200 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn. Ngài là con của vua Tần Đầu Sa La (Bindusàra) xứ Cam-pa-la.

Vua A Dục đã xây nên rất nhiều trụ đá để đánh dấu Thánh tích của Đức Phật và làm ấn tích cho đời sau, việc này đã được ghi chép trong sử sách.

Vua A Dục đến thành Xá Vệ vào năm 249 TCN,  Ngài đã cho xây 2 trụ đá cao 70 feet (khoảng 21.35m) ở hai bên cổng phía Đông của Tịnh xá Kỳ Viên cũng như một số bảo tháp để thờ Xá Lợi Phật.

CLB Cúc Vàng hành hương về đất Phật - Thánh tích tịnh xá Kỳ Viên

Hàng năm, đoàn hành hương CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa thường tổ chức viếng thăm các Thánh tích nơi đất Phật để hiểu hơn về Ngài và khởi tâm tri ân sâu sắc đến Người mang giáo lý giác ngộ, giải thoát chân thật đến cho chúng sinh. 

Tịnh xá Kỳ Viên là một trong những điểm dừng chân, chiêm bái của đoàn hành hương với trưởng đoàn là Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB.

Không những thế, khi đến nơi đây, Phật tử cũng được tận mắt chứng kiến tịnh xá rộng rãi, minh chứng cho sự đại cúng dường của ông Cấp Cô Độc. Dù diện tích đất rất rộng nhưng ông đã dát vàng kín mặt đất để có thể cúng dường đến Phật. 

Phật tử CLB Cúc Vàng nhiễu quanh hương thất của Đức Phật

Phật tử CLB Cúc Vàng nhiễu quanh hương thất của Đức Phật

Các Phật tử trong câu lạc bộ Cúc Vàng thành kính đảnh lễ hương thất của Đức Phật

Các Phật tử trong câu lạc bộ Cúc Vàng thành kính đảnh lễ hương thất của Đức Phật

Các Phật tử cùng nhau chia sẻ Phật Pháp tại Vườn ông Cấp Cô Độc

Các Phật tử cùng nhau chia sẻ Phật Pháp tại Vườn ông Cấp Cô Độc

Bức ảnh lưu niệm của đoàn hành hương CLB Cúc Vàng

Bức ảnh lưu niệm của đoàn hành hương CLB Cúc Vàng

Mong rằng, bài viết sẽ giúp quý vị hiểu hơn về tịnh xá Kỳ Viên - nơi Đức Phật đã trải qua 24 mùa an cư kiết hạ, cũng như khởi niệm tri ân sâu sắc sự cúng dường to lớn của ông Cấp Cô Độc đến Phật Pháp.

Các bài nên xem: 

-
aa
+
68 lượt xem
26/06/2024

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.