Với quan niệm “trần sao âm vậy”, nhiều người đốt vàng mã “gửi” cho người đã khuất mong muốn họ có tiền để tiêu, không bị đói khổ, thiếu thốn; dù không biết làm như vậy có tác dụng không.
Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc, đốt vàng mã người mất có thực sự nhận được không; đồng thời hướng dẫn cách giúp người đã khuất bớt khổ, mà gia đình cũng được bình yên.
Mục lục [Hiển thị]
Đốt vàng mã người âm không nhận được
Nếu đốt vàng mã người âm nhận được thì dù chúng ta đốt giấy vụn hay rác rưởi, họ cũng nhận hết. Bởi vì nhìn chung, các loại đó khi đốt đều thành tro.
Tờ giấy vốn dĩ chỉ là giấy bình thường, đem in thì thành tiền âm phủ, không in thì vẫn là giấy. Đem đi in rồi đốt, tờ giấy ấy cũng hóa thành tro, không còn nguyên dạng. Cho nên, người đã mất không thể nhận được vàng mã đã đốt, nếu có nhận được thì chỉ nhận tro và khói.
Như vậy, quan niệm đốt vàng mã cho người mất được đủ đầy là vô lý, không đúng sự thật.
Tại sao người âm lại đòi vàng mã?
Việc người âm đòi vàng mã là có thật. Thực tế, nhiều người từng chứng kiến, khi thầy cúng gọi hương linh thì hương linh hay đòi xe ngựa, mũ nón, quần áo…
Theo quan điểm của đạo Phật, việc này được giải thích như sau: nghiệp được tạo ra từ nhận thức và quan điểm của chúng ta. Tuy vậy, có nhận thức đúng với sự thật, có nhận thức không đúng với sự thật. Những nhận thức này sẽ đồng hành cùng chúng sinh đi tái sinh. Nhận thức theo tà kiến thì theo nghiệp tà đi tái sinh, nhận thức đúng với chính kiến thì theo chính kiến đi tái sinh.
Do vậy, những người khi còn sống có nhận thức sai thì khi chết đi, họ trở thành hương linh có nhận thức sai, không biết đúng sự thật. Nếu trước khi chết, họ có nhận thức sâu sắc rằng, đốt vàng mã người chết tiêu được; thì khi chết đi, họ rơi vào cảnh khổ, có nhân duyên nhập vào người sống, họ sẽ đòi vàng mã để mong bớt khổ.
Thế nhưng, năm nay đốt rồi, họ chưa thấy hết khổ tưởng là chưa có, họ lại đòi tiếp. Năm này qua năm khác họ vẫn đòi nhưng không thấy hết khổ. Như vậy, việc đốt vàng mã để hương linh bớt khổ là sai sự thật.
Làm gì để giúp người mất được no đủ?
Muốn cho người thân đã mất được sung túc, no đủ, chúng ta nên gửi đến họ bằng phúc báo mà chúng ta tạo ra từ việc thiện, làm lợi ích cho nhiều người. Bởi theo quan điểm của đạo Phật, chúng ta sinh ra ở kiếp này là do tội và phúc. hương linh cũng vậy, cũng do tội và phúc mà lưu chuyển, tái sinh.
Thứ nữa, nếu chúng ta và các cõi khác chỉ liên quan với nhau qua tâm linh thì phải nhận bằng tâm linh. Để hương linh được hết khổ, chúng ta nên cúng dường Tam Bảo, làm phúc, bố thí để hồi hướng cho họ.
Khi đến tháng 7 âm lịch, vào mùa chư Tăng tự tứ thì chúng ta thiết lễ cúng dường trai Tăng hồi hướng cho hương linh gia tiên nhà mình là tốt nhất. Số tiền dùng để mua vàng mã thì chúng ta mua tứ sự cúng dường chư Tăng xây chùa, làm các việc công đức nơi Tam Bảo, hồi hướng phúc báo đến cho hương linh được siêu thoát, khiến người trong gia đình cũng được bình yên. Đây chính là lời Phật dạy, nếu thực hành thì chúng ta sẽ được lợi ích, và có hạnh phúc.
Trên đây là chia sẻ của Phật tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng về việc đốt vàng mã. Xin chúc quý vị thực hành được nhiều phước lành và phúc lộc!
Ngoài ra, quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và thực hành các nghi thức tâm linh, nghi lễ đúng chuẩn đạo Phật, mang lại phúc lộc cho bản thân và gia đình: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP.
Các bài nên xem:
Bình luận (4)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Minh Nguyệt Nguyễn Thị
Trần Tám (Châu Âu)
Hoàng Thị Hương
Nguyễn Thị Kim Anh