Cách kiềm chế cảm xúc để bình tĩnh xử lý mọi việc

Tức giận là một quá trình phản ứng cực nhanh, không tư duy, không chuẩn bị, không hiểu thấu đáo vấn đề. Cơn tức giận nổi lên làm cho chúng ta bực mình, cáu gắt với những người đối diện, khiến công việc cũng như các mối quan hệ dễ đổ bể.

Vậy làm sao để kiềm chế cảm xúc tức giận? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Nguyên nhân tức giận là gì?

Tâm thái của người hay giận dữ là bắt mọi thứ theo ý mình, nếu không được như ý thì bực mình. Mặt khác, vô duyên vô cớ mà tức giận là do cái tôi (hay còn gọi là bản ngã). Cái tôi thường đi đến việc nghĩ mình là nhất, ai động chạm đến mình thì liền sân giận.

Ví dụ, cốc nước mình đang uống dở mà người khác uống vào thì bực mình ngay lập tức. Đây là tức giận trong sự ích kỷ do cái tôi.

Người tức giận thường bắt mọi việc theo ý mình, nếu không được thì giận dữ (ảnh minh họa)

Người tức giận thường bắt mọi việc theo ý mình, nếu không được thì giận dữ (ảnh minh họa)

Cách kiềm chế cảm xúc triệt để

Để kiềm chế cảm xúc tức giận khi đối diện với những điều bất như ý, chúng ta cần phải kiên trì theo lộ trình từng bước. Bởi vì người nóng giận giống như nồi nước đang sôi, cần từ từ mới trở thành nồi nước ấm.

Bước 1: Học nhân quả để chế ngự tâm sân giận

Đầu tiên, chúng ta cần học nhân quả để giác ngộ, thấy được bản chất của các hiện tượng trong cuộc đời. Khi giác ngộ nhân quả, tâm mình cũng sẽ có yêu thương lớn lên, chính tâm yêu thương đó sẽ giúp chúng ta dập tắt đi sân giận.

Học nhân quả giúp tâm yêu thương lớn lên, dập tắt sân giận (ảnh minh họa)

Học nhân quả giúp tâm yêu thương lớn lên, dập tắt sân giận (ảnh minh họa)

Ví dụ, mình bị vu khống bằng những lời rất tệ hại. Nếu giác ngộ thì mình sẽ nghĩ rằng, hiện tại mình có thể là người trong sạch, nhưng quá khứ thì mình đã vô tình hoặc cố ý làm ai đó oan ức. Cho nên mình sẽ không sân giận và không để ác hại nối liền nhau (tức là không tạo các việc mới khiến người đau khổ nữa).

Bước 2: Tiếp nhận sự việc bất như ý, quán nhân quả

Khi có việc bất như ý, chúng ta nên quán nhân quả, không nên xử lý sự việc ngay. Quá trình quán nhân quả là thời gian tư duy giúp lấy lại bình tĩnh, sáng suốt, giúp cho chúng ta giác ngộ và định tâm. Tuy nhiên, từng lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau thì có cách áp dụng khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo các cách tư duy sau:

1. Tư duy về đạo đức, lợi - hại

Thứ nhất, chúng ta tư duy về đạo đức. Đó là mình cần phải kính trọng ai, nhường nhịn ai. Khi tư duy như vậy sẽ làm dịu đi cơn sân giận, khiến mình ứng xử phù hợp với luân thường đạo lý.

Thứ hai, chúng ta tư duy về lợi - hại. Nói cách khác, mình suy nghĩ, nếu mình nhường thì được phúc thế nào, nếu mình không nhường thì nghiệp sẽ thế nào. Ví dụ, khi có người uống cốc nước của mình thì mình suy nghĩ là sự nhường nhịn này, sẽ được phước báo. Đó là khi mình gặp khó khăn, sẽ có người nhường nhịn cho mình. Từ đó, mình sẽ còn không bực nữa.

Tư duy về đạo đức, lợi - hại để không bực mình, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ (ảnh minh họa)

Tư duy về đạo đức, lợi - hại để không bực mình, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ (ảnh minh họa)

2. Đặt mình vào vị trí người bị mắng

Khi muốn xả cơn tức giận lên người khác, hãy thử đặt mình vào vị trí của họ, cảm nhận những gì mà họ phải chịu. Mình mắng như vậy thì người nghe sẽ khổ thế nào. Tưởng tượng mình phải nghe những câu mắng đó thì mình tổn thương thế nào, có muốn gặp người mắng nữa không,... Mình sẽ thấy được tai hại của việc này và mong muốn bỏ đi sự tức giận. Một lần tập chưa bỏ được, rồi hai lần, mười lần, đến năm mươi lần thì cơn tức giận sẽ dần dần dừng lại được.

Đặt mình vào vị trí người bị mắng để thấy tai hại của việc tức giận (ảnh minh họa)

Đặt mình vào vị trí người bị mắng để thấy tai hại của việc tức giận (ảnh minh họa)

Một số lưu ý với người mới thực hành

Chúng ta sẽ bắt đầu thực hành như sau: Khi gặp việc bất như ý thì phản ứng ngay, phản ứng xong tư duy lại. Có nghĩa là, sau khi phản ứng xong, chúng ta tư duy lại sự việc và rút ra những điều mình phản ứng sai, điều mình phản ứng đúng, đáng ra phải xử lý như nào. Sau nhiều lần như thế thì sẽ tư duy trước được sự việc, tức là khi sự việc đến, không phản ứng nhanh mà tư duy trước.

Tập tư duy lại sau mỗi lần phản ứng với việc bất như ý (ảnh minh họa)

Tập tư duy lại sau mỗi lần phản ứng với việc bất như ý (ảnh minh họa)

Thứ nữa, chúng ta phải hiểu mình cần có thời gian để thay đổi. Nếu không có lộ trình, thì đôi khi mình không biết cách, thấy lần này không làm được, lần sau cũng không làm được sẽ chán.

Cách điều phục tâm nóng giận với người thân

Nhiều người tự nhận thấy, chúng ta có thể dễ dàng nhẫn nại với người ngoài mà hay tức giận với người thân. Tức giận với người thân là do ít chia sẻ, tâm sự. Do đó, chúng ta phải thường nói chuyện, tâm sự với nhau nhiều hơn. Tâm chia sẻ sẽ giúp cho mình được gần gũi. Bởi nếu chúng ta không quan tâm nhau thì chỉ nhìn thấy điểm xấu mà không biết được nỗi lòng của người thân như thế nào.

Chúng ta sẽ dùng tình cảm để đối xử với nhau. Ví dụ, mình là chị, khi có việc bận thì mình sẽ nhờ em giúp đỡ, chứ không ra lệnh. Nếu em có lỗi lầm thì chúng ta sẽ hướng dẫn lại cho em, chứ không mắng mỏ.

Chúng ta hãy sống với nhau một cách tình cảm, chân tình, có những chia sẻ cảm thông và thấu hiểu cho nhau. Có như vậy, chúng ta sẽ không còn giận nhau nữa.

Để không bực mình với người thân, chúng ta hãy tập quan tâm, chia sẻ với nhau (ảnh minh họa)

Để không bực mình với người thân, chúng ta hãy tập quan tâm, chia sẻ với nhau (ảnh minh họa)

------

Trên đây là phương pháp kiềm chế cảm xúc tức giận theo nhân quả đạo Phật từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng chùa Ba Vàng.

Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập chuyển hóa các vấn đề bất như ý trong cuộc sống tại đây: Link đăng ký đạo tràng chùa Ba Vàng trợ giúp, hướng dẫn tu tập

Các bài nên xem:

-
aa
+
111 lượt xem
29/09/2023

Bình luận (2)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. P
    P

    PT Sính Tâm An

    16/10/2024
    Lời chỉ dạy của cô rất ý nghĩa vô cùng ạ chúng con xin thành kính tri ân cô chủ nhiệm ạ
  3. P
    P

    Phan Phan

    20/10/2023
    Hay quá ạ