Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, các gia đình Việt thường thực hiện nghi thức cúng cô hồn để cúng tế cho các vong linh không nơi nương tựa. Đây là việc làm lợi ích cho cả kẻ còn lẫn người mất nhưng nhiều người lại có những quan điểm sai lầm, dẫn đến hao tổn phúc báu của mình.
Trong bài viết dưới đây, Cô Phạm Thị Yến sẽ giải đáp những thắc mắc, những quan điểm chưa đúng với chính kiến để quý đạo hữu cúng cô hồn tháng 7 được lợi ích nhất. Kính mời quý đạo hữu cùng đón đọc!
Mục lục [Hiển thị]
1. Vong linh có “ăn” được đồ cúng thí không?
Qua bài kinh, chúng ta hiểu rằng người đã mất có thể ăn được các vật thí mà người sống cúng cho nhưng với điều kiện họ phải có phước thọ thực.
Để giúp các chúng vong linh có phước được thọ thực, không phải chịu đói khổ, Đức Phật dạy chúng ta cúng dường Tam Bảo, cúng dường tới nơi Tăng chúng, sau đó lấy công đức cúng dường này hồi hướng cho vong linh thì vong linh được phước. Bởi trong Tăng chúng có công đức giác ngộ, năng lực của sự tu tập lục hòa và công đức thực hành giáo Pháp giải thoát nên sinh ra phước báo khiến vong linh thoát khổ được.
Chính vì vậy, khi lập đàn lễ cúng cô hồn, chúng ta nên cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc lành cho các vong linh thì họ sẽ được tăng phước và thọ hưởng được các vật cúng thí. Vậy nên, vong linh được no đủ là tùy theo phước báu cúng dường của mình.

2. Vãi gạo muối sau khi cúng cô hồn, vong linh có nhận được không?
Chúng ta rải đồ cúng thí ra đất để các vong linh thọ thực như vậy là thiếu tâm tôn trọng và chúng ta sẽ tổn mất phúc sinh ra từ việc cúng thí. Đáng ra khi cúng thí, ta được thêm 10 phần phúc; nhưng khi rải đồ ra đất như vậy, ta chỉ được 0,1 phần phúc thôi. Tức là chúng ta vẫn nhận được phần phúc do ban đầu chúng ta hướng tâm muốn cúng cho các vong linh chứ không phải vứt thức ăn, nhưng phần phúc đó rất nhỏ. Vì vậy, chúng ta nên bày vật cúng thí ở nơi sạch sẽ và nên đặt trên bàn.
Bên cạnh đó, quan niệm rải đồ cúng thí để vong linh thọ thực là quan niệm tà kiến, mê tín. Cho nên, nếu làm như vậy, chúng ta sẽ bị tổn phúc từ tâm tà kiến này.

3. Đồ cúng cô hồn chúng ta có ăn được không?

4. Tại sao bát cơm ở giữa đặt một đôi đũa, bát cơm ở 2 bên đặt một chiếc đũa?

Hy vọng qua những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến – Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán về những lưu ý khi cúng cô hồn, quý Phật tử sẽ có tri kiến đúng đắn và cúng lễ theo đúng chính Pháp; từ đó đem lại lợi ích chân thật cho bản thân cũng như gia tiên tiền tổ, các hương linh đã quá vãng.
Các bài nên xem:
Bình luận