I. Lục hòa là gì?
- “Lục” là sáu, “hòa” là hòa hợp. Lục hòa là 6 sự hòa hợp, sáu nhân duyên đem đến hạnh phúc, giải thoát cho người thực hành. Vậy lục hòa gồm:
1. Thân hòa đồng trụ: Tức là cùng nhau tu tập tại đạo tràng, tại một chùa. Nghĩa là thân cận, gần với nhau.
2. Khẩu hòa vô tranh: Tức là giữ gìn lời nói, nói lời ái ngữ để không dẫn đến sự tranh đấu, cãi cọ.
3. Ý hòa đồng duyệt: Nghĩa là tất cả mọi việc trong đạo tràng, câu lạc bộ thì đều bình đẳng. Cùng họp bàn, đóng góp ý kiến - làm sao để thực hành sự bố thí tốt nhất.
4. Giới hòa đồng tu: Là cùng tu tập giữ năm giới và tám giới.
5. Kiến hòa đồng giải: Dùng chính kiến nhân quả để giải quyết mọi vấn đề khi tu với nhau.
6. Lợi hòa đồng quân:
- Tức là phải biết chăm sóc, yêu thương nhau như người một nhà.
- Khi làm việc cùng nhau, phải biết quan tâm, chăm lo sức khỏe cho nhau từ miếng ăn, giấc ngủ, khi ốm đau, bệnh tật.
- Cần quan tâm tới đời sống của nhau, động viên nhau kịp thời.
II. Lợi ích khi tu lục hòa
- Công đức lục hòa giúp chuyển hóa những ác nghiệp bất hòa ngay trong chính gia đình.
- Người biết tu tập lục hòa được chư Thiên, Thiện Thần ủng hộ. Đến nơi đâu cũng được Hộ Pháp, Long Thần bảo vệ.
- Tu lục hòa giúp khai mở trí tuệ.
- Pháp lục hòa giúp thành tựu Phật quả, đưa đến giải thoát khỏi những tâm bất thiện (chấp ngã, cấu uế,...). Cần tinh tấn thực hành lục hòa, giữ gìn sáu Pháp hòa kính để Phật Pháp trụ lâu dài ở thế gian.
----------
Xem thêm các bài kinh về Lục hòa:
- Đức Phật Dạy Về Công Đức Sáu Pháp Hòa Kính (Lục Hòa)
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Luật Cây Rừng
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Sống Hòa Hợp (Tiền thân Sammodamàna)
- Quả báo của việc phá hòa hợp Tăng
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 5 - Ananda
- Kinh Hội Chúng - Cách Nhận Biết Về Đại Chúng Chư Tăng Để Nương Tựa Tu Hành
- Kinh Nhân Duyên Của Sư Trưởng Đối Với Sự Khởi Sanh Và Chấm Dứt Tranh Chấp Bất Hòa
- Kinh Trung Bộ Tập 1 - Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
- Thuyết Pháp thế nào đưa đến hòa hợp và phá hòa hợp?
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 3 - Cần Phải Nhớ
- Kinh Tăng Nhất - Các Dấu Hiệu Của Người Được Gọi Là “Trọng Pháp” Khi Thực Hành Lục Hòa
- Kinh Gieo Nhân Gì Để Được Đủ Duyên Hướng Dẫn Hội Chúng Tu Lục Hòa
- Kinh Châu Na - Dấu Hiệu Nhận Biết Hội Chúng Thực Hành Lục Hòa Đã Có Khả Năng Tự Độ
- Kinh Phật Thuyết Giải Ưu Kinh
- Kinh Tương Ưng Tập 2 - Khoảng Ba Mươi
- Kinh Mi Tiên Vấn Ðáp - Câu 71: Tương Quan Giữa Tội Và Phước
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.