Mục lục [Hiển thị]
- Sáu Pháp hòa kính
- 1. Thân hòa đồng trụ
- 2. Khẩu hòa vô tranh
- 3. Ý hòa đồng duyệt
- 4. Giới hòa đồng tu
- 5. Kiến hòa đồng giải
- 6. Lợi hòa đồng quân
- Lợi ích khi thực hành Pháp lục hòa
- 1. Tiêu trừ ác nghiệp bất hòa trong các mối quan hệ
- 2. Tăng trưởng trí tuệ
- 3. Được mọi người tôn trọng
- Điều kiện thực hành lục hòa
Sáu Pháp hòa kính
1. Thân hòa đồng trụ
- Các Phật tử cùng nhau tu tập trong một đạo tràng, tại một ngôi chùa.
- Khi có phận sự thì cùng nhau họp bàn, khi tu tập thì cùng nghe Pháp, bàn luận về Pháp, sách tấn nhau thực hành đúng với giới của người Phật tử tại gia.
- Nếu mỗi người tu một chùa thì không thực hành được. Nên “thân hòa đồng trụ” có tính chất hòa hợp, khiến người thực hành tăng thượng các sự tốt lành: tăng thượng tâm, tăng thượng giới, tăng thượng trí.
2. Khẩu hòa vô tranh
- Trong khi giao tiếp chúng ta nên:
+ Nói lời ái ngữ, động viên, sách tấn nhau làm thiện, dứt trừ làm ác,... chia sẻ và giúp đỡ nhau, hướng tâm tới sự thành tựu cho nhau.
+ Tránh tranh cãi, sân giận, nói những lời ác hại nhau.
3. Ý hòa đồng duyệt
- Là khi cùng nhau tham gia một sự việc như nghe Pháp, làm phận sự, trì giới,… đều cùng đóng góp ý kiến để thành tựu đúng với việc đó. Khi đó, chúng ta mới hòa hợp được.
- Để khởi được ý hòa đồng duyệt, cần có các yếu tố/điểm chung sau:
+ Lý tưởng rõ ràng: Cần có một lý tưởng chung, tức là mong muốn được giải thoát khỏi các khổ, cùng nhau tu tập trong đạo Phật.
+ Tư duy quán chiếu theo nhân quả: Mọi việc phải được tư duy quán chiếu theo nhân quả. Nếu không có tư duy này, thì không thể thực hành được chánh kiến hay giới, cũng không hướng tới vô ngã. Theo lời dạy của Đức Phật “ý dẫn đầu các Pháp”, nên ý của mỗi người phải được đặt trong sự giác ngộ, kết hợp với lý tưởng giải thoát của riêng mình.
+ Chung ý khi bàn bạc và thực hành: Khi có cùng chung một ý về lý tưởng và tư duy theo nhân quả, mọi việc bàn bạc, dù là về bố thí hay các phận sự khác, sẽ trở nên dễ dàng và hòa hợp hơn.
4. Giới hòa đồng tu
“Giới hòa đồng tu” tức là cùng tu tập với những người giữ 5 giới của người Phật tử tại gia và 8 giới Bát Quan Trai.
5. Kiến hòa đồng giải
- Là kiến giải có được về chân lý hay lý đạo đã thông hiểu thì chia sẻ cùng mọi người, cùng nhau tu tập.
- Cần chăm chỉ thực hành nghe chính Pháp để hiểu rõ về chánh kiến.
Ví dụ:
+ Khi nghe bài Pháp với chủ đề “Kinh doanh thành công”, sẽ có được chính kiến về việc tại sao lại kinh doanh thành công, tại sao lại thất bại?
+ Qua bài Pháp về “Nguyên nhân của bệnh tật”, sẽ có chánh kiến về nguyên nhân gây ra bệnh tật là do chúng ta tự gieo nhân và đến khi đủ duyên thì sẽ phải trả quả báo, chứ không phải bệnh tật vô duyên mà có.
- Khi có chánh kiến, sẽ biết nhận diện về khổ. Từ đó, cùng nhau giúp đỡ, tìm ra nguyên nhân của khổ và hướng dẫn cho nhau đi trên con đường giải thoát khổ.
6. Lợi hòa đồng quân
Khi sinh hoạt trong CLB, trong đạo tràng, phải biết chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
Lợi ích khi thực hành Pháp lục hòa
1. Tiêu trừ ác nghiệp bất hòa trong các mối quan hệ
- Người thực hành được lục hòa tinh nghiêm, giúp tiêu trừ các ác nghiệp, ác quả từ sự bất hòa và tà kiến đã gây ra.
+ Ví dụ: Do bất hòa khởi tâm hại người, nên hiện tại phải chịu quả báo. Tuy nhiên, nhờ thực hành lục hòa một cách tinh nghiêm, quả báo đó được tiêu trừ.
- Nếu có sự bất hòa trong gia đình, xã hội, bạn bè,... nên hồi hướng công đức lục hòa để tất cả các duyên của mình được tốt đẹp lên, với điều kiện phải tinh nghiêm trong Pháp lục hòa.
2. Tăng trưởng trí tuệ
Từ sự thực hành lục hòa sẽ thực hành được Pháp vô ngã. Công đức thực hành Pháp vô ngã sẽ giúp tăng trưởng trí tuệ.
3. Được mọi người tôn trọng
Thực hành pháp lục hòa, thực tập tâm tôn trọng sẽ phát sinh ra công đức khiến chúng ta được con cái, gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp,... tôn trọng.
Điều kiện thực hành lục hòa
- Phải có số đông mới có “thân hòa đồng trụ”. Nếu tu một mình không thể thực hành lục hòa và dễ dẫn đến việc tu vào bản ngã.
- Cùng nhau tu theo Phật Pháp, có lý tưởng giải thoát, hiểu sâu về nhân quả, cùng nhau phát tâm tu học, thực hành phận sự, thực hành bố thí, và cùng nhau tinh tấn giữ giới.
Bài viết liên quan:
----------
Xem thêm các bài kinh: Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa
- Kinh Kosambiya - Sáu Pháp Hòa Kính
- Đức Phật Dạy Về Công Đức Sáu Pháp Hòa Kính (Lục Hòa)
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Luật Cây Rừng
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Sống Hòa Hợp (Tiền thân Sammodamàna)
- Quả báo của việc phá hòa hợp Tăng
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 5 - Ananda
- Kinh Hội Chúng - Cách Nhận Biết Về Đại Chúng Chư Tăng Để Nương Tựa Tu Hành
- Kinh Nhân Duyên Của Sư Trưởng Đối Với Sự Khởi Sanh Và Chấm Dứt Tranh Chấp Bất Hòa
- Kinh Trung Bộ Tập 1 - Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
- Thuyết Pháp thế nào đưa đến hòa hợp và phá hòa hợp?
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 3 - Cần Phải Nhớ
- Kinh Tăng Nhất - Các Dấu Hiệu Của Người Được Gọi Là “Trọng Pháp” Khi Thực Hành Lục Hòa
- Kinh Gieo Nhân Gì Để Được Đủ Duyên Hướng Dẫn Hội Chúng Tu Lục Hòa
- Kinh Châu Na - Dấu Hiệu Nhận Biết Hội Chúng Thực Hành Lục Hòa Đã Có Khả Năng Tự Độ
- Kinh Phật Thuyết Giải Ưu Kinh
- Kinh Tương Ưng Tập 2 - Khoảng Ba Mươi
- Kinh Mi Tiên Vấn Ðáp - Câu 71: Tương Quan Giữa Tội Và Phước
Bình luận (1)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Đỗ Thị Liên