“Thai giáo” theo quan điểm đạo Phật mang tới lợi ích vô cùng lớn!

Sinh con hiếu thảo, lớn lên khỏe mạnh chắc hẳn là mong mỏi của hầu hết những bậc làm cha làm mẹ. Do đó, vấn đề thai giáo - dạy con ngay từ trong bụng mẹ đã được ông bà ta quan tâm, áp dụng từ lâu. Ngày nay, khi khoa học phát triển, thai giáo được xây dựng trong nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, âm nhạc... Tất cả những điều đó đều với mục đích tốt đẹp là mang lại lợi ích cho em bé và mẹ bầu.
Trong nhiều bài giảng, Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã chia sẻ về vấn đề thai giáo theo quan điểm của đạo Phật. Để tìm hiểu và áp dụng những lời Phật dạy, sinh con hiếu thảo khỏe mạnh, mời quý Phật tử cùng đọc bài viết về thai giáo dưới đây qua lời chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến nhé!

Điều kiện quan trọng để hỗ trợ thai giáo được tốt nhất

Là người đệ tử Phật, chúng ta biết rằng luật nhân quả chi phối và vận hành mọi sự vật, hiện tượng của pháp giới này. Vậy nên, để sinh được những đứa con theo ý muốn, khỏe mạnh, thông minh phụ thuộc rất nhiều vào nhân quả - nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái. Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Việc cho em bé nghe nhạc và mát xa bụng cũng rất tốt cho sức khỏe của em bé và có khả năng làm em bé thông minh lên. Nhưng với điều kiện mẹ và em bé phải có phước lành thì mới có nhân gặp các thiện Pháp, ví như đất xốp gặp mưa thì nó mới ngấm. Ngược lại, nếu em bé có nghiệp ác thì sẽ không được tốt đẹp. Ví dụ: em bé có nghiệp chết yểu thì dù có chăm sóc đến mấy đi nữa thì em bé vẫn bị chết trong thai. Ví như đất nung, có tưới bao nhiêu nước đi chăng nữa nó cũng truội đi, không tiếp nhận. Vì vậy, chúng ta làm các thiện nghiệp thì sẽ có đứa con tốt đẹp về với chúng ta”.

Để việc thai giáo được tốt nhất thì đứa con phải có phước lành. Muốn chiêu cảm đứa con có phước thì cha mẹ cũng phải có phước
Để việc thai giáo được tốt nhất thì đứa con phải có phước lành. Muốn chiêu cảm đứa con có phước thì cha mẹ cũng phải có phước

Qua lời Cô chia sẻ, chúng ta thấy rằng, để việc thai giáo được tốt nhất thì đứa con phải có phước lành. Muốn chiêu cảm đứa con có phước thì cha mẹ cũng phải có phước. Giữa cha mẹ và con cái kết nối với nhau bằng phước lành thì việc thai giáo mới được tốt nhất.

Muốn đứa con có phước lành, cha mẹ cần làm gì?

Để đứa con đến với mình là thiện nghiệp, thì cha mẹ phải biết gieo nhân thiện lành trước khi xây dựng gia đình, trong khi mang thai và sau khi con chào đời.
Gieo nhân thiện lành trước khi xây dựng gia đình là điều rất quan trọng. Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Ngay trong đời này, chúng ta phải cố gắng làm thiện, nhất là khi xây dựng gia đình. Tốt hơn hết, chúng ta quy y Tam Bảo và nguyện rằng: “Từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau, con không bao giờ làm ác, chỉ vâng theo lời Phật dạy làm các việc lành để lợi ích cho mình, lợi ích cho chúng sinh”. Lời nguyện đó là nguyện sám hối nên những oán kết cũ sẽ không đến nữa. Vậy là ngay lúc đó, chúng ta chuyển được nghiệp ác, chuyển được nhân duyên ác, khiến chúng ta sinh được những người con tốt đẹp hơn”.

Kết thiện duyên với Tam Bảo chính là gieo hạt giống thiện lành khiến chúng ta chiêu cảm những đứa con tốt đẹp
Kết thiện duyên với Tam Bảo chính là gieo hạt giống thiện lành khiến chúng ta chiêu cảm những đứa con tốt đẹp

Làm việc thiện khi đang mang thai là tạo duyên để chuyển hóa cho con được tốt đẹp hơn. Cô Phạm Thị Yến giảng giải: “Đối với những người đã mang thai rồi, không biết trước kia mình có ác nghiệp hay thiện nghiệp với con thì bây giờ, chúng ta nên quy y Tam Bảo và phát nguyện: “Từ nay đến đời đời kiếp kiếp, con đều làm việc thiện. Nếu con cùng với con con có ác nghiệp với nhau thì khi cháu ra đời, con sẽ cho cháu quy y Tam Bảo, kết duyên pháp lữ với nhau, cùng làm việc thiện, chăm chỉ sám hối”. Như vậy, nghiệp sẽ được chuyển, khi đứa bé sinh ra sẽ được tốt đẹp”.
Khi con chào đời, cha mẹ nên tu tập để con cái cùng cha mẹ cùng hưởng phước lành. Cô chủ nhiệm cũng chia sẻ rằng: “Khi sinh con ra, thấy nó quấy khóc, không vâng lời thì mình biết là giữa mình và con đều đã có những điều làm cho nhau bất như ý. Vậy nên, mình phải sám hối, tạo phúc lành, tu tập chuyển hóa để cả mình và con cùng hưởng”.
Giữa cha mẹ và con cái có liên kết về nhân - duyên - quả chặt chẽ với nhau nên muốn con cái có phước lành, thì cha mẹ phải chăm chỉ làm các việc thiện như quy y Tam Bảo, phát tâm Bồ Đề, tu theo Phật Pháp và làm các việc thiện lành. Đó chính là cách chuyển hóa nhanh nhất, để cha mẹ và đứa con được hưởng những điều tốt đẹp.

Thai giáo thế nào để con cái có hiếu?

Khi đang mang thai, mẹ bầu không nên đòi hỏi, ỷ lại vào cha mẹ, mà nên biết hiếu thuận, đồng cảm, phụ giúp cha mẹ. Cô Phạm Thị Yến đưa ra lời khuyên: “Khi có thai, chúng ta đừng đòi hỏi, quấy rầy cha mẹ, đừng tự biến mình thành đứa con bất hiếu. Các cụ thường nói: “Chửa con so làm cho láng giềng”, tức là khi có chửa lại càng phải có hiếu. Các cụ ngày xưa dù là bị mẹ chồng hành khổ, nhưng các cụ vẫn một phép nghe lời mẹ chồng chăm chỉ làm ăn. Đó là thiện, là hiếu nên hầu như các cụ sinh ra đứa con nào cũng đều có hiếu”.
Mang thai và làm mẹ là thiên chức đặc biệt của người phụ nữ. Mặc dù mang thai vất vả, nhưng không vì thế mà mẹ bầu luôn nằm một chỗ, không vận động, ỷ lại vào cha mẹ. Cô chủ nhiệm cũng chia sẻ khi mang bầu, nếu cha mẹ có làm điều trái ý nghịch lòng thì không nên quay lại oán trách cha mẹ mà nên quan tâm, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn. Nếu chúng ta trách cha mẹ, cho rằng mình mang bầu mà không ai quan tâm, thì theo nhân quả, đứa con sinh ra sẽ hay giận hờn oán trách mình. Cho nên, thai giáo tốt nhất cho con chính là bằng đạo đức của người mẹ như Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Nhân duyên xét từ trong tâm người mẹ, nếu mẹ đòi hỏi thì con sẽ đòi hỏi, nếu mẹ hạch sách thì con sẽ hạch sách,... Cho nên, khi mang bầu, chúng ta thai giáo bằng chính đạo đức của mình thì con sẽ được tốt đẹp. Đấy chính là cái gốc”.

Chăm sóc gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, chúng ta thai giáo bằng chính đạo đức của mình thì con sẽ được tốt đẹp
Chăm sóc gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, chúng ta thai giáo bằng chính đạo đức của mình thì con sẽ được tốt đẹp

Như vậy, từ góc nhìn của đạo Phật, mối liên quan nhân - duyên - quả giữa cha mẹ và con cái rất khăng khít và mật thiết với nhau. Con cái sinh ra thế nào, có hiếu hay bất hiếu, thiện hay ác, giữa cha mẹ và con cái thiện duyên hay ác duyên đều bắt đầu từ nhân quả, nghiệp báo của hai bên. Do đó, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Thực chất, các bà mẹ bây giờ sợ nhất con nói dối. Cho nên, nếu chúng ta quy y Tam Bảo, trở thành người đệ tử Phật giữ gìn năm giới, trong đó có giới không nói dối; chúng ta phát nguyện rằng: “Xin cho con cùng với con con kết duyên không nói dối”. Vậy nên, chúng ta thai giáo theo nhân quả của đạo Phật là tốt nhất, giúp cho cả mẹ và con đều chuyển hóa, có nhân duyên tốt lành với nhau và giúp nhau trong đời này. Đó là chúng ta kết duyên với hiếu hạnh, đạo đức, kết duyên giữa mẹ với con trong Phật Pháp”.

Suy ngẫm câu chuyện vua A-xà-thế sát hại vua cha để hiểu về tương quan nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái

Trong bài giảng trạch “Thai Giáo” Theo Quan Điểm Đạo Phật Mang Tới Lợi Ích Vô Cùng Lớn!, để dẫn chứng sự tương quan nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái, Cô Phạm Thị Yến đã kể câu chuyện A-xà-thế giết vua cha Tần-bà-sa-la để cướp ngôi rất nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo. Đức vua Tần-bà-sa-la và Hoàng hậu Vi-đề-hy lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Mãi đến tuổi xế chiều, thì Hoàng hậu mới thụ thai. Khi ấy Đức vua rất vui mừng, ông dành tất cả những điều tốt nhất để chăm sóc Hoàng hậu. Dù được chăm sóc chu đáo nhưng Hoàng hậu vẫn héo hon, mệt mỏi, khiến vua Tần-bà-sa-la vô cùng lo lắng. Thấy Đức vua âu sầu, buồn lo, Hoàng hậu đành nói ra khao khát bấy lâu của mình là thèm uống giọt máu của Đức vua. Vì rất mong con nên nhà vua đã trích máu từ tay để Hoàng hậu uống. Bà Vi-đề-hy vừa uống xong giọt máu liền trở nên tươi tỉnh, khỏe mạnh.
Khi đứa trẻ sinh ra đời, được đặt tên là A-xà-thế. A-xà-thế khi trưởng thành do tác động từ Đề-bà-đạt-đa nên đã giết  cha cướp ngôi. Nếu nhìn theo lẽ thường, có lẽ chúng ta sẽ chỉ đánh giá A-xà-thế là đứa con bất hiếu, nhưng với tuệ nhãn của Đức Phật, Ngài thấy rõ nhân duyên sâu xa tiềm ẩn từ quá khứ giữa Đức vua Tần-bà-sa-la và con trai là A-xà-thế. Trong một lần vua Tần-bà-sa-la đi săn, vì nghi ngờ vị đạo sĩ làm việc bất chính, quyến rũ các cung tần mỹ nữ theo hầu nên vua đã ra lệnh vây bắt ông ta; mặc cho vị đạo sĩ phân trần, nhưng nhà vua không chấp nhận và kiên quyết chém đầu đạo sĩ. Khi ấy, ông đạo sĩ phát lời nguyền sẽ sinh về làm con để lấy mạng vua. Cho nên, ngay kiếp ấy, vị đạo sĩ đã đầu thai làm con của Đức vua Tần-bà-sa-la và Hoàng hậu Vi-đề-hy. Vì mối duyên nghiệp ấy, vì lời nguyền độc của đạo sĩ mà kết quả là Hoàng hậu mang thai đứa con thèm giọt máu của vua. Đứa con ấy sau này chính là vua A-xà-thế, người đã giết chính cha mình để trả thù.

Vua A Xà Thế nhốt chính cha đẻ của mình vào trong ngục tù
Vua A Xà Thế nhốt chính cha đẻ của mình vào trong ngục tù

Từ câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng, dù Hoàng hậu Vi-đề-hy khi mang thai sống trong cung vàng điện ngọc, được chăm sóc, thuốc thang đầy đủ nhưng vẫn không thể sinh ra được đứa con ngoan hiền, hiếu thảo như mong muốn.
Những lời chia sẻ đến từ lời Phật dạy cùng kinh nghiệm của Cô chủ nhiệm đã giúp chúng ta thấy rằng, việc thai giáo không đơn giản chỉ là cho thai nhi nghe nhạc, chăm sóc mẹ bầu, thuốc thang đầy đủ mà thai giáo tốt nhất cho con phải bằng sự tu tập, chuyển hóa từ cha và mẹ. Mong rằng, qua bài viết này, những bậc làm cha làm mẹ đã, đang và sắp có con sẽ hiểu được nhân, duyên, quả của đạo Phật, từ đó có được sự giáo dục cho con từ lúc trong thai tốt nhất.
Hải Đường

Các bài nên xem:

-
aa
+
1,703 lượt xem
22/06/2020

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyệt Lê

    19/02/2023

    Con xin kính tri ân Cô. Bài giảng thật hay và lợi ích ạ