Thiền được biết đến là một phương pháp giúp giảm trừ các phiền não, cải thiện sức khỏe, rèn luyện sự tập trung và tăng trưởng trí tuệ. Hiện nay, ngày càng có nhiều người quan tâm và mong muốn thực tập thiền để loại bỏ những mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống, tâm hồn được bình an. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ thiền là gì và những lợi ích bất ngờ mà thiền mang lại cho cuộc sống.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về thiền, hướng dẫn thiền và những tác dụng của ngồi thiền. Kính mời quý vị cùng đón đọc!
Mục lục [Hiển thị]
- Thiền là gì?
- Tác dụng của thiền
- 1. Cải thiện sức khỏe
- 2. Có nội lực giúp loại bỏ phiền não
- 3. Tâm hồn được vui vẻ
- 4. Rèn luyện sự tập trung
- 5. Tăng trưởng trí tuệ
- 6. Tăng trưởng thiện tâm
- 7. Buông bỏ tham, sân và si ái
- 8. Chuyển hóa nghiệp
- Một số phương pháp thiền trong Phật giáo
- Thiền quán
- Thiền định (thiền chỉ)
Thiền là gì?
Thiền là phương pháp giúp quản trị tâm, giúp tâm dần dần được an định. Bởi hàng ngày, tâm của chúng ta rất phức tạp, rối ren. Tâm của con người được ví như “tâm trăm mối tơ vò”. Chúng ta phải lo nghĩ rất nhiều chuyện như: kiếm tiền để xây nhà, nuôi con cái ăn học, hay phải lo tích lũy tiền khi về già,...
Tâm dao động quá nhiều như vậy khiến sức khỏe dần suy yếu, sinh ra mệt mỏi và bệnh tật cho cơ thể. Vậy thiền chính là phương pháp để giúp tâm chúng ta an định trở lại, làm chủ tâm của mình.
Tác dụng của thiền
Hiện nay, thiền Phật giáo đã được phổ rộng khắp thế giới ở nhiều châu lục, nhiều quốc gia. Nhiều công ty, xí nghiệp, tập đoàn cũng đã ứng dụng thiền, bởi họ thấy được lợi ích của thiền. Dưới đây là 8 lợi ích mà thiền mang lại cho con người.
1. Cải thiện sức khỏe
Các nhà khoa học khi nghiên cứu những thiền sinh, họ đo sóng điện não đồ, nhịp tim, mạch đập, hơi thở và sức khỏe thì thấy được thiền mang lại rất nhiều lợi ích như: hỗ trợ tái tạo tế bào, trẻ hóa não bộ, tăng cường thải độc, giảm stress, giúp con người kiểm soát cảm xúc, công việc hàng ngày,...
2. Có nội lực giúp loại bỏ phiền não
Nếu chúng ta không tìm được hạnh phúc bên trong thì cuộc đời sẽ có nhiều phiền não, đau khổ. Bởi ngoại cảnh thường không làm cho chúng ta vừa ý. Ví dụ, sống phải làm vừa lòng chồng hoặc vợ, ra ngoài phải làm vừa lòng sếp, khách hàng,... nên rất mệt mỏi.
Khi thiền, chúng ta phải quay vào bên trong, dần dần ta sẽ có nội lực khiến chúng ta vừa lòng với các việc bên ngoài. Khi đó, chúng ta không bị mệt mỏi, bớt đi phiền não.
Cho nên, thiền giúp chúng ta loại bỏ những phiền não. Tự tâm của chúng ta sẽ có tính chất giải tỏa phiền não bằng sự thanh lý nội tâm do năng lực của thiền.
3. Tâm hồn được vui vẻ
Sau một thời thiền, tâm chúng ta được tĩnh lại, vui vẻ đối trước nghịch cảnh. Tự nhiên, chúng ta tự tại và thanh thản hơn.
4. Rèn luyện sự tập trung
Khi thực hành thiền, chúng ta không để ý đến bên ngoài, chúng ta chỉ chú tâm vào việc đang làm, tức là chúng ta đang rèn luyện sự tập trung cao độ.
Nếu rèn luyện được sự tập trung cao độ thì sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta ngay trong cuộc sống hiện tại, chúng ta sẽ có được năng lực của tập trung. Khi đó, chúng ta sẽ giải quyết công việc được tốt nhất.
5. Tăng trưởng trí tuệ
Thiền có tác dụng khai mở tâm và trí. Có thể, trong khi thiền quán, chúng ta nhận thấy từ trước đến nay, tâm mình bất thiện, rồi chúng ta sám hối thì dần dần tâm của chúng ta được nâng lên.
Thêm nữa, tâm chúng ta cũng sẽ được định tĩnh hơn trong cách hành xử. Cho nên, thực tập thiền sẽ giúp chúng ta có định tâm và trí tuệ. Khi định tâm, chúng ta sẽ xử lý mọi việc được tốt đẹp hơn.
6. Tăng trưởng thiện tâm
Khi thiền, nếu thấy tâm mình tư duy ác thì chúng ta phải tự tác ý để dẫn tâm quay về thiện, xả bỏ ác. Nếu thấy tâm chúng ta tư duy thiện thì hãy ghi nhận điều này, việc này giúp tăng thượng tâm. Chúng ta hãy để tâm của mình tư duy một cách tự nhiên thì tâm mình sẽ tự thanh lý, tự dẫn dắt mình theo chiều thiện để đoạn trừ các phiền não. Chúng ta chỉ cần tư duy đúng theo hướng: ngăn ác, diệt ác, sinh thiện và tăng trưởng thiện.
7. Buông bỏ tham, sân và si ái
Một trong những mục đích của thiền là buông bỏ tâm tham, sân, ái để cho chúng ta có được nhân quả tốt đẹp, tâm chúng ta ngày một thiện lành, mát mẻ hơn. Cuộc sống cũng được hạnh phúc, dễ tùy thuận hơn. Vì thế nên, sống trong thế gian này, chúng ta không bị phiền não, đau khổ chi phối.
8. Chuyển hóa nghiệp
Khi thực tập thiền quán, chúng ta phải tư duy rất sâu. Khi ấy, chúng ta nhớ ra những nghiệp lực từ trước, tâm tính, hành vi xấu của mình. Sau khi tư duy, chúng ta sám hối và từ bỏ những điều xấu, bất thiện đó. Có thể những hành vi xấu ấy của bản thân khiến chúng ta phải nhận quả báo, nhưng do chúng ta có quán chiếu, nhớ tới hành vi ấy và sám hối, từ bỏ thì quả báo sẽ nhẹ bớt đi.
>> Xem thêm: 3 cách tu để không mắc khẩu nghiệp, cuộc sống an ổn, không gặp tai họa
Một số phương pháp thiền trong Phật giáo
Trước đây, Đức Phật Thích Ca cũng đã từng tu theo các pháp thiền ngoại đạo nhưng những phương pháp thiền đó không dẫn đến được đến sự diệt trừ phiền não và giác ngộ.
Sau này, Đức Phật Thích Ca thành đạo sau 49 ngày đêm thiền định, Ngài mới chỉ dạy cho nhân loại các phương pháp thiền trong đạo Phật để dẫn chúng ta đạt được tâm an định chân thật.
Cho nên, thiền Phật giáo là pháp thiền an lành, đưa con người chuyển hóa được thân tâm, khai sáng trí tuệ, diệt trừ phiền não, khổ đau cho con người.
Dưới đây là một số phương pháp thiền trong nhà Phật:
Thiền quán
Thiền quán chính là sự quan sát. Chúng ta có thể quán khổ. Việc quán khổ là thuộc về tư duy. Cho nên, chúng ta có thể thực hành được ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi.
Ví dụ, khi chúng ta tham ăn món gì đó, chúng ta nhận thấy bản thân mình đang tham ăn và thấy sự trói buộc của việc tham ăn, chúng ta buông xả món ăn đó, vì nó khiến bản thân bị thiêu đốt. Đó là chúng ta đã thực hành được một niệm thiền, quay lại an trú trong tâm vô tham.
Thiền cũng là sự quán sát, tư duy, quán tâm; chứ không phải cứ ngồi mới là thiền.
Thiền ở bốn nơi trên thân: thân, thọ, tâm, Pháp; được gọi là thiền tứ niệm xứ. Ví dụ, đối với thân, tất cả cử chỉ, hành động, oai nghi của thân chúng ta phải rõ biết về nó. Trong oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi; chúng ta không được để buông lung.
Thiền định (thiền chỉ)
Thiền định hay thiền chỉ là chúng ta buông bỏ, chỉ ở yên, trú tâm vào một chỗ.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiền và lợi ích của thiền qua những chia sẻ của Phật tử Phạm Thị Yến, Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa. Mong rằng, khi thực tập thiền thường xuyên, quý vị sẽ giảm trừ được những phiền não, tăng trưởng trí tuệ, rèn luyện được sự tập trung; từ đó, tâm hồn được an lạc, hạnh phúc, cuộc sống và công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Các bài nên xem:
Bình luận (2)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Đỗ Thị Hoa
Lã Thị Huân
Con xin tri ân sự chia sẻ của cô ạ