Ảo tưởng là tình trạng có nhận thức, suy nghĩ xa rời thực tế; khiến lầm tưởng về khả năng của mình. Cho nên, hành động của mình sẽ thiếu sự lắng nghe, khiêm nhường và kết quả không được như mong đợi, dần dần sẽ bị mọi người coi thường.
Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân và cách thoát khỏi bệnh ảo tưởng theo góc nhìn Phật giáo. Mời quý vị cùng đón đọc!
Mục lục [Hiển thị]
Nguyên nhân của “bệnh” ảo tưởng về bản thân
Trạng thái tâm ảo tưởng sinh khởi từ tâm ngã mạn, coi thường người khác. Khi làm được việc nào đó, mình ngã mạn, coi mình là giỏi và không tôn trọng thầy – người dạy mình, không lắng nghe sự đóng góp ý kiến của người khác nữa. Và sự ngã mạn này thường đi liền với việc khinh khi người khác.
Như trong bài kinh Phạm Chí Cầm Đuốc (trong kinh Pháp cú thí dụ, Quyển Thứ Nhất, Phẩm Đa Văn thứ 4, Thí Dụ 12) kể rằng, có một vị Bà-la-môn học rộng nhưng ngã mạn, tự cho mình là bậc trí tuệ hơn người. Ông cầm đuốc đi giữa ban ngày, cho rằng nhân gian mê muội, cần ánh sáng của mình soi rọi.
Đức Phật hóa thân làm bậc hiền giả, hỏi ông có hiểu bốn pháp sáng suốt chăng. Khi biết mình chưa thấu triệt, Bà-la-môn hổ thẹn, nhận ra trí tuệ còn hạn hẹp. Đức Phật hiện thân, dạy rằng kẻ chấp vào chút hiểu biết mà kiêu mạn cũng như người mù cầm đuốc, tưởng soi sáng cho người nhưng chính mình vẫn tối tăm.
“Bệnh ảo tưởng” xuất phát từ tâm ngã mạn và coi thường người khác (ảnh minh họa)
Tác hại của ảo tưởng sức mạnh
1. Suy nghĩ xa rời thực tế
Người ảo tưởng thường tự đề cao bản thân về hai phương diện: Dung sắc và tài sản. Họ nghĩ mình đẹp, tin mình giỏi, và chính sự lệch lạc trong nhận thức này khiến tâm sinh ra những suy nghĩ xa rời thực tế. Họ ảo tưởng về sức mạnh, về khả năng của bản thân, cho rằng mình có thể làm được việc này, hoàn thành được việc kia – theo cách mà họ tưởng tượng ra.
Vì tin vào ảo tưởng ấy, họ hành động thiếu lắng nghe, thiếu khiêm tốn. Kết quả là công việc không đi đến đâu, không như mong đợi. Và dần dần, khi người khác nhận ra điều đó, họ sẽ bắt đầu coi thường mình.
Ảo tưởng dẫn đến có suy nghĩ xa vời, không đúng thực tế (ảnh minh họa)
2. Viển vông, có hành động lố bịch
Những người ảo tưởng thường rất viển vông, mà đôi khi không biết đó là ảo tưởng. Từ đó dẫn đến những hành động khiến người khác cảm thấy buồn cười, thậm chí trở nên lố bịch.
Ví dụ, một người luôn cho rằng mình đẹp trai dù thực tế không phải vậy, từ đó tỏ thái độ coi thường, chê bai người khác.
2 cách thoát khỏi ảo tưởng sức mạnh
1. Đánh giá bản thân một cách chân thực và tán thán việc làm tốt của người khác
Để thoát khỏi tình trạng ảo tưởng này, chúng ta phải nhận xét đúng về mình. Hãy tin vào bản thân bằng khả năng chân thật của mình, nếu khả năng đó còn yếu kém thì nên học hỏi, rút kinh nghiệm những việc làm chưa tốt của mình.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên luôn tán thán và học theo những việc làm tốt của người khác.
Hãy nhận xét bản thân đúng với sự thật, nếu khả năng còn yếu thì học hỏi, rút kinh nghiệm (ảnh minh họa)
2. Khiêm tốn, lắng nghe ý kiến người khác
Chúng ta hãy lắng nghe dù người nói là ai, điều này trong đạo Phật gọi là: “Y Pháp bất y nhân”, tức là điều mình nghe từ bất cứ đối tượng nào nếu là thiện, mang lại lợi ích cho mình và chúng sinh thì nên tán thán và thực hành pháp đó. Như vậy, chúng ta sẽ luôn hòa nhập với mọi người và học hỏi được tất cả những điều tốt của mọi người xung quanh.
Thêm nữa, chúng ta luôn cống hiến cho mọi người bằng đúng khả năng chân thật của bản thân. Đó cũng là tôn trọng người khác.
Lắng nghe ý kiến người khác, dần dần sẽ thoát khỏi tình trạng ảo tưởng (ảnh minh họa)
Trên đây là lời chia sẻ của cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán), Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa về “bệnh ảo tưởng”. Hy vọng, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chuyển hóa tình trạng này; từ đó, bản thân sẽ không còn bị ảo tưởng, biết khiêm tốn, học hỏi, lắng nghe để hoàn thiện mình và được mọi người yêu quý, cũng như gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Các bài nên xem:
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.