Lễ Phật đản mang lại phúc lành, an vui; tôn vinh giá trị nhân văn

Trong những năm gần đây, lễ Phật đản không chỉ là ngày lễ dành riêng cho các tín đồ Phật giáo, mà đã được đông đảo nhân dân có cảm tình với đạo Phật khắp nơi tham gia, hưởng ứng. Ngày lễ Phật đản mang lại những lợi ích to lớn về phước báu, hạnh phúc, an vui,... không chỉ cho người tham gia mà khắp pháp giới cũng có duyên lành. 

Theo thông bạch của GHPGVN, đại lễ Phật đản có thể tổ chức một ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương. Vậy lễ Phật đản là gì? Năm nay, chúng ta có thể tham gia lễ Phật đản ở đâu? Kính mời quý vị tìm hiểu trong bài viết sau!

Lễ Phật đản là gì?

Lễ Phật đản là ngày lễ lớn và quan trọng trong đạo Phật, để kỷ niệm sự đản sinh của Thái tử Tất - Đạt - Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Đây là dịp để các tín đồ Phật tử tri ân sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này. 

Lễ Phật đản còn có giá trị trong việc lan tỏa thông điệp hòa bình và gắn kết tình hữu nghị giữa các quốc gia, đã được Tổ chức Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận là một trong những ngày Lễ hội Tôn giáo của Thế giới. Hàng năm, Liên hợp quốc đều tổ chức Phật đản; và tại nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,... lễ Phật đản cũng được tổ chức rất long trọng.

Ngày lễ Phật đản là ngày nào?

Theo Phật giáo Nguyên thủy, Đức Phật đản sanh (đản sinh) vào Rằm tháng 4 âm lịch, gọi là ngày trăng tròn tháng Vesak. Trong khi Phật giáo Bắc Tông thường lấy ngày 8/4 âm lịch là ngày Đức Phật đản sinh.

Sau này, Đại hội Phật giáo Quốc tế năm 1950 thống nhất sẽ lấy ngày Rằm tháng tư âm lịch là ngày kỷ niệm Phật đản chính thức. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn tổ chức kính mừng Phật đản từ ngày mùng 1 đến hết tháng 4 âm lịch.

Lễ Phật đản có ý nghĩa gì và lợi ích khi tham gia 

Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử con vua Tịnh Phạn, tên là Tất - Đạt - Đa. Ngài đản sinh vào năm 624 trước Tây lịch tại vườn Lâm - Tỳ - Ni, Ấn Độ. 

Thái tử Tất - Đạt - Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca) đản sinh tại vườn Lâm - Tỳ - Ni, xứ Ấn Độ xưa

Thái tử Tất - Đạt - Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca) đản sinh tại vườn Lâm - Tỳ - Ni, xứ Ấn Độ xưa

Ngài đã dứt bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan để đi tìm chân lý, vì Ngài thực sự muốn cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Khi chứng đắc quả vị vô thượng chính đẳng, chính giác, Ngài đã mở một hành trình hoằng dương đạo Pháp, khai mở chân lý cho chúng sinh suốt 49 năm thuyết Pháp, độ sinh bằng con đường du hóa. Ngài đi khắp các nơi để giáo hóa từ vua quan đến người thường dân nhất, giai cấp hạ tiện nhất. 

Nếu Đức Phật Thích Ca không ra đời thì chúng ta không có giáo Pháp để tu hành. Như vậy, chúng ta sẽ khổ đau, trôi lăn trong luân hồi, không có đường ra. Cho nên, sự đản sinh của Đức Phật xuống cõi Ta Bà là một hy hữu duyên, mang đến hạnh phúc cho nhân thiên và muôn loài. 

Bởi trong một thời kỳ kiếp sống của chúng sinh, chỉ có một vị Chính Đẳng Chính Giác ra đời, tuyên bố Pháp cứu khổ cho tất cả chúng sinh, sau đó rất lâu xa mới có một vị nữa ra đời. Cho nên, sự đản sinh của Đức Phật là vô cùng quý báu mà chúng ta nên tán thán và ghi nhớ. 

Trong lễ Phật đản, nếu có ai đi qua mà khởi tâm tán thán, sẽ được phước báu ngay hiện kiếp này và trong nhiều đời nhiều kiếp sau. Đặc biệt, những người này sẽ có nhân duyên được tu tập trong Phật Pháp. Khi tu tập Phật Pháp, họ sẽ được hạnh phúc, an vui, sẽ đi đến giải thoát, thành tựu Vô thượng Bồ đề và đạt được Niết bàn an lạc.

Chỉ đi qua và khởi tâm tán thán mà đã được phước như vậy thì nếu hoan hỷ, nhiệt tâm tham gia hay tổ chức lễ Phật đản thì chắc chắn phước báu nhận được phải lớn hơn nữa.

Giới thiệu lễ Phật đản năm 2024

Lễ Phật đản trong những năm gần đây đã trở thành một trong những ngày lễ lớn trên thế giới, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân, Phật tử. 

Theo thông bạch của GHPGVN, kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Hưởng ứng ngày kỷ niệm Phật đản theo thông bạch của GHPGVN, ngày 04/4 - 05/4/Giáp Thìn (tức 11/5 - 12/5/2024) sắp tới, chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức đại lễ Phật đản. 

Đông đảo nhân dân, Phật tử tham gia đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng năm 2023

Đông đảo nhân dân, Phật tử tham gia đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng năm 2023

Những hoạt động đặc sắc trong đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng có thể kể đến như: Chương trình đại lễ Phật đản 2024, chương trình giảng Pháp, dâng đăng cúng dường mừng Đức Phật đản sinh, chương trình Ẩm thực Tết Phật đản, đêm văn nghệ kính mừng Phật đản, rước rồng lân kính mừng Đức Phật đản sinh,...

Đây là một trong những sự kiện Phật giáo được mọi người mong chờ nhất năm nay. Kính mời quý vị hãy tham gia và trải nghiệm!

Chương trình

Chương trình "Đêm văn nghệ kính mừng ngày Đức Phật đản sinh trong lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023

Lễ tắm Phật tại đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023

Lễ tắm Phật tại đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023

Buổi lễ rước đăng cúng dường Đức Phật đản sinh năm 2023

Buổi lễ rước đăng cúng dường Đức Phật đản sinh năm 2023

Lễ Phật đản 2024 tại chùa Ba vàng hứa hẹn sẽ có rất nhiều những hoạt động ý nghĩa, đặc sắc để kính mừng ngày Đức Thế Tôn đản sinh.

Thông tin về lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2024 sẽ được tiếp tục cập nhật trên các trang truyền thông đưa tin về chùa Ba Vàng, quý vị hãy chú ý theo dõi:

- Youtube: Chua Ba Vang, Thầy Thích Trúc Thái Minh, Cô Phạm Thị Yến - (Tâm Chiếu Hoàn Quán)

- Facebook: Chùa Ba Vàng, Thầy Thích Trúc Thái Minh, Thich Truc Thai Minh, Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán, CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa

- Website: chuabavang.com, thaythichtructhaiminh.com, phamthiyen.com

Các bài viết nên xem:

-
aa
+
6,826 lượt xem
09/05/2024

Bình luận (42)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. Cảnh Thanh Nhuần

    19/09/2024
    Trong tháng 4 hàng vạn trái tim của những người con Phật hướng tới ngày đại Lễ Phật đản, chín con vô cùng hoan hỷ ạ.
  3. V
    V

    Vũ Thị Lâm

    23/05/2024
    Chúng con xin thành kính tri ân ân đức trên Tam Bảo, ân đức trên Sư Phụ cùng Đại Tăng và cô Chủ Nhiệm đã chỉ dạy cho chúng con biết ý nghĩa và lợi ích của lễ Phật Đản ạ.
  4. V
    V

    Vũ Thị Hạnh

    07/05/2024
    Tháng 4 chúng con rất hào hứng mong chờ triệu triệu trái tim những người con Phật hướng về ngày Đức Phật đản sinh
  5. N
    N

    Nguyễn Thị Thu Hà

    31/05/2023

    Chúng xon xin kính tri ân Cô đã chỉ dạy cho chúng con được tu tập dưới giáo Pháp của Chư Phật để chúng con có được sự bình an trong cuộc sống

  6. 0
    0

    0975558290

    21/05/2023

    Sự đản sinh của Đức Phật xuống cõi Ta Bà là một hy hữu duyên, mang đến hạnh phúc cho nhân thiên và muôn loài. Bởi trong một thời kỳ kiếp sống của chúng sinh, chỉ có một vị Chính Đẳng Chính Giác ra đời, tuyên bố Pháp cứu khổ cho tất cả chúng sinh, sau đó rất lâu xa mới có một vị nữa ra đời. Cho nên, sự đản sinh của Đức Phật là vô cùng quý báu mà chúng ta nên tán thán và ghi nhớ. Do đó, nếu những ai đi qua lễ hội Phật đản chỉ cần khởi tâm tán thán, sẽ được phước báu ngay hiện kiếp này và trong nhiều đời nhiều kiếp sau; đặc biệt, sẽ có nhân duyên được tu tập trong Phật Pháp, được hạnh phúc, an vui, sẽ đi đến giải thoát, thành tựu Vô thượng Bồ đề và đạt được Niết bàn an lạc.