Lục hòa là pháp tu đặc biệt từ thời Đức Phật còn tại thế. Tu tập lục hòa là cơ hội quý để được phước báu: Tiêu trừ nhiều ác nghiệp; được chư Thiên, thiện Thần hộ trì; tăng trưởng trí tuệ; được tôn trọng, yêu mến; gia đình thuận hòa, hạnh phúc,...
Vậy muốn tu lục hòa phải làm thế nào? Xin mời quý vị cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục [Hiển thị]
- Lục hòa là gì?
- 1. Thân hòa đồng trụ
- 2. Khẩu hòa vô tranh
- 3. Ý hòa đồng duyệt
- 4. Giới hòa đồng tu
- 5. Kiến hòa đồng giải
- 6. Lợi hòa đồng quân
- Lợi ích khi tu tập pháp lục hòa
- 2.1. Không lo bị ác hại mà còn được chư Thiên, thiện Thần, hộ Pháp bảo hộ
- 2.2. Tiêu trừ ác nghiệp bất hòa trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, bạn bè,...
- 2.3. Được mọi người tôn trọng
- 2.4. Gia đình không bị ly tán
- 2.5. Tăng trưởng trí tuệ
- Giới thiệu về CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng
Lục hòa là gì?
“Lục” là sáu, “hòa” là hòa hợp. Lục hòa là 6 sự hòa hợp, sáu nhân duyên đem đến hạnh phúc, giải thoát cho người thực hành. Vậy lục hòa gồm những gì?
1. Thân hòa đồng trụ
“Thân hòa đồng trụ” tức là cùng nhau tu tập trong một đạo tràng, tại một ngôi chùa. Nghĩa là thân chúng ta thân cận, gần với nhau; “đồng trụ” là ở một nơi, một chỗ.
Chúng ta cùng tu học và làm phận sự, giúp đỡ, chiếu cố lẫn nhau. Khi có công việc thì cùng nhau họp bàn, khi tu tập thì cùng nghe Pháp, bàn luận về Pháp, sách tấn nhau thực hành đúng với giới của người Phật tử tại gia. Tất cả mọi việc đều làm cùng nhau, chứ không có một nhóm riêng biệt nào cả.
Nếu như mỗi người tu ở một chùa thì chúng ta không thể cùng làm phận sự, sách tấn nhau giữ giới, tăng trưởng trí tuệ do cùng nghe Pháp, bàn luận Pháp... được. Cho nên, “Thân hòa cộng trụ” mới có tính chất hòa hợp để khiến chúng ta được tăng trưởng các sự tốt lành: tăng thượng tâm, tăng thượng giới, tăng thượng trí.
2. Khẩu hòa vô tranh
“Khẩu hòa vô tranh” tức là chúng ta giữ gìn lời nói của mình để không dẫn đến sự tranh đấu, cãi cọ. Trong khi giao tiếp, chúng ta nên nói lời ái ngữ, đúng nhân quả để khuyên bảo, động viên, sách tấn nhau cùng làm việc thiện, dứt trừ làm ác,... chia sẻ và giúp đỡ nhau để được thành tựu công đức.
3. Ý hòa đồng duyệt
“Ý hòa đồng duyệt” nghĩa là tất cả mọi việc chúng ta làm ở đạo tràng, câu lạc bộ thì đều bình đẳng. Chúng ta cùng họp bàn, đóng góp ý kiến, tôn trọng ý kiến của nhau nếu tư tưởng, ý kiến đó là đúng. Còn nếu không thì cùng nhau bàn bạc cho ra lẽ và vui vẻ chấp nhận, đi đến thống nhất.
4. Giới hòa đồng tu
“Giới hòa đồng tu” tức là chúng ta cùng tu tập với những người giữ 5 giới của người Phật tử tại gia và tu 8 giới Bát Quan Trai. Chúng ta lấy giới là cơ sở để sách tấn nhau, nhận lỗi và chỉ lỗi cho nhau để cùng tiến bộ.
>>> Xem thêm: 5 giới là gì? Giữ giới để được sống thọ, giàu có, bình an
Ví dụ:
+ Nếu một người đã phát nguyện tu tập, giữ giới thì khi được chúng ta góp ý, chỉ lỗi, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe, chuyển hóa tâm và chuyển hóa việc làm trong hiện tại.
+ Còn nếu chúng ta tu tập và làm việc với người không giữ giới, khi được góp ý, họ sẽ khó nhận lỗi và bản thân họ cũng sẽ không có cơ sở gì để khuyên bảo, sách tấn đạo hữu của mình. Hoặc trường hợp họ rủ mình giết gà để cúng, chúng ta phải giữ giới không sát sinh thì mới khuyên họ không nên sát sinh được.
Cho nên, giới hòa mới đồng tu được. Từ giới hòa (đồng nhau về giới) thì mới có khẩu hòa (hòa hợp trong lời nói) được.
5. Kiến hòa đồng giải
“Kiến hòa đồng giải” nghĩa là kiến giải có được về chân lý hay lý đạo đã thông hiểu thì chia sẻ cùng mọi người để cùng nhau tu tập.
Chúng ta cần tham gia các buổi nghe học Phật Pháp đầy đủ để được rõ biết về chánh kiến.
Ví dụ:
+ Khi nghe bài Pháp với chủ đề “Kinh doanh thành công”, chúng ta sẽ có được chính kiến về việc tại sao lại kinh doanh thành công, tại sao lại thất bại?
+ Qua bài Pháp về “Nguyên nhân của bệnh tật”, chúng ta sẽ có chánh kiến về nguyên nhân gây ra bệnh tật là do chúng ta tự gieo nhân và đến bây giờ đủ duyên nên sẽ phải trả quả báo, chứ không phải bệnh tật vô duyên mà có.
Khi đã có chánh kiến, tức là nhận diện về khổ, chúng ta giúp đỡ nhau tìm ra nguyên nhân của khổ và hướng dẫn cho nhau tu tập, buông bỏ tham ái, diệt trừ dần các phiền não, khổ đau, đi theo con đường giải thoát khổ.
6. Lợi hòa đồng quân
“Lợi hòa đồng quân” nghĩa là trong câu lạc bộ, trong đạo tràng, chúng ta phải biết chăm sóc, yêu thương nhau như người một nhà. Khi làm việc cùng nhau, phải biết chăm lo cho sức khỏe của nhau từ miếng ăn, giấc ngủ, khi ốm đau, bệnh tật.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng yêu thương, quan tâm tới đời sống của nhau; động viên, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, khi vui, khi buồn.
Lợi ích khi tu tập pháp lục hòa
Người tu tập, thực hành pháp lục hòa sẽ được công đức lục hòa. Công đức lục hòa được sinh ra từ các duyên sau: có hội chúng, hội chúng tu tâm tôn trọng, bình đẳng, tu trí vô ngã. Các Phật tử có chính kiến, khi tu trì giới, tu các phận sự cùng nhau, mà nói lời ái ngữ, họp bàn bình đẳng, tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, nâng đỡ cho nhau tiến tu, thì sẽ sinh ra công đức lục hòa.
Công đức lục hòa mang lại lợi ích đặc biệt cho người thực hành, bao gồm:
2.1. Không lo bị ác hại mà còn được chư Thiên, thiện Thần, hộ Pháp bảo hộ
Hồi hướng công đức lục hòa, chúng ta bớt được những người ác hại mình và người thân. Bởi chúng ta đã có công đức lục hòa - yêu thương, giúp đỡ, chăm lo cho mọi người trong nhân quả; hòa hợp, nâng đỡ lẫn nhau thì tất yếu chúng ta sẽ không phải chịu đau khổ.
Người biết tu tập lục hòa có phước rất lớn; đi đâu chư Thiên, thiện Thần, Hộ pháp, Long Thần cũng phải ủng hộ và bảo vệ. Đi đâu cũng có Hộ Pháp, Long Thần người ta bảo vệ. Đó là dòng nhân quả.
2.2. Tiêu trừ ác nghiệp bất hòa trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, bạn bè,...
Người thực hành pháp lục hòa tinh nghiêm sẽ tiêu trừ được các ác nghiệp, ác quả từ sự bất hòa và tà kiến chúng ta đã từng gây ra.
Ví dụ: Chúng ta bất hòa, không ưa ai đó và khởi tâm ác hại họ, đến bây giờ đủ duyên phải chịu quả báo. Nhưng do hiện tại chúng ta có thực hành lục hòa tinh nghiêm thì quả báo đó sẽ được tiêu đi.
Nếu như chúng ta có sự bất hòa nào đó trong gia đình, với bạn bè, đồng nghiệp, làng xóm, xã hội,... thì chúng ta hồi hướng công đức lục hòa cho tất cả các duyên của mình được tốt đẹp lên, với điều kiện phải thật sự tinh nghiêm trong việc tu tập lục hòa thì mới được linh ứng.
2.3. Được mọi người tôn trọng
Thực hành pháp lục hòa, thực tập tâm tôn trọng (ý hòa đồng duyệt) sẽ phát sinh ra công đức khiến chúng ta được con cái, gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp,... tôn trọng.
Ví dụ: Chúng ta bận không tham gia tu tập, làm phận sự cùng đạo tràng được thì sẽ nhắn tin, báo cáo lên nhóm chung để xin phép nghỉ. Chỉ một câu xin phép thôi mà chúng ta đã có được công đức lục hòa.
Bởi chúng ta tôn trọng người khác thì mình cũng sẽ được tôn trọng. Vậy nên các cụ mới có câu “có đức thì Quỷ Thần trọng”, việc xin phép đó chính là đạo đức tôn trọng.
Còn nếu chúng ta không có sự tôn trọng người khác thì sẽ không có được ý hòa với bất cứ ai. Ví dụ chúng ta dùng quyền hạn, sức mạnh để áp chế người khác thì nhân quả là sẽ không ai cung kính mình, bị người khác coi thường, khinh chê.
Vì vậy, chúng ta cần tu tập lục hòa và hồi hướng công đức phát sinh cho ác nghiệp của mình phải chịu sự bất hòa, coi thường, khinh chê,... Từ đó, có được nhân duyên tốt lành khiến chúng ta được người khác tôn trọng, cung kính.
2.4. Gia đình không bị ly tán
Tu lục hòa giúp chúng ta được tiêu trừ các nghiệp ly tán, đỡ phải chịu khổ quả gia đình, con cái chia lìa. Chúng ta có vợ chồng, con cái mà phải ly hôn hay gia đình bất hòa với nhau thì đau khổ vô cùng, đi đến đâu cũng gặp phải chướng ngại, mệt mỏi.
Cho nên, tu pháp lục hòa đem lại cho chúng ta và gia đình phước báu hòa bình, giảm trừ được các nhân duyên bị người khác ganh ghét, ác hại.
2.5. Tăng trưởng trí tuệ
Pháp lục hòa là Pháp của Phật, Pháp của Phật là trí tuệ Phật. Cho nên chúng ta thực hành trí tuệ Phật thì sẽ sinh ra trí tuệ cho chúng ta và thành tựu công đức cho mình.
Có trí tuệ và công đức rồi, chúng ta lại quán Pháp - tức là tiếp tục học hiểu lời Phật dạy, thâm nhập vào trí tuệ Phật, biết cách tiếp tục thực hành các công đức lục hòa và công đức lục hòa ấy lại sinh trí tuệ cho chúng ta. Cứ như vậy, trí tuệ chúng ta sẽ tăng trưởng, chúng ta mới có thể đạt đến đỉnh cao cuối cùng là có được trí tuệ Phật, thành Phật.
Trên đây là những công đức thù thắng phát sinh từ sự tu tập và thực hành lục hòa. Quý vị muốn được những lợi ích đặc biệt như vậy thì có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng theo thông tin dưới đây:
Giới thiệu về CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng
Câu lạc bộ do Phật tử Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) làm chủ nhiệm. Hiện nay (tính đến thời điểm tháng 12/2023), câu lạc bộ đã có gần 600 đạo tràng với ước tính hàng vạn Phật tử tu tập trong và ngoài nước, trải khắp trên 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
>>> Giới thiệu CLB Cúc Vàng: https://phamthiyen.com/gioi-thieu-clb-cuc-vang
Dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ trụ trì và sự hướng dẫn, sách tấn của Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến, các Phật tử trong CLB Cúc Vàng được học hiểu kiến thức Phật Pháp, tập tu và thực hành lục hòa từ suy nghĩ, lời nói, hành động,... trong cuộc sống cũng như tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội,...
Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và chuyển hóa những việc bất như ý trong cuộc sống, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình tại đây: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP
-------
Được biết, Pháp tu Lục hòa là pháp tu từ thời Đức Phật còn tại thế. Từ xa xưa, Đức Phật đã răn dạy tứ chúng của Ngài phải hòa hợp với nhau như nước với sữa.
Tiếp nối hạnh nguyện của Đức Phật, tại Việt Nam, vào thế kỷ XIII dưới triều đại nhà Trần, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xây dựng đất nước dựa trên Pháp tu lục hòa. Nhờ pháp lục hòa, nhà Trần đã 3 lần vẻ vang chiến thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Cũng nhờ pháp lục hòa, nhân dân sống trong sự hòa hợp, đất nước ấm no, thái bình; trở thành một quốc gia hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Với những giá trị tốt đẹp đó, ngày nay, dưới sự giáo dưỡng của Thầy Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng, CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã và đang tiếp nối truyền thống tu lục hòa từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông; đưa Phật Pháp vào cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước thái bình, phát triển.
CLB Cúc Vàng cũng có bài hát riêng mang tên “Lục hòa ca” do Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến sáng tác.
>>> Xem thêm: Bài hát: Lục hòa Ca
Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng về lục hòa. Quý vị có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin về câu lạc bộ tại đường link dưới đây: Tìm hiểu về CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa.
Các bài nên xem:
Bình luận (216)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nhung
Bình Diệu Liên
Phương Dương
Lương Thị Đại
Tuấn Hưng