Mục lục [Hiển thị]
Vấn đề 1: Thực tập không phóng dật để thọ hưởng sự hỷ lạc
- Khi bất cứ điều gì đến với mình thì phải thọ hưởng, cảm nhận. Nếu mang ra ngoài thì mất đi, không thọ hưởng và cảm nhận được. Từ việc đó, sau này tu tập mới có thể có được hỷ lạc.
+ Nếu đau khổ đến, bắt đầu thọ hưởng. Từ đó sẽ giác ngộ ra sự khổ, thì lại được thọ hưởng niềm an lạc. Cho nên, người biết tu rất ít nói vì họ thường thọ hưởng tất cả khi họ có duyên.
+ Khi thấy một sự việc không liên quan đến mình, nếu tâm phóng dật theo sự việc đó thì đã tự đánh mất khoảng thời gian đáng để sống của mình vào những việc không đem lại lợi ích cho mình. Cho nên, tâm phóng dật thường đau khổ.
+ Cho nên, tu tập kinh hành trong rừng được thọ hưởng an lạc, hạnh phúc nếu biết thiền định, thiền quán, tư duy thì người đó sống rất sung mãn.
- Khi thiền, nếu vọng tưởng khởi lên, đừng theo ý tưởng vào vọng tưởng đó (tức là từ vọng tưởng có thể nảy sinh ra ý tưởng nữa). Như vậy, tâm niệm đó là tâm niệm dừng nghiệp. Nếu chúng sinh nào đang có ác nghiệp mà làm hại thế gian thì chúng sẽ dừng được nghiệp, nếu năng lực tu của người này lớn.
+ Năng lực hòa hợp chúng khiến tất cả hội chúng không bị xâm hại.
+ Trái lại, nếu không đồng hợp với hội chúng – đó là nghiệp phá hòa hợp chúng. Những điều đã đưa ra, chấp nhận mà lại phá – đó là phá chính mình. Như vậy sẽ không mang lại lợi ích cho mình và chúng sinh. Người này sẽ không có quả báo thành công được bất cứ việc gì.
Như vậy sẽ có nghiệp tự khiến mình không an ổn. Ví dụ, ăn gì, làm gì, ở đâu cũng thấy khó chịu, không được an ổn, bởi chính mình đã phá mình.
- Nếu nghe thấy vấn đề có lợi ích, thiết thực giải quyết cho người khác trong hiện tại thì có thể tham gia; nếu là chuyện phiếm, không liên quan thì nhớ đến nghiệp và không tham gia. Như vậy, sau này không bị nghiệp bị vọng tưởng – tức là thần trí được an ổn, không bị khuấy đảo vì những việc không chủ ý.
+ Một nhân nhỏ nhưng nhiều quả báo không tốt. Nhân phóng dật đó sẽ dẫn đến duyên gặp phải những chuyện thi phi, bị cuốn vào đó mà mất nhiều thời gian, còn rất nhiều quả báo đau khổ. Cho nên, phải tránh những nghiệp này.
- Hỷ dục sinh vọng tưởng vị lai, khiến bất an nên cần phải xả bỏ:
+ Khi đối duyên xúc cảnh – mắt thấy sắc thì tâm sinh tham ái.
+ Nếu trong quá khứ có những hỷ lạc trong dục thì nay khi duyên đến, hỷ đó lại phát sinh. Đó là trùng trùng điệp điệp, không bao giờ dừng được – tức là hỷ tiếp tục sinh ra thì tưởng lại trở về. Tức là hỷ trong các dục sinh thì tưởng đó khiến loạn tâm.
+ Tu là phải đoạn được hỷ do dục, đây không phải hỷ lạc, Pháp lạc (hỷ trong Pháp). Cho nên, khi hỷ dục sinh thì phải quán khổ mới có thể hết, tức là giác. Ví dụ, hỷ này sinh ra do đắm dục và đó sẽ là tập khổ của các vọng tưởng vị lai, khiến bất an. Cho nên, phải xả hỷ lạc này, tự nhiên hỷ lạc dục sẽ hết, lần sau sẽ không bị vọng tưởng.
Vấn đề 2: Tu tập để đối trị tâm bất thiện
1. Tâm vô ơn - nghiệp phản trắc
- Nếu vọng lên tưởng rằng, mình xô vị thầy ngã xuống. Điều này xảy ra rất nhiều và bình thường. Đây là nghiệp ác hại những người đã giúp đỡ mình (vô ơn).
- Ngay trong tưởng đó, hãy xoay về niệm biết ơn – là người này đã mang lợi ích cho mình nên phải biết ơn. Như vậy sẽ tiêu được nghiệp vô ơn. Một thời gian như vậy thì sẽ thanh tịnh và thuận Pháp được – tức là người này đáng biết ơn thì sẽ biết ơn ngay, đáng tha thứ thì tha thứ ngay, ai ác hại mình thì sẽ giúp họ khỏi tâm đó.
- Cho nên, phải kính và ân với Đức Phật vì Ngài đã tu ba a-tăng-kỳ kiếp mới thành tựu thành bậc Chính đẳng Chính giác, bởi hiểu được việc tu rất khó nên kính trọng Ngài.
2. Tâm tham ái
- Khi thiền, bị vọng tưởng có con rắn chui vào trong lều của mình, cắn mình. Vọng tưởng này là do ái thân và chấp tài sản, bởi ái thân thì mới sợ chết. Đó là vọng nghiệp ái thân nên tư duy, lát về sẽ kiểm tra cẩn thận rồi an tâm thiền tiếp.
- Nếu buông mà không tư duy để bỏ đi thì tưởng đó sẽ lại vọng. Như trong đạo Phật có quán khổ, nguyên nhân của khổ, cách giải quyết khổ, Nếu quán được khổ, vô thường, vô ngã thì mới giải thoát được. Cho nên, phải quán được rằng, do ái thân nên sinh ra vọng tưởng khổ, khiến mình khổ. Như vậy, khởi ý sẽ kiểm tra kỹ sau thì sẽ được an tâm – tức là sẽ giải thoát ở tâm thấp như vậy.
3. Tâm lười biếng
- Tư duy để vượt qua tâm lười biếng: Nếu tay còn nhấc được thì sẽ làm, chân còn nhấc được thì sẽ đi, ngồi được thì còn làm việc. Tức là tất cả những gì có trong thân này ở hiện tại thì sẽ sử dụng nó.
- Khi nào ốm thì sẽ biết thân này cần nghỉ. Trái lại, vọng tưởng sợ mệt, sợ ốm sẽ làm ốm thân này – đó là cản trở sự tinh tấn.
- Nếu đang có duyên đến thì tìm mọi cách có thể làm được, ví dụ, chân đau thì tìm việc làm được bằng tay. Nếu cả chân và tay đều không được thì sẽ trị bệnh cho thân này. Cho nên, phải không bị quản ngại trước mọi việc, không bị lười biếng chi phối. Tức là không cản trở được sự tinh tấn của mình, trong mọi duyên đều có thể tinh tấn được.
Vấn đề 3: Phân biệt trí thức thế gian và trí tuệ Phật
- Trí thế gian: thường gọi là trí thức, không phải là trí tuệ. Trí ở thế gian là sự nhanh nhẹn, nhạy bén, sắc bén, năng động, giỏi giang ở tất cả các việc ở thế gian.
- Trí tuệ Phật: Cũng phải nhanh nhẹn, nhạy bén, tư duy, quán sát, đoạn trừ phiền não mới chấm dứt các khổ thì mới sinh ra trí tuệ. Nhưng biết nguyên nhân của sự việc, sự việc này sẽ sinh ra vọng tưởng gì? Điều này sẽ làm khổ gì trong tương lai – đó mới là trí tuệ.
+ Từ việc tư duy, quán sát như vậy thì sẽ cắt đứt được nghiệp mà sắp hành từ thân, khẩu, ý. Như vậy, phiền não sẽ không sinh, tức là chấm dứt các hành.
+ Trí tuệ có tính năng tư duy, quán sát, thiền quán, thiền định để đoạn tận các lậu hoặc, chấm dứt luân hồi đau khổ.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Các bài nên xem:
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.