Đức Phật dạy về kết cục đau khổ khi xâm phạm tài sản Tam Bảo

Tài sản Tam Bảo bao gồm tất cả những thứ được dâng, biếu, cho, tặng, cúng dường lên Tam Bảo. Tài sản đó được chư Tăng - đại diện cho Tam Bảo - quản lý, sử dụng để phục vụ cho việc hoằng dương Phật Pháp, mang lại lợi ích cho chúng sinh.

Vậy nên, nếu tài sản Tam Bảo bị xâm phạm thì việc hoằng dương Phật Pháp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, trong rất nhiều bài kinh, Đức Phật dạy, những người này sẽ gặp phải kết cục nặng nề.

Bài viết này sẽ nêu rõ về hậu quả của việc xâm phạm tài sản Tam Bảo và trách nhiệm của đệ tử Phật trong việc bảo vệ tài sản của Tam Bảo. Mời quý vị cùng tìm hiểu!

Hậu quả của việc xâm phạm tài sản Tam Bảo

Trong bài kinh số 526, kinh Tạp A-hàm (tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam), Tôn giả Mục Kiều Liên thấy một chúng sanh khổ sở giữa hư không. Trên đầu chúng sanh này đội vạc đồng sôi trào, thân thể bị thiêu đốt, vừa khóc lóc vừa kêu gào. Đức Phật giải thích rằng, trong quá khứ, chúng sanh này từng là một Tỳ-kheo tri sự thời Phật Ca-diếp. Vì cố tình không chia dầu đúng thời cho các Tỳ-kheo khách mà chỉ dành cho Tỳ-kheo trong chùa, ông đã tạo nghiệp ác và bị đọa vào địa ngục. Dư báo địa ngục vẫn còn nên phải tiếp tục chịu cảnh khổ như hiện tại.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng, vị Tỳ-kheo tri sự không xâm phạm tài vật cho riêng mình, mà chỉ sai phạm một việc nhỏ: không chia đều đồ cúng dường cho khách Tăng. Chỉ sử dụng sai mục đích tài sản của Tam Bảo như vậy mà đã phải chịu hậu quả đau khổ.

Trong bài kinh số 529, kinh Tạp A-hàm (tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam), có câu chuyện về một vị Sa-di cũng rất đáng suy ngẫm. Vị này lén lấy hai chiếc bánh cúng dường chư Tăng, giấu vào nách để ăn một mình. Hậu quả là ông bị đọa vào địa ngục, chịu vô lượng đau khổ. Khi thoát khỏi địa ngục, dư báo vẫn còn khiến ông trở thành một chúng sanh có hai vành sắt ở hai bên hông bốc lửa thiêu đốt thân thể, vừa đau đớn vừa kêu khóc.

Chỉ vì hai chiếc bánh cúng dường mà phải gánh lấy hậu quả nặng nề đến vậy. Điều này cho thấy, bất kỳ ai có ý định xâm hại tài sản của Tam Bảo, dù chỉ một đồng, một xu hay nhỏ như hạt vừng, cũng phải gánh chịu nhiều khổ đau lâu dài.

Kết cục của việc xâm hại tài sản Tam Bảo là đọa vào cõi địa ngục, ngạ quỷ (ảnh minh họa)

Kết cục của việc xâm hại tài sản Tam Bảo là đọa vào cõi địa ngục, ngạ quỷ (ảnh minh họa)

Bảo vệ tài sản Tam Bảo – trách nhiệm của người con Phật

Chúng ta hãy là những người giác ngộ Phật Pháp, mong muốn cho mình và mọi người được thực hành thiện nhân quả. Nếu thấy tài sản Tam Bảo bị xâm phạm, chúng ta hãy dùng hai quyền: tự do trong việc cho tặng tiền bạc và bảo hộ tài sản Tam Bảo; để hộ trì Tam Bảo cũng như giúp họ không phải chịu hậu quả khổ đau.

Khi đó, chúng ta mới đúng là người Phật tử chân chính, có trí tuệ, từ bi, yêu thương khắp chúng sinh, muốn chúng sinh được lợi ích, hạnh phúc và mong chúng sinh không gieo nhân để bị hậu quả xấu.

1. Sử dụng quyền tự do trong việc cho, tặng tiền bạc

Theo điều 158. Quyền sở hữu, Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam có ghi: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Ở đây, theo Điều 192 và Điều 194 Bộ luật Dân sự (BLDS) 91/2015/QH13, quyền định đoạt bao gồm các hành vi chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao trạng thái chiếm hữu của tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản và các hình thức khác.

Như vậy, chúng ta có quyền tự do định đoạt tài sản của mình như công đức vào Tam Bảo. Tuy nhiên, khi đã công đức, người cho không còn quyền quản lý tài sản đó nữa, mà quyền này đã được chuyển đến chư Tăng – đại diện cho Tam Bảo. Do vậy, cần hiểu rõ rằng, khi đã công đức vào Tam Bảo, tài sản cúng dường thuộc quyền quản lý, sử dụng của chư Tăng. Bất kỳ ai xâm phạm tài sản Tam Bảo đều vi phạm pháp luật.

Tài sản chúng ta công đức vào Tam Bảo rồi thuộc quyền sở hữu của chư Tăng (ảnh minh họa)

Tài sản chúng ta công đức vào Tam Bảo rồi thuộc quyền sở hữu của chư Tăng (ảnh minh họa)

2. Bảo hộ tài sản Tam Bảo, không làm đau khổ cho chúng sinh

Khi đã hiểu về kết cục của việc xâm phạm tài sản Tam Bảo, chúng ta không được để cho ai bị khổ đau vì sự cúng dường của mình. Bởi khi mình cúng dường mà số tài sản công đức này bị xâm phạm thì người xâm phạm đó sẽ gặp hậu quả đau khổ.

Vậy nên, chúng ta cần làm tất cả những việc phù hợp với pháp luật, đạo lý và lời Phật dạy để ngăn chặn việc tài sản Tam Bảo bị xâm hại bằng mọi hình thức.

Trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật là phải mang đến lợi ích hạnh phúc cho mình và hạnh phúc cho chúng sinh (ảnh minh họa)

Trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật là phải mang đến lợi ích hạnh phúc cho mình và hạnh phúc cho chúng sinh (ảnh minh họa)

Trên đây là lời Phật dạy về hậu quả của việc xâm phạm tài sản Tam Bảo trong nhiều bài kinh qua sự chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán). Hy vọng, chúng ta hiểu về nhân quả để tránh việc làm ảnh hưởng đến tài sản Tam Bảo, hộ trì chư Tăng; từ đó mà được lợi ích, không bị đau khổ.

Chúc quý vị an lạc, hạnh phúc!

Các bài nên xem:
-
aa
+
2,034 lượt xem
11/07/2021
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.