Cúng rằm tháng 7 được xem là một trong những nghi thức cúng lễ quan trọng nhất trong năm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về văn khấn, mâm cúng, bài cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng chuẩn theo nghi thức đạo Phật - được sử dụng phổ biến trong các gia đình, giúp quý vị được nhiều may mắn, ông bà tổ tiên phù hộ.
Mục lục [Hiển thị]
- Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?
- Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
- 1. Mâm cúng Rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...
- 1.1. Mâm lễ cúng Rằm tháng 7
- – Địa điểm bày lễ: Trường hợp bày 3 lễ:
- 1.2. Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 (cúng thí thực cô hồn)
- 2. Mâm cúng Rằm tháng 7 tại mộ
- Tổng hợp bài cúng rằm tháng 7
- Cách hướng tâm khi cúng rằm tháng 7
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?
Theo tập tục dân gian, từ đầu tháng 7, chúng ta đã bắt đầu có thể cúng lễ cho gia tiên. Từ việc cúng lễ, chúng ta hồi hướng phước báu cho gia tiên để họ được siêu thoát. Bởi vì người thân của chúng ta có siêu thoát được hay không là do phước báu của chúng ta hồi hướng cho họ.
Hay chúng ta cũng có thể cúng chúng sinh để thực hành pháp bố thí cho chúng sinh đói khát. Hai việc này có thể thực hành quanh năm chứ không riêng Rằm tháng 7.
Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Khi cúng lễ, chúng ta tùy theo hoàn cảnh mà có thể cúng đơn giản hay không. Đồ cúng Rằm tháng 7 có thể gồm bát cơm, chén nước, bát cháo, cốc sữa, bỏng, ngô, khoai,...
Những gì chúng ta ăn được thì đều cúng được. Còn nếu không có điều kiện, chúng ta cúng bát cơm, chén nước. Tức là chúng ta thực hành chân thật, có gì thì cúng đó.
Sau đây là cách sắm mâm cơm cúng Rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...; tại mộ và ngoài trời. Xin mời quý vị tham khảo!
1. Mâm cúng Rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...
1.1. Mâm lễ cúng Rằm tháng 7
- Sắm 3 lễ:
+ Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại: Hương, hoa, trà, quả, thực: (xôi, chè hoặc bát cơm trắng).
+ Cúng chư Thiên, Thần Linh: Sắm lễ như cúng Phật.
+ Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, và một bát cơm, một cốc nước, một cốc sữa hoặc một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).
- Lưu ý:
+ Hương: Tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.
+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
+ Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.
+ Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.
+ Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh cũng có thể cúng được bằng thịt tịnh nhục.
– Địa điểm bày lễ: Trường hợp bày 3 lễ:
+ Chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo.
+ Có bàn thờ: Nếu chưa có bát hương nào thì sắp cốc gạo để làm chỗ cắm hương và bày lễ.
- Trường hợp bày 1 lễ: Tùy duyên bày tại bàn; tại trước bát hương thờ Phật (nếu có) hoặc chư Thiên, chư Thần Linh (nếu không có bát hương thờ Phật) hoặc tại bát hương thờ hương linh, gia tiên (nếu chỉ có bát hương thờ gia tiên). Khi cúng đọc đầy đủ theo văn cúng.
1.2. Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 (cúng thí thực cô hồn)
Quý vị có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây: Hướng dẫn cúng cô hồn tháng 7 để được may mắn
2. Mâm cúng Rằm tháng 7 tại mộ
Sắm hai lễ: một lễ cúng thần linh; một lễ cúng hương linh của gia đình và thí thực cô hồn cùng một lễ.
- Sắm lễ cúng thần linh: nến, hoa, quả, xôi, nước (số lượng tùy duyên).
- Sắm cúng thí thực: nến, hoa, quả, xôi, nước, bánh kẹo, khoai, ngô… (số lượng tùy duyên).
Lưu ý:
- Tư thế: Theo hướng dẫn hoặc tùy duyên để phù hợp với địa thế.
- Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
- Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.
Tổng hợp bài cúng rằm tháng 7
Quý vị có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây: Tổng hợp các bài cúng rằm tháng 7 tại nhà/cơ quan, cửa hàng/mộ
Cách hướng tâm khi cúng rằm tháng 7
Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp cứu khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em, con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.
----------
Trên đây là hướng dẫn chi tiết, đầy đủ về văn khấn rằm tháng 7, cách sắp mâm cúng,... được biên soạn từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán).
Quý vị có thể tìm hiểu thêm về các nghi thức cúng lễ trong năm đúng chuẩn theo nghi thức đạo Phật tại đây: Tổng hợp các nghi thức cúng lễ
Các bài nên xem:
Bình luận (88)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
DANG THI OANH
lê thị thu hà
Con xin tri ân Cô Chủ Nhiệm ạ
Đỗ Thị Yến
Con xin tri ân Tam Bảo ạ ?
huy nguyễn
Chúng con thành kính tri ân Cô Chủ Nhiệm ạ
Hăng
Con xin thành kính tri ân Sư Phụ cùng Đại Tăng chùa Ba Vàng. Em xin tri ân cô chủ nhiệm