Văn khấn rằm tháng 7 và cách cúng đầy đủ nhất

Cúng rằm tháng 7 được xem là một trong những nghi thức cúng lễ quan trọng nhất trong năm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ văn khấn, mâm cúng, bài cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng chuẩn theo nghi thức đạo Phật - được sử dụng phổ biến trong các gia đình, giúp quý vị được nhiều may mắn, ông bà tổ tiên phù hộ.

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo tập tục dân gian, từ đầu tháng 7, chúng ta đã bắt đầu có thể cúng lễ cho gia tiên. Từ việc cúng lễ, chúng ta hồi hướng phước báu cho gia tiên để họ được siêu thoát. Bởi vì người thân của chúng ta có siêu thoát được hay không là do phước báu của chúng ta hồi hướng cho họ.

Hay chúng ta cũng có thể cúng chúng sinh để thực hành pháp bố thí cho chúng sinh đói khát. Hai việc này có thể thực hành quanh năm chứ không riêng Rằm tháng 7.

>>> Tháng 7 cô hồn và những điều cần biết

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Khi cúng lễ, chúng ta tùy theo hoàn cảnh mà có thể cúng đơn giản hay không. Đồ cúng Rằm tháng 7 có thể gồm bát cơm, chén nước, bát cháo, cốc sữa, bỏng, ngô, khoai,...

Những gì chúng ta ăn được thì đều cúng được. Còn nếu không có điều kiện, chúng ta cúng bát cơm, chén nước. Tức là chúng ta thực hành chân thật, có gì thì cúng đó.

Sau đây là cách sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...; tại mộ và ngoài trời. Xin mời quý vị tham khảo!

1. Mâm cúng Rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...

1.1. Cúng Rằm tháng 7

– Địa điểm bày lễ:

+ Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.
+ Trường hợp có bàn thờ: Bàn thờ tà kiến (thầy đồng, cô đồng bốc): Bạch theo hướng dẫn tại các nghi thức trước phần nguyện hương, sau đó nguyện hương và cắm hương vào các bát hương của gia đình đã có đó
+ Chỉ có bàn thờ Phật: Đồ lễ cúng Phật, bày lên lễ cúng Phật; sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên. (Có thể bày cùng ban thờ hoặc nếu ban thờ nhỏ, thì có thể sắp thêm bàn ở gần đó phù hợp với việc lễ cúng.)
+ Chỉ có bàn thờ thổ công: sắp thêm để cúng Phật và hương linh tương tự như trên.
+ Chỉ có 1 bàn thờ hương linh: sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.

(Trường hợp bị cản việc cúng lễ: Sắm lễ cúng bày lên ban thờ của gia đình, cơ quan, cửa hàng hoặc ở vị trí khác phù hợp với việc cúng lễ. Khi cúng tùy duyên có/ không thắp hương)

- Sắm lễ: 

+ Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.
+ Cúng chư Thiên, Thần Linh: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.
+ Cúng hương linh (bày lễ ở bát hương thờ gia tiên): Hoa quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; tam tịnh nhục) hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.

Lưu ý:

- Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
- Hương: tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.
- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
- Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.
- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ)
- Các đồ lễ, sau khi lễ xong thì thọ thực.
- Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh, hương linh cũng có thể cúng lễ chay (rau, củ, quả) hoặc cúng lễ bằng tam tịnh nhục (thịt chúng sinh xuất phát từ ba sự thanh tịnh: không tự mình giết, không xui người giết, không nhìn thấy chúng đó bị giết).

mam-cung-ram-thang-7
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản tại nhà
phat-tu-cung-ram-thang-7-tai-nha (2)
Phật tử cúng rằm tháng 7 tại nhà

1.2. Cúng chúng sinh rằm tháng 7 (cúng thí thực cô hồn)

– Địa Điểm

+ Cửa nhà, hiên nhà, sân, sân thượng, cửa cơ quan, cửa hàng.
+ Nếu nhà ở chung cư không có hiên, sân thì có thể cúng thí trong nhà tại vị trí gần cửa sổ, hoặc cửa chính.
(Nếu do duyên khi cúng thí phải quay lưng với ban thờ trong nhà thì cũng không sao.)
+ Nghĩa trang liệt sĩ/nhân dân và các nơi công cộng.

– Đồ lễ cúng thí thực rằm tháng 7:

+ Mâm cơm (chay: rau, củ, quả; tam tịnh nhục)
+ Hương, hoa, trà, quả, cháo, gạo, muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (số lượng tùy ý, không kiêng kỵ số lượng, chủng loại)…
+ Chậu hoặc bát nước sạch có/không có (hoa; cốc nước), đặt trên bàn/ghế, không để dưới đất.
+ Cốc gạo để cắm hương

Giải thích:

+ Bát nước (cánh hoa) có ý nghĩa là để cho hương linh nếu họ muốn rửa thì họ rửa.
+ Cốc bé đặt giữa chậu nước cúng thí mang ý nghĩa tượng trưng cho việc múc nước.
+ Vật thực tam tịnh nhục: Tam là ba; Tịnh: thanh tịnh; Nhục: thịt. Ba nhân duyên dùng, thọ thực thịt chúng sinh đúng pháp, thanh tịnh.
Ba nhân duyên đó là: Không tự tay giết chúng sinh để lấy thịt đó; không xui người khác giết chúng sinh để lấy thịt đó; không nghe thấy tiếng kêu của chúng sinh đó, khi chúng sinh đó bị giết.

Lưu ý:

- Lễ cúng Phật xong có thể dùng lại để cúng thí thực (Lễ cúng chư Thiên, chư Thần và hương linh thì không được).
- Các vật thực khởi tâm mua về để dùng nhưng sau đó chưa dùng mà đem dâng cúng thì cũng được.
- Những vật thực được cho, biếu tặng cần phải biết là đồ tịnh mới cúng, nếu không biết thì không nên dâng cúng.
- Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.

mam-cung-chung-sinh-ngoai-troi
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 (cúng thí thực) ngoài trời
sap-mam-cung-chung-sinh
Phật tử sắp mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 (cúng thí thực) ngoài trời

2. Mâm cúng Rằm tháng 7 tại mộ

Sắm hai lễ: một lễ cúng thần linh; một lễ cúng hương linh của gia đình và thí thực cô hồn cùng một lễ.
- Sắm lễ cúng thần linh: nến, hoa, quả, xôi, nước (số lượng tùy duyên).
- Sắm cúng thí thực: nến, hoa, quả, xôi, nước, bánh kẹo, khoai, ngô… (số lượng tùy duyên).

Lưu ý:
- Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
- Tư thế: Tùy địa hình mà đứng, quỳ hoặc ngồi.

mam-cung-ram-thang-7-tai-mo-1
Mâm cúng rằm tháng 7 tại mộ
phat-tu-cung-tai-mo
Phật tử cúng rằm tháng 7 tại mộ

Tổng hợp bài cúng rằm tháng 7: https://phamthiyen.com/bai-cung-ram-thang-7-c3273.html

Những lưu ý cần biết khi cúng Rằm tháng 7

1. Cách hướng tâm khi cúng

Việc khấn và hướng tâm trong khi cúng lễ là vô cùng quan trọng, bởi việc này truyền tải tâm mình đến với tâm chúng sinh. Khi cúng lễ Rằm tháng 7, chúng ta cần hướng tâm với sự chân thật của mình.

Chúng ta có thể hướng tâm khi cúng lễ: “Xin thỉnh tất cả các vị hương linh, ngạ quỷ mà tôi không thấy, không biết, có hữu duyên với tôi,... Hôm nay tôi có số tiền này, tôi sẽ cúng dường Tam Bảo hồi hướng cho các hương linh. Ngay tâm chân thật này của tôi, nguyện phúc báo được phát sinh ngay đến các vị.
Nếu các vị đang bị khổ mà không thọ thực được, cũng nguyện cho các vị trong sát na đây được tiêu trừ nghiệp khổ và thọ thực được phần thức ăn bằng sự chân thật cúng dường của tôi. Nguyện cho các vị nhiều đời nhiều kiếp cũng như tôi ngày hôm nay.

Ngày hôm nay, tôi với tâm tu hành, tâm mong cầu được tu hành, tâm bố thí, nguyện cho nhiều kiếp các vị cũng có được duyên tu hành và cũng có tâm bố thí như tôi. Xin các vị về đây thọ thực, hoan hỷ tu hành và hộ trì cho những người tu hành trong giáo Pháp của Phật”.

pham-thi-yen-4
Khi cúng lễ, chúng ta cần hướng tâm với sự chân thật của mình

2. Cúng khấn thế nào thì có thể bị ma theo?

Có những người cúng cho cô hồn ngạ quỷ xong thì trong người khó chịu, hoặc trong gia đình có những phần lộn xộn. Từ đó, người ta có quan niệm cúng khấn không cẩn thận ma sẽ theo vào nhà. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu, cúng bao nhiêu cũng là lợi ích nhưng phải biết cách.

Nếu chúng ta khấn: “Nam mô A Di Đà Phật. Hôm nay chúng tôi mở đàn cúng thí, chúng tôi xin cầu siêu cho các vị” thì chỉ một câu nói này thôi cũng chính là duyên để người ta theo chúng ta cho đến khi nào họ được siêu thoát khỏi cõi ngạ quỷ mới thôi.

Do chúng ta và những chúng hương linh ấy trái ngôn ngữ nên họ làm những việc khiến chúng ta nhớ đến họ như làm chúng ta bị ngã, có thể làm cho chúng ta chao đảo.

Bên cạnh đó, chúng ta gặp việc không may là do chúng ta có nghiệp hứa suông, nói không giữ lời. Nếu trong các kiếp xưa chúng ta đã hứa suông với ai thì nay quả báo đến và mình phải chịu. Câu nói này là nhân duyên để chúng ta phải chịu quả báo kiếp trước.

3. Cách cúng khấn để không bị ma theo

Cũng là một câu khấn khi cúng lễ, nhưng nếu chúng ta cúng khấn như sau thì sẽ không bị ảnh hưởng: “Tôi mang công đức hồi hướng cho các vị, nguyện cho các vị có nhân duyên được vào trong giáo Pháp để Phật để các vị được tu tập và siêu thoát”.

Bởi chúng ta là người có tu đạo, chúng ta gieo duyên cho mọi người và mong mọi người cũng được tu học Phật Pháp. Như vậy sẽ được phước lành.
----------
Trên đây là hướng dẫn chi tiết, đầy đủ về văn khấn, mâm cúng, bài cúng rằm tháng 7 được biên soạn từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về các nghi thức cúng lễ trong năm đúng chuẩn theo nghi thức đạo Phật tại đây: Tổng hợp các nghi thức cúng lễ

Các bài nên xem:

-
aa
+
32,966 lượt xem
27/08/2023

Bình luận (88)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. D
    D

    DANG THI OANH

    20/10/2023
    Chúng con xin tri ân công đức CÔ CHỦ NHIỆM ạ.
  2. l
    l

    lê thị thu hà

    29/08/2023

    Con xin tri ân Cô Chủ Nhiệm ạ

  3. Đ
    Đ

    Đỗ Thị Yến

    24/08/2023

    Con xin tri ân Tam Bảo ạ ?

  4. h
    h

    huy nguyễn

    23/08/2023

    Chúng con thành kính tri ân Cô Chủ Nhiệm ạ

  5. H
    H

    Hăng

    23/08/2023

    Con xin thành kính tri ân Sư Phụ cùng Đại Tăng chùa Ba Vàng. Em xin tri ân cô chủ nhiệm