Sám hối là gì? Muốn tâm bình an, tiêu trừ tội lỗi, phải nên sám hối

Sám hối là ăn năn tội lỗi đã mắc phải và quyết chừa bỏ, không tái phạm lỗi sau. Nếu biết cách sám hối, chúng ta sẽ được nhẹ nhõm, giảm trừ được tội lỗi, sinh ra phước báo và trí tuệ, chuyển hóa được nghiệp tội. 

Vậy khi mắc lỗi, chúng ta cần phải sám hối như thế nào? Dưới đây là 3 cách sám hối giúp bạn được thanh thản, tiêu trừ nghiệp chướng. 

Sám hối là gì?

Sám hối là sám lỗi cũ, hối lỗi sau. Với lỗi lầm đã mắc phải, chúng ta tư duy xem lỗi đó sẽ làm tổn hại trong nhân quả của mình như thế nào, làm cho người khác đau khổ ra sao,... Khi tư duy như thế gọi là “sám”. Còn “hối” tức là những lần sau chúng ta cố gắng không mắc phải lỗi ấy nữa. Đó được gọi là ăn năn sám hối.

Như trong kinh Lương Hoàng Sám có viết như sau: 

- Sám giả sám kỳ tiền khiên. 

- Hối giả hối kỳ hậu quá.

- Sám là ăn năn các việc ác đã làm, thề xin chừa bỏ, không dám tái phạm.

- Hối là hối cải. Những điều ác chưa làm, sau này xin thề nguyện không bao giờ làm nữa. Bao nhiêu điều thiện xin làm hết.

Chữ Phạn gọi là Sám ma, Hán dịch là Hối quá, ghép cả hai chữ lại mà đọc là Sám hối”.

Trong cuộc sống, chúng ta thường rút kinh nghiệm. Nhưng sự rút kinh nghiệm này chưa sâu mà chỉ dừng lại ở mức độ xem xét việc này có để lại hậu quả gì và rút kinh nghiệm để lần sau chúng ta làm tốt hơn.

Sám hối tội lỗi trong nhà Phật thì sâu hơn sự rút kinh nghiệm. Bởi chúng ta phải tư duy, quán xét về tâm, về nhân quả và sự ảnh hưởng của nhân quả với việc tu tập, rèn sửa thân tâm mình. 

Các Phật tử chắp tay trang nghiêm trong thời khóa sám hối

Các Phật tử chắp tay trang nghiêm trong thời khóa sám hối

Sám hối có lợi ích gì?

Năng lực của sám hối giúp chúng ta được trưởng dưỡng tâm, khiến một phần nghiệp chướng do tội lỗi đã gây ra sẽ được tiêu trừ. Sám hối càng nhiều thì tâm thanh tịnh càng nhanh. Điều này được ghi lại trong kinh điển như sau:

- Trong kinh Từ Bi Thủy Sám Pháp: “Pháp sám hối chính là sửa đổi sự lỗi lầm đã qua, diệt ác làm lành. Người đời ai không lỗi, như bậc hữu học lỡ mất chính niệm còn bị phiền não nổi lên, bậc La Hán có lúc kết tập phát khởi cũng còn phạm phải những nghiệp thân, khẩu, ý, huống kẻ phàm phu sao khỏi tội lỗi. Những người có trí biết trước liền ăn năn đổi lỗi, còn kẻ ngu si giấu giếm, nên tội thêm tràn đầy, chất chứa lâu ngày không biết khi nào tỏ ngộ. Nếu biết hổ thẹn giãi bày sám hối, không những diệt được tội lỗi, còn thêm vô lượng công đức, gây dựng quả vị Niết Bàn vi diệu của Như Lai”. 

- Trong kinh Lương Hoàng Sám: “Sức mạnh của pháp sám hối không thể nghĩ bàn. Vì sao mà biết? Vì vua A Xà Thế phạm đại tội ngũ nghịch, nhưng sau vua biết sinh tâm hổ thẹn, tự trách, tự ăn năn, nên tội nặng thành nhẹ”.

Ví dụ: Chúng ta từng gieo nhân, tạo nghiệp gì đó khiến sẽ phải gặp quả báo đau khổ hoặc phải đọa 3 đường ác (đọa xuống cảnh giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ). Nhưng nhờ có sự tư duy, sám hối tội lỗi thật lòng thì quả báo đau khổ kia có thể được chuyển hóa nhẹ đi. Chúng ta có thể vẫn được tái sinh về cõi người và chỉ bị tổn hao phước báo thôi. 

Do đó, không phải chỉ người ở chùa mới sám hối, mà bất cứ ai cũng nên sám hối. Vì sám hối tội lỗi đem lại quả báo lành rất lớn cho người biết thực hành.

3 cách sám hối giúp tiêu trừ nghiệp tội

1. Nhận diện tâm bất thiện và quyết chuyển hóa tâm

Sám hối thù thắng là chúng ta nhìn nhận tâm ác, bất thiện của mình trong mỗi hành động. 

Ví dụ: Trong sự việc này, chúng ta nhận diện thấy được rằng tâm mình dối trá. Vì vậy, tâm dối trá này của mình cần phải được thay đổi. 

Sám hối mà nhận diện rõ tâm và quyết tâm chuyển đổi tâm mình như vậy thì cách sám hối đó mới có thể triệt được tận gốc tội lỗi, sẽ sinh ra vô lượng phúc lành và trí tuệ, khiến chúng ta có thể chuyển hóa được vô số nghiệp báo.

Như trong kinh Lương Hoàng Sám có ghi: 

“Lý sám là sám hối tự tâm

Tội thành do tâm tạo

Tội diệt phải do tâm sám

Tâm không thì tội cũng không

Tội diệt thì tâm cũng diệt.

Tội không, tâm diệt thì không còn gì nữa mà sám hối. Như vậy mới là chơn thật sám hối. Sau khi lạy một lạy, tụng một câu, người tu hành nên xét lại tự tâm, diệt sạch vọng tưởng, quán lý vô sanh, phải biết tội do nhân duyên mà thành, thì tội cũng do nhân duyên mà diệt. Nhân duyên là những điều kiện tạo nên tội và phương pháp sám hối.

Tội vốn không thật có. Vì không thật có, nên chúng ta có thể chuyển tội thành phước, chuyển khổ thành vui, chuyển mê thành ngộ”. 

Còn nếu chúng ta thấy mình vẫn có tâm ác hại người khác, sợ quả báo nên mới sám hối, chỉ sám hối tội đã ác hại họ mà không chuyển hóa tâm ác đi thì tâm ác đó vẫn sẽ còn hiện hữu trong mình. Tâm ác hại này sẽ kéo theo quả báo từ vô thủy kiếp đến. Khi chúng ta khởi ý ác hại bất cứ một ai, quả báo sẽ đến và chúng ta lại tiếp tục phải trả quả báo. 

Các bạn trẻ trang nghiêm trong thời khóa sám hối tại chùa Ba Vàng

Các bạn trẻ trang nghiêm trong thời khóa sám hối tại chùa Ba Vàng

2. Lạy Phật sám hối

Chúng ta thấy rằng Đức Phật là cao quý, Ngài đã dạy Pháp cho chúng ta tu hành. Vậy mà, chúng ta lại lười biếng, không chịu thực hành nên đã gây ra tội lỗi, làm tổn hại đến mình và chúng sinh. Vì thế, chúng ta lạy Phật (đảnh lễ Phật) để sám hối.

Đối trước Đức Phật như người cha, người Thầy của mình; chúng ta tâm hướng lên chư Phật mà sám hối và tâm hướng về lỗi lầm của mình để ăn năn. Chúng ta sám hối bằng cách dừng nghiệp ác, làm các việc thiện lành tương ứng với nghiệp tội mà mình đã gây ra để chuyển hóa nghiệp. Còn nếu chỉ sám hối tội lỗi rồi lại tiếp tục tái phạm thì sẽ không thể tiêu được nghiệp.

>>> Xem thêm: Nghi thức sám hối hồng danh (Sám hối, đảnh lễ danh hiệu các vị Phật)

Lạy Phật sám hối là một trong các cách giúp tiêu trừ nghiệp tội

Lạy Phật sám hối là một trong các cách giúp tiêu trừ nghiệp tội

3. Tụng kinh sám hối

Chúng ta có thể tụng kinh sám hối (hay đọc kinh sám hối). Có rất nhiều bài kinh sám hối nói đến những tội lỗi mà tất cả chúng sinh có thể mắc phải như kinh Từ Bi Thủy Sám Pháp, sám hối sáu căn, Lương Hoàng Sám,...

Ví dụ:

+ Trong kinh Từ Bi Thủy Sám Pháp, có đoạn “Sám hối từ vô thủy kiếp tới nay, con đã vô minh mà làm nên các tội lỗi, hoặc trộm cắp của người, hoặc chiếm đoạt tài sản, sang lấn ruộng vườn của người…”. 

Khi đọc kinh sám hối, chúng ta thấy văn kinh tương ứng với tâm của mình (tâm xan tham - trộm cắp, chiếm đoạt tài sản,...) thì chúng ta thấy hổ thẹn và quyết chừa bỏ lỗi lầm. 

+ Khi đọc bài Sám chuyển hóa thuộc kinh Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có thể thấy ngay cuộc sống đời thường của mình, sẽ tỉnh thức và nhớ ra được từ sáng đến chiều, tâm mình đã được tưới tẩm những hạt nhân ác gì. Ngay trong khi đọc, chúng ta cũng có thể phát sinh ra được cách hành xử vào ngày hôm sau để chuyển hóa cách hành xử không tốt của hôm trước và dứt trừ được các tâm cấu uế.

Do đó, sám hối rất có lợi ích và chúng ta nên duy trì lễ sám hối mỗi ngày. Mặc dù gia duyên ràng buộc, nhiều công việc nhưng chúng ta nên dành một thời khóa vào buổi tối để tụng kinh sám hối. Từ đó, có thể thức tỉnh và chuyển hóa được tâm của mình. 

Các Phật tử tụng kinh sám hối tại nhà

Các Phật tử tụng kinh sám hối tại nhà

Ngoài ra, nếu sắp xếp được thời gian, quý vị có thể về chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh tham gia thời khóa Sám hối chuyển hóa định kỳ vào ngày mùng 8, 14 và 30 (29 tháng thiếu) âm lịch hàng tháng hoặc theo dõi chương trình sám hối trực tuyến của chùa tại nhà.

Thời khóa sám hối chuyển hóa tại chùa Ba Vàng

Thời khóa sám hối chuyển hóa tại chùa Ba Vàng

----------

Trên đây là lý giải về sám hối và cách sám hối được tổng hợp từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán), giúp quý vị được nhẹ nhõm, thanh thản trong tâm, tiêu trừ được nghiệp tội nếu tinh tấn thực hành. 

Quý vị có thể đăng ký tham gia đạo tràng để được hướng dẫn tu tập và chuyển hóa những việc bất như ý trong cuộc sống, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình tại đây: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP

Các bài nên xem:

-
aa
+
1,142 lượt xem
04/10/2023

Bình luận (4)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. N
    N

    Nguyễn thị thủy

    02/11/2024
    Con muốn đăng ký nghe kinh sám hối trực tuyến làm cách nào để tải về ạ
  3. P
    P

    Phan Thị Hường

    16/10/2024
    Con xin thành kính tri ân trên công đức của Cô qua bài viết của Cô con thấy ý nghĩa và thật sâu sắc, trí tuệ được khai mở, giúp con hiểu rõ về Pháp sám hối để giác ngộ nhân quả, bỏ ác làm thiện ạ.
  4. D
    D

    Doãn Thị Xuân

    14/10/2024
    Phật tử xintri ân Cô CN, đọc bài viết của Cô, trí tuệ đực khai mở, hiểu rõ về sám hối để giác ngộ nhân quả, bỏ ác làm thiện.
  5. H
    H

    Hằng Hạnh Dung

    15/03/2024
    Con xin thành kính tri ân Tam Bảo, tri ân trên Sư Phụ và Đại Tăng, con xin tri ân các bậc thiện hữu tri thức đã giúp chỉ ra con đường bớt khổ, cho chúng con được sám hối tội lỗi nghiệp chướng của mình ạ