Quý vị và các bạn tùy duyên tải và in bản PDF tại đây (ấn vào tên bài): Quy định dành cho đạo tràng Phật tử khi tham gia phận sự là các khóa lễ
Mục lục [Hiển thị]
I. Lời dẫn
Các khóa lễ: Tất cả các lễ có liên quan đến tâm linh
Các gia đình tín chủ rất cần phúc báu phát sinh trong lễ khai đàn. Để đảm bảo khóa lễ phát sinh phúc báu cho tín chủ, thì các yếu tố về con người và vật phẩm trong khóa lễ phải đúng Pháp.
1. Các quy định đối với đạo tràng, Phật tử
1.1. Quy định về các duyên hội đủ của khóa lễ
- Khóa lễ đúng với công đức lục hòa, được sự chứng minh cho phép của chư Tăng hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng.
- Khóa lễ do đạo tràng, chùa, câu lạc bộ phân công.
Các quy định này, ngoài lợi ích cho gia đình tín chủ, còn có lợi ích cho Phật tử tham gia: Tạo công đức kết duyên cho các chúng hữu hình, vô hình với Tam Bảo, với Pháp lục hòa, hạnh nguyện Bồ Đề của câu lạc bộ Cúc Vàng; Phật tử không bị tăng trưởng bản ngã và không tạo duyên để bị hương linh theo.
1.2. Quy định phân công Phật tử
+ Các Phật tử tham gia cùng khóa lễ: chính thức, dự thính, tùy hỷ, có lòng tin nhân quả, Tam Bảo, tu tập chuyên nhất tại chùa, để tránh các sự việc có thể xảy ra, sau khóa lễ không kết thân với tín chủ, mượn danh nghĩa đạo tràng làm các việc bất chính (vay tiền, nhờ cậy...)
+ Phân công phận sự tại khóa lễ: phân công công việc trước khi đến gia đình tín chủ (phụ trách khóa lễ, chủ sám, phụ lễ, giúp gia đình bày lễ,...).
- Chủ sám: là Phật tử bạch lễ (Tại phần văn khấn, nếu số mục hương linh nhiều, thì phụ lễ có thể bạch thỉnh hương linh cùng với chủ sám).
- Phụ trách: là Phật tử chịu trách nhiệm trong khóa lễ, có phận sự trả lời các câu hỏi, thắc mắc của gia đình.
(chủ sám có thể kiêm phụ trách hoặc là hai Phật tử khác nhau)
- Phật tử phụ trách và Phật tử chủ sám là Phật tử chính thức của đạo tràng; tinh tấn tu lục hòa, tu bát quan trai giới, hiểu về các vấn đề tâm linh liên quan tới khóa lễ. Lý do cần phân công đích danh Phật tử phụ trách khóa lễ: Phật tử phụ trách sẽ bao quát được các công việc: hướng dẫn gia đình về tâm linh, sắm lễ và phân công bày lễ giúp gia đình tín chủ. Nếu không có Phật tử phụ trách chính sẽ xảy ra tình trạng hướng dẫn tâm linh tự do, nên khiến cho gia đình có các kiến thức không được hướng dẫn. Ngoài ra đạo tràng kiểm soát được việc hướng dẫn gia đình do từ việc cử người hướng dẫn tâm linh đã có thẩm sát kiểm tra nhau về kiến thức. Phật tử phụ trách sẽ báo cáo công việc tại nhóm Ban Cán Sự đạo tràng.
- Phật tử phụ trách cho số điện thoại của Ban Tri Khách chùa để tín chủ phản ánh các vấn đề sai trái của Phật tử.
+ Các Phật tử khác khi được gia chủ hỏi thì trả lời như sau:
Cách 1: Gọi đạo hữu phụ trách hướng dẫn cho gia đình.
Cách 2: Hôm nay chị/anh/em (tên đạo hữu phụ trách)... là người hướng dẫn khóa lễ, gia đình hỏi chị/anh... ấy.
Đạo tràng giới thiệu cho tín chủ biết Phật tử phụ trách khóa lễ cho gia đình tín chủ khi nhận công việc giúp tín chủ.
Tâm của Phật tử tham gia khóa lễ, có ảnh hưởng lớn đến gia đình tín chủ, nên các đạo tràng hướng dẫn phân công cho Phật tử tinh nghiêm theo các nội dung sau, để tránh làm cho gia đình tín chủ nặng nghiệp thêm do năng lực từ trường phát sinh từ tâm bất thiện của Phật tử trong khóa lễ:
- Các Phật tử tham gia trong khóa lễ, không nói chuyện riêng, chuyện đạo tràng, nói xấu nhau, nói các chuyện không liên quan tới khóa lễ... tại nhà tín chủ.
- Đạo tràng không phân công các Phật tử đang có mâu thuẫn, nội kết tham gia cùng một khóa lễ.
- Không phân công những người chưa có lòng tin đối với đạo tràng, câu lạc bộ, chùa tham gia khóa lễ.
- Không phân công các Phật tử còn có tri kiến lệch lạc tham gia khóa lễ.
- Không phân công các Phật tử còn tham gia tu học nhiều nơi tham gia khóa lễ.
1.3. Các vấn đề liên quan tới tiền và ăn uống
- Phật tử, đạo tràng không mua sắm lễ hộ gia đình nhà đám, trừ trường hợp nhà đám là người thân thích họ hàng.
- Phật tử, đạo tràng không lấy tiền công, tiền bồi dưỡng dưới bất cứ hình thức nào (cảm ơn, mang lễ đến nhà cúng Phật...)
- Phật tử, đạo tràng không cầm hộ tiền cúng dường của gia đình nhà đám.
- Phật tử, đạo tràng không can dự đến việc phát tâm cúng dường có/không, nhiều/ít của gia đình tín chủ.
- Phật tử, đạo tràng được khuyến thỉnh gia đình tu tập theo lời Đức Phật dạy trong các việc phù hợp với sự việc của gia đình.
- Phật tử, đạo tràng không yêu cầu gia đình tín chủ phục vụ ăn, uống.
2. Các đối tượng đạo tràng nhận làm lễ hộ
- Phật tử trong đạo tràng.
- Người thân, bạn bè của Phật tử trong đạo tràng, có thể đã quy y Tam Bảo hoặc chưa quy y Tam Bảo hoặc đang tham gia đạo khác.
- Người dân ngoài đạo tràng, ngoài các mối quan hệ gia đình bạn bè, đã/chưa quy y Tam Bảo, do được giới thiệu biết đến đạo tràng.
Đạo tràng cần hướng dẫn, giải thích cho gia đình tín chủ hiểu rõ về lợi ích, phương pháp tu tập mà đạo tràng hướng dẫn cho gia đình tín chủ, phù hợp với lời Đức Phật dạy.
Sau khi Phật tử nhận thấy tín chủ đã có lòng tin, thì mới nhận lời giúp đỡ tín chủ khai đàn tu tập.
Điều kiện đối với tín chủ
- Tín chủ có lòng tin đối với chùa, câu lạc bộ, đạo tràng.
- Khóa lễ phải có sự nhất trí của những người có quyền trong gia đình, không gây khó khăn, cản trở, xúc phạm Phật tử khi đến làm lễ hộ.
- Tín chủ tha thiết thỉnh mời Phật tử.
- Tín chủ phát nguyện sau khi khai đàn, nếu là khóa lễ phải tu tiếp, thì phải tinh tấn tu tập.
- Tín chủ trong quá trình tu tập, nếu có vấn đề phát sinh hay không hiểu, phải hỏi Phật tử phụ trách khóa lễ của đạo tràng.
3. Sách tấn khóa lễ
Để tránh sự lo lắng cho gia đình tín chủ, đạo tràng cần cử 2 Phật tử phụ trách khóa lễ cho gia đình từ khi khai đàn, cho tới khi chuyển nghiệp. Phật tử phụ trách quan tâm hỏi han hàng ngày, hướng dẫn gia đình bạch hồi hướng cho các hiện tượng báo. Diễn biến của khóa lễ cần báo cáo ban cán sự đạo tràng, để kịp thời sách tấn hoặc đề xuất ý kiến hoặc bạch hỏi lên câu lạc bộ.
Kính thưa quý đạo hữu! Chúng ta làm phận sự để tu tâm từ bi và chuyển tải Phật Pháp, nên rất cần sự chuyển nghiệp của gia đình tín chủ, mang giác ngộ an vui cho gia đình tín chủ, nên Phật tử cần nhẫn nại giúp đỡ chúng sinh.
Chúc các đạo hữu tinh tấn!
II. Hướng dẫn sắm lễ
1. Đồ Lễ
- Sắm 3 lễ:
+ Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại: Hương, hoa, trà, quả, thực: (xôi, chè hoặc bát cơm trắng).
+ Cúng chư Thiên, Thần Linh: Sắm lễ như cúng Phật.
+ Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, và một bát cơm, một cốc nước, một cốc sữa hoặc một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc mâm cơm có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).
Lưu ý:
– Đối với các lễ cúng/nghi thức tu tập dài ngày thì ngày đầu sắp lễ cúng theo hướng dẫn trên, các ngày sau tại các nơi thờ lễ cúng là bát cơm trắng, nước chè hoặc nước trắng.
– Hương: Tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.
– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.
– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.
– Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh cũng có thể cúng được bằng thịt tịnh nhục.
2. Địa Điểm Bày Lễ
- Trường hợp bày 3 lễ:
+ Chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo.
+ Có bàn thờ: Nếu chưa có bát hương nào thì sắp cốc gạo để làm chỗ cắm hương và bày lễ.
- Trường hợp bày 1 lễ: Tùy duyên bày tại bàn; tại trước bát hương thờ Phật (nếu có) hoặc chư Thiên, chư Thần Linh (nếu không có bát hương thờ Phật) hoặc tại bát hương thờ hương linh, gia tiên (nếu chỉ có bát hương thờ gia tiên). Khi cúng đọc đầy đủ theo văn cúng.
Bình luận (32)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Xen
Văn Thị Liên
Ngân
Mai Thị Văn
PT Nguyễn Thị Dân