Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn ở trong làng của Xá-ma-ca Tử, vào hạ an cư. Các chúng Tỳ-kheo ở cách Phật không xa cũng đều an cư.
Bấy giờ Tôn giả A Nan cùng với Sa-môn tên là Tôn-na đi đến chỗ Đức Phật thỉnh hỏi về các thứ gốc rễ của sự tranh chấp.
… Đức Phật chỉ dạy:
Này A Nan, nên biết các chúng Tỳ-kheo khi khởi lên sự tranh chấp là do có vô số các thứ gốc rễ của sự tranh chấp.
Tôn giả A Nan bạch Phật:
– Lành thay! Thưa Thế Tôn. Lành thay! Thưa Thiện Thệ. Nay đã đúng lúc, cúi mong Đức Phật thuyết giảng rõ về gốc rễ của sự tranh chấp, khiến cho các Tỳ-kheo nghe rồi thì ghi nhớ, thọ trì, thường xa lìa mọi sự lỗi lầm.
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan:
– Các thầy hãy lắng nghe, ghi nhận, hãy khéo nhớ nghĩ. Nay Ta sẽ giảng nói về vấn đề ấy. Này A Nan, nếu có Tỳ-kheo khởi tâm phẫn nộ, do tâm phẫn nộ, nên đối với bậc Sư trưởng không sanh tâm cung kính, tôn trọng, cũng không thể tôn thờ, cúng dường. Do không cung kính Sư trưởng nên không thấy pháp. Vì không thấy pháp cho nên ở trong chúng Tỳ-kheo không có sự quán sát chân chánh. Do không quán sát chân chánh cho nên gây ra sự tranh chấp. Do tranh chấp khởi ra nên khiến cho nhiều người… kể cả các chúng trời, người đều không được lợi ích, chỉ sanh khổ não.
Lại có Tỳ-kheo, đối với trong và ngoài đều chấp cho là có, cho là thật, quan sát, chú ý, tích chứa, vui mừng với các tác ý, sai lạc tà vạy hết mực xấu ác, bộc phát sự hăng hái tà vạy, buông ra vọng ngữ sai lạc, dẫn tới sự tranh chấp. Như vậy, vọng niệm, không nhận thức đúng đắn, dẫn tới sự không tương ứng… cho đến đối với nguyên do của sự tranh chấp không thể đoạn diệt được. Này A Nan, những việc như vậy là căn bản của sự tranh chấp, do đó sanh ra các khổ não. Nhân của khổ não là do trước tiên khởi ra tâm phẫn nộ. Từ đấy lại khởi ra sự che lấp, dua nịnh, gièm pha, ganh ghét, tham lam keo kiệt, không biết hổ thẹn, chẳng có nhận thức đúng đắn, lại chấp giữ kiến giải của mình, cùng các thứ chấp trước, các nhớ nghĩ tà vọng. Do các nhân duyên xấu ác như vậy, đối với bậc Sư trưởng không khởi tâm cung kính, tôn trọng, cũng lại không thể thờ kính cúng dường. Do không tôn kính Sư trưởng của mình nên không thể thấy pháp. Vì không thấy pháp nên đối với chúng Tỳ-kheo không quan sát chân chánh. Do không quan sát chân chánh nên mới khởi ra sự tranh chấp.
Này A Nan, như điều Ta nói, các nguyên do như vậy đều là gốc rễ của sự tranh chấp. Do nhân duyên này, nếu lúc tranh chấp dấy khởi, có bảy pháp để diệt trừ sự việc ấy. Như Ta đã giảng nói, này A Nan, đối với các việc tranh chấp đã dấy khởi hay chưa phát sanh đều có thể diệt trừ. Những gì là bảy? Đó là: Hiện tiền Tỳ-ni, Ức niệm Tỳ-ni, pháp Bất si Tỳ-ni, Tự ngôn trị, Đa nhân ngữ, Tri sở tác, Như thảo phú địa. Đó là bảy pháp.
…Và này các Tỳ Kheo có sáu thứ pháp Hòa kính các Tỳ-kheo hãy lắng nghe, tác ý đúng lý, khéo ghi nhớ, khéo thực hành, thì đối với các việc tranh chấp đã dấy khởi hay chưa phát sanh đều có thể diệt trừ.
…Này A Nan, như trước Ta đã nói về gốc rễ của sự tranh chấp, các Tỳ-kheo, phải nên đoạn trừ. Đối với bảy pháp diệt trừ sự tranh chấp, các thầy cần phải biết rõ. Các việc tranh chấp chưa dấy khởi hoặc đã khởi ra, đều khiến cho nó chấm dứt. Nên cùng nhau tu tập pháp Lục hòa kính. Này các Tỳ-kheo, nếu thực hành như vậy thì dù ở Đông, Tây, Nam, Bắc, theo chốn nơi đi đến, hoặc dừng, hoặc đi, đều khiến cho các Tỳ-kheo đạt được an lạc, xa lìa các sự tranh chấp. Cho đến sau khi Ta nhập Niết-bàn, đều khiến cho các chúng Tỳ-kheo, dù ở nơi đâu, cũng thường được an lạc, như Ta hiện tại ở đời thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chẳng khác.
(Trích soạn từ: Kinh Trung A-Hàm Biệt Dịch, Số 85: Phật Nói Kinh Nhân Duyên Chấm Dứt Sự Tranh Luận, Hán dịch: Đời Tống, Đại sư Thi Hộ)
Bình luận (15)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Lê Thị Hạ
Phạm Thị Thắng Pháp Danh là Thắng Phương Hòa
Hường Nguyễn
Nguyễn Thị Mai Lan
Hin Trịnh Thị