Sắm lễ, thị giả trợ duyên trong đám tang

Quý Phật tử và các bạn tùy duyên tải và in bản PDF tại đây (ấn vào tên bài): Sắm lễ, thị giả trợ duyên trong đám tang

LỜI DẪN

Đám tang theo nghi thức Phật giáo là nhân duyên thù thắng cho chúng sinh.

Đối với người mất, khi vừa bỏ báo thân trong cõi người, chuyển giao sang một kiếp sống mới, đã có nhân duyên được kết duyên với Phật Pháp thông qua lễ trợ niệm và thù thắng hơn là được kết duyên với Tam Bảo thông qua chư Tăng. Dù người mất đó, khi còn sống trên đời có tạo tội nặng, nhưng khi mất trong đám tang, gia đình người thân làm tang lễ theo Phật Pháp thì người đó cũng được duyên thù thắng, sẽ được cứu khổ và nhờ nhân duyên này, mà được tu hành thoát khổ trong các kiếp vị lai.

Đối với thân nhân của người mất, được phúc báu cao quý vì đã làm được việc nghĩa cao lớn, là đã tạo cho người mất được nhân duyên thù thắng. Phước báu của việc này là khi bắt đầu một việc sẽ được giúp đỡ, được bảo hộ, khiến được tốt đẹp an vui và nhiều kiếp được hỗ trợ trong các thiện pháp, trong việc tu hành, được lợi ích lớn, quả phúc lớn, tiến tu đạo nghiệp, cầu giải thoát khổ đau.

Lưu ý: 
- Gia đình người thân, cần tìm đạo tràng tu tập đúng pháp, chư Tăng tu hành phạm hạnh trai giới, thì mới được lợi ích như trên. 

I. VẬT DỤNG, VẬT THỰC CHO LỄ TRỢ NIỆM

1. Lập bàn thờ Phật và bàn thờ vong tạm thời để trợ niệm

- Lập trước khi trợ niệm 
- Sau khi trợ niệm xong thì thu lại.

Vị trí: 
- Tại phòng người mất. Phía đầu người mất nằm. 
- Bàn thờ vong cạnh bàn thờ Phật. Bàn thờ Phật cao hơn, bàn thờ vong thấp hơn. 
- Nếu phòng người mất nằm nhỏ quá, không thể trợ niệm tại đó, thì lập bàn thờ vong gần người mất nằm (để cúng vong) và lập bàn thờ Phật tại phòng khác gần đó, để phù hợp cho việc trợ niệm. 
- Phật tử tham gia trợ niệm trước bàn thờ Phật.

Vị trí lập bàn thờ Phật và bàn thờ vong - phía đầu người mất nằm (ảnh minh họa)

a) Bài trí bàn thờ Phật trợ niệm  
- Ảnh Phật hoặc tượng Phật, nếu không có ảnh hay tượng Phật, thì có thể để không và quán tưởng bạch Phật. 
- Một bát hương hoặc một cốc gạo để cắm hương. 
- Đèn hoặc nến: 1 hoặc 2 (cây, cốc). 
- Hoa: 1 bình hoặc 2 bình hai bên (mỗi lọ từ 3 đến 5 bông). 
- Nước lọc: 2 - 4 chai (nếu không có cũng được). 
- Một cốc nước trắng, một cốc nước chè (dâng cúng, tùy loại cốc). 
- Quả: 1 hoặc 2 đĩa quả (số lượng quả tùy ý).

Bày trí bàn thờ Phật trợ niệm

b) Bài trí bàn thờ hương linh trợ niệm 
- Một bát hương để cắm hương: sau khi trợ niệm xong, đến phần nhập niệm, mang đặt ra trên nắp quan tài để thắp hương; sau đó di quan, hạ huyệt xong sẽ mang đặt tại phần mộ. Nếu chưa chuẩn bị kịp bát hương thì dùng bằng cốc gạo, sau khi chuẩn bị được thì sẽ thay. 
- Đèn: có thể dùng đèn hoặc nến. Số lượng: từ 1 đến 2 chiếc đèn (cốc nến). 
- Hoa 1 bình. Loại hoa: không dùng hoa huệ, vì hoa huệ sẽ làm xác người mất bị thối nhanh, có thể dùng hoa cúc hoặc các loại khác phù hợp. Số lượng bông: tùy ý. 
- Nước: Hai chai nước lọc và một cốc nước chè (nếu không có chai nước lọc thì thay thế bằng nước trắng). 
- Quả: một đĩa gồm 1 nải chuối xanh và một hai... loại quả khác (cần quả chín để cúng vong). Số lượng quả tùy ý không kiêng kỵ (không ảnh hưởng đến phần tâm linh). 
- Một bát cơm lồng cắm đôi đũa bông (theo truyền thống dân tộc). 
- Một quả trứng gà công nghiệp (không có sự sống, tránh sát sinh. Theo truyền thống dân tộc).

Bàn thờ hương linh trợ niệm

2. Các đồ phụ hộ tại phần tử thi

a) Chuẩn bị trước khi trợ niệm (người vừa mất) 
- Mặt người mất phủ một chiếc khăn vải trắng (loại khăn rửa mặt...). 
- Một nải chuối tiêu xanh úp trên bụng người mất, tại phần rốn người mất (để hút mùi, sau đó bỏ không dùng). 
- Xung quanh người mất, để nhiều đĩa đựng chè khô (từ 6 đến 10... đĩa để hút mùi, sau đó bỏ không dùng). 
- Dưới gầm giường người mất nằm, để các cốc nến (tan mùi và tránh ô nhiễm từ tử khí). Nếu không có phần gầm giường thì đặt nến dưới đất phía ngoài, nơi tiếp xúc của mọi người với tử thi.

Chuẩn bị trước khi trợ niệm cho người vừa mất

b) Tắm cho người mất (thân tứ đại) 
- Quần, áo trong ngoài; tất tay, tất chân; khăn phủ mặt sau khi tắm. 
- Chậu sạch, khăn mới. 
- Nước: nước trắng ấm, vài giọt tinh dầu xả (nếu có) hoặc nước lá thơm.

c) Đồ khâm niệm 
- Vải niệm: vải xô dài 2,3 - 2,5 m; rộng: khâu chiều rộng hai khổ vải và khâu chặn một đầu, tạo thành như chiếc mũ. 
- Ba dải dây buộc, rộng 7 - 10 cm, dài: 1,5 - 1,8 m.

Đồ khâm niệm người mất

II. BÀY TRÍ BÀN THỜ PHẬT, THỜ VONG TẠI PHÒNG TANG LỄ

1. Vật dụng, đồ lễ tại bàn thờ

a) Bàn thờ Phật 
- Tôn hình hoặc tôn tượng Phật (hoặc Bồ Tát). 
- Bát hương hoặc cốc gạo để cắm hương. 
- Hương đốt: hương cây, hương trầm (nếu có). 
- Hoa: bình hoa, lẵng hoa; loại hoa: không dùng hoa huệ; số lượng: tùy cách bày; số bông: tùy duyên, không kiêng kỵ. 
- Đèn, nến (loại lớn): số lượng tùy thuộc vào cách bày trí bàn thờ. 
- Nước: chai nước lọc (bày); nước ngọt lon (bày); số lượng: tùy cách bày (4, 6, 10, 14...) 
- Nước cúng: một cốc nước trắng, một cốc nước chè. 
- Nước sái tịnh: 1 cốc thuỷ tinh trắng, đựng nước trắng, kèm bông hoa để quý Thầy sái tịnh. 
- Quả: số đĩa quả tùy thuộc vào bàn thờ (1, 2, 3...); loại quả: không bày chuối xanh, không bày các loại quả nhỏ; số lượng quả: tùy duyên, không kiêng kỵ. 
- Thực: bát cơm trắng hoặc đĩa xôi. 
- Bánh bày cúng: tùy duyên.

b) Bàn thờ vong 
- Di ảnh người mất. 
- Hai cây chuối non, cắt tỉa lá vừa phải (búp + hai, ba lá). 
- Bát hương: bày bàn thờ vong (sau khi chôn, sẽ dùng thờ tại bàn thờ vong). 
- Hương: 5 - 10... bó hương cây. Chuẩn bị một chiếc bình cắm hoa, dùng để đựng hương, bóc bỏ vỏ bọc thẻ hương, lấy cây hương cắm vào bình đó. 
- Hoa: 2 bình hoặc lẵng. 
- Đèn, nến: 2 cây, cốc. 
- Nước (bày): nước lọc chai, nước ngọt, số lượng tùy duyên (4, 6, 10...). 
- Một cốc đựng nước trắng để cúng thường xuyên. 
- Một ấm pha chè, 3 chén đựng nước chè để cúng, khi nhập quan, cúng cơm tụng kinh, di quan. 
- Quả: một mâm nhỏ; loại quả: 3 hoặc 5 loại trong đó có chuối xanh; số lượng quả: tùy duyên, không kiêng kỵ. 
- Bật lửa + 1 khay nhỏ hoặc 1 đĩa to để đặt phong bì phúng viếng. 
- Mâm cơm chay, ba bát đựng cơm, hai đôi đũa, một cốc sữa, một cốc nước trắng, một cốc nước chè. 
- Cúng cơm vào các thời điểm: nhập quan, tụng kinh (nếu muốn cúng cơm), di quan, an sàng.

2. Bày trí bàn thờ

Có 3 cách bày trí bàn thờ

a) Bàn thờ tam cấp, thờ chung Phật và hương linh 
Cấp 1 (cao nhất): tôn tượng (hoặc ảnh) Phật (hoặc Bồ Tát) ở chính giữa; đèn (hoặc nến): 2 bên; nước lọc hai bên; hoa: 2 lẵng (hoặc cắm lọ) hai bên. 
Cấp 2: bát hương hoặc cốc gạo, đặt chính giữa; đồ cúng Phật: đèn (hoặc nến), nước ngọt, bánh, quả, ba cốc nước. 
Cấp 3: thờ vong. 
- Phần giữa, từ trong ra ngoài: di ảnh; bát hương; đĩa quả. 
- Các đồ lễ còn lại bày hai bên. 
- Hai cây chuối buộc hai bên bàn phía ngoài.

b) Bàn thờ Phật riêng tam cấp, bàn thờ vong riêng một cấp 
- Bàn thờ Phật tam cấp, bàn thờ vong một cấp 
- Bàn thờ Phật: cấp thứ nhất bày như trên. Cấp thứ hai: bày lễ cúng Phật: nước ngọt, quả, nến. Cấp thứ ba: bát hương, bánh (bày), ba cốc nước, hoa lẵng (ngang) đặt trước bát hương hoặc hai bình (lẵng nhỏ hai bên); cơm hoặc xôi. 
- Bàn thờ vong: Phần giữa, từ trong ra ngoài: di ảnh; bát hương; đĩa quả. Các đồ lễ còn lại bày hai bên. Hai cây chuối buộc hai bên chân bàn phía trong.

Bàn thờ Phật riêng tam cấp, bàn thờ vong riêng một cấp

c) Bàn thờ Phật riêng một cấp, bàn thờ vong một cấp 
- Bàn thờ Phật cần cao và rộng hơn bàn thờ vong. Chính giữa từ trong ra ngoài: tôn tượng (hoặc hình) Phật (hoặc Bồ Tát); bánh; bát hương. Hai bên: nước lọc, nước ngọt, hoa, quả... các đồ lễ cúng. 
- Bàn thờ vong: thấp và nhỏ hơn bàn thờ Phật; Phần giữa, từ trong ra ngoài: di ảnh; bát hương; đĩa quả. Các đồ lễ còn lại bày hai bên. Hai cây chuối buộc hai bên chân bàn phía trong.

III. BÀY TRÍ PHÒNG TANG LỄ

1. Trường hợp bàn thờ tam cấp thờ chung Phật và vong

Tính từ ngoài vào: bàn thờ -> phông rèm tang lễ -> hòm áo quan.

2. Trường hợp bàn thờ Phật riêng và bàn thờ vong riêng

a) Hai bàn thờ bố trí cùng một không gian 
- Bàn thờ Phật đặt cách bàn thờ vong khoảng từ 30 - 40 cm. Bàn thờ vong đặt chính giữa, bàn thờ Phật bên trái hoặc bên phải. 
- Tính từ ngoài vào: bàn thờ -> phông rèm tang lễ -> hòm áo quan.

Bàn thờ Phật riêng tam cấp, bàn thờ vong riêng một cấp

b) Hai bàn thờ bố trí khác không gian

Nếu không gian phòng tang lễ nhỏ, thì bàn thờ Phật có thể sắp xếp ở ngoài phòng tang lễ, tìm vị trí trang nghiêm, gần phòng tang lễ nhất, phù hợp với việc lễ Phật tụng kinh hồi hướng cho người mất.

IV. CHUẨN BỊ QUAN TÀI, ĐỒ NHẬP NIỆM

1. Đồ chuẩn bị quan tài

a) Trước khi nhập niệm: 
- 3 đến 5 kg chè khô rải đều trong linh cữu (chè xấu nhất). 
- 10 tập giấy bản loại vuông to, xếp đều và lần lượt xuôi chiều như lớp ngói. 
- Miếng vải xô trắng dải trên giấy bản. 
- Một gối đầu; quần áo cũ của người mất hoặc hai bát con để kê vai.

Quan tài trước khi nhập niệm
Quan tài trước khi nhập niệm

b) Sau khi nhập niệm xong, bày trên nắp quan tài: 
- Bát hương lấy từ bàn thờ trợ niệm (sau khi chôn, để lại mộ). 
- Đĩa quả: chuối tiêu xanh. 
- Một lẵng hoa bò hoặc hoa đĩa (bó nhỏ). 
- 7 cốc nến (đàn ông) hoặc 9 cốc nến (đàn bà), xếp trên mặt quan tài (số lượng này tùy duyên theo sở chấp của thế gian, không ảnh hưởng đến tâm linh). 
- Chuyển bát cơm lồng có đôi đũa vót, từ bàn vong trợ niệm, để lên nắp quan tài hoặc thay bát khác (tùy thuộc phong tục địa phương). 
- Một cuộn băng dính to, để dính dán các đồ khi di quan, khênh quan tài.

Bày trí trên nắp quan tài

2. Đồ nhập niệm

Khăn áo tang, xếp ra mâm, đặt trước bàn thờ vong, số lượng tùy gia đình.

Khăn, áo tang xếp ra mâm

V. SẮM LỄ CÚNG KHÁC

1. Lễ cúng thần linh

a) Các địa điểm cúng 
- Đào huyệt (nếu có); 
- Nhà lạnh (nếu có); 
- Đài hoả táng (nếu có); 
- Hạ huyệt.

b) Đồ lễ: hoa, nước lọc chai, đĩa quả, số lượng tùy ý; xôi: mỗi lễ một đĩa.

Lễ cúng Thần Linh

2. Lễ cúng thí thực

a) Địa điểm, thời gian cúng 
- Tại nhà: sau khi an sàng xong. 
- Tại mộ: đào huyệt và hạ huyệt.

b) Đồ lễ 
- Hương; hoa: đĩa, bình, lẵng; nước lọc chai, nước chè đóng vào chai, khi cúng mở nắp; quả, bánh kẹo, sữa, bim bim, khoai, ngô, xôi, cháo, gạo muối... bát cơm trắng (mâm cơm chay, khi cúng tại nhà, vào lễ an sàng). 
- Sắm vừa phải phù hợp với cách bày, số lượng bàn hoặc mâm.

mam-cung-thi-thuc-tai-nha-don-gian
Mâm cúng thí thực tại nhà
mam-cung-thi-thuc-tai-mo-1
Mâm cúng thí tại mộ

3. Lễ cúng tại nơi hạ huyệt

a) Hương linh 
- Đồ lễ: 1 gói hoa đĩa; nước lọc chai; 1 đĩa xôi, giò chay (nếu có); quả: tùy duyên về loại quả và số lượng. 
- Bày trí: bày vào mâm, đặt trước hoặc trên mộ, sau khi hạ huyệt đắp mộ xong.

b) Thần linh, thí thực 
- Đồ lễ: như hướng dẫn trên. 
- Bày trí: đặt hai lễ chung một bàn (mâm), đặt lễ thần linh cao hơn. 
- Thời gian cúng: trong thời gian hạ huyệt, sau khi bày lễ xong.

mam-cung-thi-thuc-tai-mo-1
Mâm cúng thí tại mộ

VI. THỊ GIẢ QUÝ THẦY VÀ CÁC LỄ TRONG LỄ ĐÁM TANG

1. Chuẩn bị trước khi đón quý Thầy

a) Thị giả tại đạo tràng 
- Chuẩn bị chỗ cúng dường vật thực và chỗ nghỉ cho quý Thầy (nếu quý Thầy làm lễ qua giờ trưa; quý Thầy nhận lời thỉnh của đạo tràng). 
- Không thỉnh quý Thầy thọ thực và nghỉ tại nhà đám. Đạo tràng bố trí tại nhà Phật tử thuận thành. Nếu đạo tràng không có nhà Phật tử thuận thành, thì đạo tràng chuẩn bị vật thực sớt bát cúng dường quý Thầy hoặc thỉnh quý thầy dùng bữa tại quán cơm chay và quý Thầy sẽ nghỉ tại xe.

b) Thị giả tại nhà đám 
+ Chuẩn bị vật dụng 
- Bàn phủ khăn vàng, số lượng bàn, tùy thuộc vào số lượng quý Thầy. 
- Ghế: nên chuẩn bị ghế có tựa. 
- Lẵng hoa bò để bàn. 
- Cốc đựng nước uống sạch có đĩa đặt cốc. 
- Khăn mặt loại nhỏ giặt sạch, vắt để ẩm, gấp bày lên đĩa, mỗi Thầy một chiếc. 
- Danh sách làm lễ: Gồm 2 phần, ghi rõ ràng, theo tuần tự như sau: 
* Cầu siêu (Bố mẹ anh em,... của tín chủ)
Họ tên người mất:... Mất vào hồi:... ngày… tháng... năm.... Thọ:... tuổi. Mất tại (địa chỉ nơi mất):... (ví dụ: bệnh viện,...). Làm lễ tại (Địa chỉ đang tổ chức đám lễ):... 
* Cầu an 
Gia đình tín chủ (tên):... ở tại (địa chỉ):... cùng toàn thể thân quyến được bình an:...

Bàn và ghế quý Thầy ngồi
Bàn và ghế quý Thầy ngồi

+ Nhân sự 
- Thị giả đón quý Thầy. 
- Phật tử và gia đình, nghênh đón quý Thầy tại cổng (cửa). Thị giả thỉnh quý Thầy đi vệ sinh; Thỉnh quý Thầy ngồi vào bàn; Rót nước mời thỉnh quý Thầy dùng. 
- Sắp xếp người nhà dâng lời tác bạch phù hợp với các lễ: nhập quan, di quan, sau khi an sàng. 
- Sắp sếp hai Phật tử phụ quý Thầy bó tử thi, khi nhập niệm. 
- Một hoặc hai Phật tử rước tôn tượng (tôn hình) Phật. 
- Hai Phật tử rắc hoa, khi đưa đám ma.

2. Lễ nhập quan

- Thị giả kiểm tra và hướng dẫn. 
- Lời tác bạch thỉnh chư Tăng: gia đình quỳ trước bàn quý Thầy, bạch thỉnh xin quý Thầy tác lễ nhập quan. 
- Cốc nước sái tịnh; mâm quần áo, khăn tang; mâm cơm chay; pha ấm chè và ba chiếc chén, đặt tại bàn thờ vong. 
- Lời tác bạch tạ lễ chư Tăng, sau khi quý sư Thầy cúng cơm và căn dặn gia đình xong.

Gia đình quỳ trước bàn quý Thầy, bạch thỉnh tác lễ nhập quan
 Gia đình quỳ trước bàn quý Thầy, bạch thỉnh tác lễ nhập quan

3. Lễ di quan

- Thị giả kiểm tra và hướng dẫn. 
- Đón quý Thầy như hướng dẫn trên. 
- Cốc nước sái tịnh; mâm cơm chay; pha ấm chè và ba chiếc chén, đặt tại bàn thờ vong. 
- Gia đình bạch thỉnh quý Thầy tác lễ di quan (nếu quý Thầy bảo miễn, thì bỏ qua). 
- Lời tác bạch tạ lễ chư Tăng, sau khi quý sư Thầy cúng cơm và căn dặn gia đình xong.

4. Tiễn vong

- Nếu có quý Thầy dẫn lộ thì không rước ảnh Phật dẫn lộ. 
- Hai Phật tử rắc cánh hoa dẫn lộ. Hai giỏ cánh hoa rắc đường. Cánh hoa đủ để rắc từ nhà đến nơi hoả táng, sau đó rắc ra phần mộ. 
- Nước lọc uống cúng dường quý Thầy, và nước uống cho người đưa đám.

Ảnh minh họa nghi thức tiễn vong dành cho đạo tràng đi làm phận sự (Nếu có quý Thầy dẫn lộ thì không rước ảnh Phật dẫn lộ)

5. Nơi hỏa táng

Lễ cúng thần linh (theo hướng dẫn trên).

6. Lễ an sàng

a) Sắp xếp bố trí nơi thờ 
- Tháo phông rèm và kê lại bàn thờ. 
- Bố trí vị trí và bày trí lại bàn thờ Phật, bàn thờ vong, cho phù hợp với sinh hoạt của gia đình. 
- Bố trí hai bàn thờ: bàn thờ vong và bàn thờ Phật, đều là một cấp. Có thể bày trí bàn thờ vong cạnh bàn thờ Phật, bàn thờ Phật kê cao hơn bàn thờ vong.

b) Thị giả kiểm tra và hướng dẫn 
- Đón quý Thầy như hướng dẫn trên. 
- Lời tác bạch tạ lễ chư Tăng, sau khi quý sư Thầy cúng lễ và căn dặn gia đình xong.

c) Đồ lễ cúng 
- Cốc nước sái tịnh: nước trắng, bông hoa. Đặt tại bàn thờ Phật. 
- Cúng Phật: 1 bát cơm đầy, 1 cốc trà, (3 bát chè, 1 đĩa xôi có cũng được, không có cũng được tùy tâm). 
- Cúng thần linh: 1 bát cơm, 1 cốc nước trà, (3 bát chè, 1 đĩa xôi giống như trên ban Phật). Đặt một bên, trên bàn thờ Phật. 
- Cúng vong: chuẩn bị 1 mâm cơm chay có 3 bát cơm, 2 đôi đũa; 1 cốc sữa; pha ấm chè và ba chiếc chén, đặt tại bàn thờ vong. 
- Cúng thí thực ngoài sân (sắp lễ theo hướng dẫn trên).

Bày trí ban thờ an sàng sau khi hạ huyệt xong
 Bày trí ban thờ an sàng sau khi hạ huyệt xong
mam-cung-thi
Mâm cúng thí thực ngoài sân

VII. SẮM LỄ CÚNG TUẦN THẤT, 49, 100 NGÀY

1. Lễ cúng tuần thất

- Cúng Phật: 1 bát cơm đầy, 1 cốc trà, (3 bát chè, 1 đĩa xôi có cũng được, không có cũng được, tùy tâm). 
- Cúng thần linh: 1 bát cơm, 1 cốc nước trà, (3 bát chè, 1 đĩa xôi giống như trên ban Phật). Đặt một bên, trên bàn thờ Phật. 
- Cúng vong: chuẩn bị 1 mâm cơm chay có 3 bát cơm, 2 đôi đũa; 1 cốc sữa; pha ấm chè và ba chiếc chén, đặt tại bàn thờ vong. 
- Cúng thí thực ngoài sân (sắp lễ theo hướng dẫn trên, tùy duyên (có, không)). 
- Lễ phóng sinh: Tùy duyên (có thể phát tâm về phóng sinh cùng câu lạc bộ Cúc Vàng).

2. Lễ 49, 100 ngày

- Cúng Phật: 1 bát cơm đầy, 1 cốc trà, (3 bát chè, 1 đĩa xôi có cũng được, không có cũng được tùy tâm). 
- Cúng thần linh: 1 bát cơm, 1 cốc nước trà, (3 bát chè, 1 đĩa xôi giống như trên ban Phật). Đặt một bên, trên bàn thờ Phật. 
- Cúng vong: chuẩn bị 1 mâm cơm chay có 3 bát cơm, 2 đôi đũa; 1 cốc sữa; pha ấm chè và ba chiếc chén, đặt tại bàn thờ vong. 
- Cúng thí thực ngoài sân (sắp lễ theo hướng dẫn trên). 
- Lễ phóng sinh: Tùy duyên (có thể phát tâm về phóng sinh cùng câu lạc bộ Cúc Vàng).

mam-cung-49-100-ngay
Mâm cúng 49, 100 ngày (ảnh minh họa)
mam-cung-thi-thuc-2
Mâm cúng thí thực

Các bài nên xem:

-
aa
+
20,353 lượt xem
23/09/2020

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. Đ
    Đ

    Đỗ Thị Thiện

    14/07/2022
    Em xin tri ân công đức của Thầy và các Tăng Ni cùng Cô chủ nhiệm clb Cúc Vàng ạ