Bệnh hay quên và cách khắc phục để có trí nhớ tốt hơn

“Ôi! Mình quên mất!”; “Khi nãy mình để ví ở đâu ý nhỉ?”;... - Đó là những câu nói mà chúng ta gặp rất nhiều. Thậm chí, ngay cả chính chúng ta cũng thường xuyên mắc phải căn bệnh hay quên này. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên là gì? Và làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến về vấn đề trên.

Câu hỏi từ một bạn hay quên đồ khiến mất tài sản

Trong Chương trình giải đáp thắc mắc, một bạn đã đặt câu hỏi đến Cô Phạm Thị Yến với nội dung như sau: “Thưa Cô, con là người không có thói quen gọn gàng mà rất lôi thôi, luộm thuộm và hay quên đồ. Đặc biệt, con rất hay rơi mất tiền. Mặc dù con đã cố gắng gọn gàng nhưng không đạt kết quả như mong muốn. Không biết trước kia con đã làm gì mà sao bây giờ con lại mắc phải việc này. Thưa Cô, con phải làm như thế nào bây giờ ạ?”.

Bệnh hay quên và mất tập trung nguyên nhân do đâu?

Với thực trạng công việc của mỗi người như hiện nay thì bệnh hay quên đang trở thành một căn bệnh khá phổ biến. Vậy nguyên nhân gì gây nên căn bệnh hay quên và mất trí nhớ? Trong buổi trả lời thắc mắc, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Chúng ta có quá nhiều công việc nên khi làm việc này sẽ nghĩ đến việc khác. Đó là do chúng ta không có lập trình công việc”. Để giúp cho quý Phật tử hiểu rõ hơn về nguyên nhân, Cô Phạm Thị Yến lấy một số ví dụ trong đời sống: “Khi chúng ta đang nấu cơm thì nói chuyện với hàng xóm. Có khi đang ăn thì lại nhớ ra chuyện khác, tận đến khi hết cơm mới biết đã hết cơm mà không biết mình nhai và nuốt kiểu gì. Đi trên một con đường, chúng ta vừa đi vừa nghĩ mà không biết trên đường có những gì”.

hay-quen-va-mat-tap-trung-khi-co-qua-nhieu-cong-viec-mot-luc
Bệnh hay quên và mất tập trung xảy ra khi làm có quá nhiều công việc cùng một lúc nếu không có kế hoạch

Bên cạnh đó, Cô chủ nhiệm cũng chia sẻ thêm: “Ví dụ: Là con gái, khi đang làm việc nhưng lại hình dung ra có người ngắm mình, rồi điệu đà nên không chú tâm vào công việc. Từ đó, chúng ta đã huân tập tính không tập trung, đó chính là sự lãng quên. Ví dụ: Đáng nhẽ cắm bông hoa nhưng lại cứ đứng lên, ngồi xuống để cho anh kia ngắm mình. Thế là tâm trí để hết vào anh kia, quên ngay việc đang làm; đầu óc một nơi, tay chân một nơi. Khi anh kia đi rồi mới nhìn lại, hóa ra bông hoa này bị thối rồi cũng cắm lên. Đó là hay quên”. Qua những ví dụ trên, Cô Phạm Thị Yến khẳng định: “Chúng ta nghĩ quá nhiều việc một lúc, cái thức phải ghi ba, bốn sự việc cùng một lúc, cho nên mới xảy ra tình trạng hay quên và bị lẫn lộn”.
Từ lời chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, chúng ta nhận thấy rằng nguyên nhân gây ra bệnh hay quên và mất tập trung là do chúng ta làm quá nhiều việc cùng một thời điểm; không có sự sắp xếp, lên lịch cụ thể hợp lý cho từng công việc, cứ đang làm việc này thì tâm trí lại nghĩ đến chuyện khác.

Cách chữa bệnh hay quên hiệu quả nhất

Bệnh hay quên ảnh hưởng rất rõ ràng đến tiến độ công việc cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người. Để khắc phục bệnh hay quên, chúng ta có thể tham khảo cách mà Cô Chủ nhiệm đã hướng dẫn như sau: “Trong nhà Phật có tu việc: Làm việc gì, biết việc đó. Có khi phải bỏ đến vài chục năm để tu tập việc này chứ không phải chỉ ngày một, ngày hai. Bởi vì, để làm việc gì mà chỉ nghĩ đến việc đó cũng phải gần vào đến bậc Thánh. Vậy nên bây giờ, chúng ta tập làm việc gì cũng ghi ra và có công đoạn của công việc đó”.
Cùng với đó, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ trước khi làm một việc gì đó, chúng ta phải tư duy rồi theo dõi, ghi nhận những việc mình làm: “Ví dụ: Khi các bạn đi từ nhà ra chợ, các bạn hãy tư duy trước: Đầu tiên, ta ra tới cổng nhà; sau là đến đường cái; đến cổng chợ và vào tới chợ. Như vậy rồi, khi đến cổng, các bạn biết là: “Tôi đã đến cổng”, ra đường cái: “Tôi đã ra đến đường cái”,... Tức là tất cả những gì chúng ta đã ghi thì phải lấy đầu óc để theo dõi nó, chúng ta sẽ giảm bệnh hay quên”.

Ngoài ra, Cô Chủ nhiệm chia sẻ đối với các công việc mình làm, chúng ta cần tư duy một cách sáng suốt và thấu đáo: “Chúng ta nghĩ việc nào là sẽ làm việc đó. Ví dụ: có 10 công việc thì chúng ta phải phác ra cả 10 công việc xem nó bao gồm những gì. Chúng ta đừng nghĩ hời hợt, nghĩ một tí bên này, một tí bên kia, mà phải thật chuyên sâu vào tư duy. Như vậy rất có lợi cho trí của chúng ta. Nhờ vậy, có những việc tuy chưa làm bao giờ nhưng chúng ta có thể xử lý rất nhanh nhẹn, gọn gàng và chính xác. Đó là do chúng ta có tỉnh thức. Cho nên, chúng ta phải tu tập tỉnh thức để chuyển hóa lú lẫn, hay quên”.

tu-duy-ky-ghi-nhan-va-giai-quyet-tung-van-de
Tư duy kỹ, ghi nhận và giải quyết từng vấn đề là một trong các cách khắc phục bệnh hay quên

Qua những lời chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, mong rằng, quý Phật tử và bạn đọc đã có thêm những hiểu biết cùng với cách khắc phục đối với chứng bệnh hay quên.
Chúc quý Phật tử luôn tinh tấn trên con đường tu học Phật Pháp và biết cách áp dụng lời chia sẻ của Cô chủ nhiệm để chuyển hóa cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

Các bài nên xem:

-
aa
+
2,442 lượt xem
12/09/2020

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.