Quả báo của việc xâm hại tài sản Tam Bảo và trách nhiệm của người đệ tử Phật trong việc hộ trì

Tiền công đức, tiền lễ cúng của cá nhân, cơ quan tổ chức dâng, biếu, cho, tặng, cúng dường lên Tam Bảo là thuộc tài sản của Tam Bảo.

Tất cả tài sản đó sẽ được chư Tăng - đại diện cho Tam Bảo thực hiện các việc làm hoằng dương Phật Pháp, mang lợi ích cho chúng sinh.

Nếu tiền công đức bị xâm hại hoặc không đúng người sử dụng thì ý nghĩa của việc mang lợi ích cho chúng sinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vậy người xâm hại tài sản này sẽ gặp quả báo gì? Người đệ tử Phật phải làm gì để bảo vệ tài sản của Tam Bảo? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây qua chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa.

Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về nhân quả của việc xâm hại tài sản Tam Bảo
Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về nhân quả của việc xâm hại tài sản Tam Bảo
 

Xâm hại tài sản Tam Bảo sẽ gặp quả báo thảm khốc

 
Cô Phạm Thị Yến tóm tắt bài kinh “Quả báo của việc xâm hại tài sản Tam Bảo”, bài kinh số 526, Kinh Tạp A Hàm, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam như sau: “Đức Phật trú tại nước Xá Vệ trong vườn ông Cấp Cô Độc, có Tôn giả Mục Kiền Liên nói ở giữa đường thấy một chúng sinh to lớn, trên đầu đội một cái vạc bằng đồng lớn sôi sùng sục, trào ra rưới khắp thân thể, đi giữa hư không khóc lóc kêu gào”.
 
Ngài Mục Kiền Liên về bạch Phật, đức Phật nói: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá Vệ, xuất gia ở chỗ Phật Ca Diếp làm tri sự. Có các thí chủ đem dầu đến cúng cho các Tỳ kheo. Lúc ấy, có nhiều khách Tỳ kheo, vị tri sự này không chia dầu đúng thời, đợi cho các Tỳ kheo khách đi rồi mới chia. Do tội ấy nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Tội báo địa ngục còn sót lại nên vị ấy mang thân này và tiếp tục chịu khổ”.
 
Cô Phạm Thị Yến giải thích thêm: Vị Tỳ kheo tri sự này không phải xâm hại đồ cúng dường cho mình mà chỉ làm việc nhỏ thôi. Đó là khi chùa có khách đến, đồ cúng dường đều phải chia hết cho các vị khách Tăng. Thầy tri sự này chủ tâm không muốn chia cho các vị Tỳ kheo khách mà chỉ chia cho các vị Tỳ kheo ở chùa thôi. Chỉ mới sử dụng sai mục đích của người cúng dường mà đã phải chịu quả báo thảm khốc đến vậy, huống gì là việc lấy trộm, xâm hại hay quản lý tiền công đức.
 
Cô chia sẻ: “Tài sản của Tam Bảo nếu sử dụng sai mục đích thì chính chư Tăng cũng bị đọa lạc, huống chi những người không được nhận cúng dường mà đòi quản lý và sử dụng thì dẫu số tiền ấy chỉ một đồng, một xu hoặc giá trị bằng một hạt vừng, quả báo cũng rất thảm khốc. Đây là sự thấy biết chân thật từ trí tuệ của Đức Phật về sự vận hành nhân quả của tất cả chúng sinh”.
 
Bài kinh số 529, kinh Tạp A-hàm tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam cũng kể lại câu chuyện một vị Sa di lén lấy hai chiếc bánh người ta cúng dường chư Tăng kẹp giấu vào nách để ăn một mình mà bị đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Tội địa ngục sót lại, khi thoát khỏi địa ngục mà vẫn làm chúng sinh có hai vành sắt ở hai bên hông bốc lửa, xoay vần thiêu đốt thân thể, đau đớn khóc lóc kêu gào.
 
Chỉ lấy hai chiếc bánh của Tam Bảo thôi mà quả báo đã thảm khốc đến mức độ như vậy, nếu ai có ý định xâm hại tài sản của Tam Bảo thì phải biết sợ nhân quả mà dừng lại.
 

Trách nhiệm của người Phật tử trong việc bảo vệ tài sản Tam Bảo

 
Là người đệ tử Phật chân chính, biết những quy định của luật Phật và luật pháp Nhà nước quy định về tiền công đức, cũng như quả báo thảm khốc của những người xâm hại tài sản Tam Bảo thì phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản này.
 
Cô Phạm Thị Yến sách tấn:
“Người đệ tử Phật hay người cư sĩ tại gia chân chính, có trí tuệ là những người giác ngộ Phật Pháp, mong muốn cho mình, cho người được thực hành thiện nhân quả. Cho nên, đồng tiền chúng ta cúng dường vào Tam Bảo, chúng ta mong muốn sẽ mang phước báo cho gia đình mình và cho thế gian. Chúng ta cần phải tinh tấn thực hành Tứ chánh cần: ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện. Nếu như thấy có ai xâm phạm vào tiền của Tam Bảo thì chúng ta dùng hai quyền”. Đó là quyền tự do trong việc cho tặng tiền bạc và quyền bảo hộ tài sản Tam Bảo.

1. Sử dụng quyền tự do trong việc cho, tặng tiền bạc

Nhân dân Phật tử có quyền tự do công đức cúng dường lên Tam Bảo, tức đã tặng cho Tam Bảo. Lúc đó, người cho tặng không có quyền quản lý nữa. Nếu muốn quản lý thì chắc chắn chư Tăng không nhận phần cúng dường này, người cúng dường sẽ mất quyền lợi nhận phước báo từ Tam Bảo. Do vậy, người cúng dường phải làm rõ, phần tiền cúng dường này chỉ có người được cho tặng, tức là chư Tăng được quyền quản lý, không ai có quyền xâm phạm. Nếu ai xâm phạm thì người đó đã vi phạm pháp luật.
Nhân dân Phật tử có quyền tự do công đức cúng dường lên Tam Bảo
Nhân dân Phật tử có quyền tự do công đức cúng dường lên Tam Bảo

2. Bảo hộ tài sản Tam Bảo, không làm đau khổ cho chúng sinh

Biết về quả báo của người xâm phạm tài sản Tam Bảo, người đệ tử Phật không cho phép ai bị khổ đau vì sự cúng dường của mình. Không thể vì mình cúng dường mà có cá nhân hay tổ chức nào phải nhận quả báo xấu ác khi muốn quản lý phần tiền cúng dường này.
 
Cô Phạm Thị Yến sách tấn: “Khi có người định xâm hại vào tài sản của Tam Bảo mà chúng ta đã cúng dường, chúng ta cần làm tất cả những việc phù hợp với pháp luật, đạo lý và lời Đức Phật dạy để ngăn chặn bằng mọi hình thức, khiến cho họ không bị quả báo. Đó là người đệ tử Phật có trí tuệ, từ bi và yêu thương rộng khắp, mong muốn chúng sinh không bị quả báo khổ đau. Và đây cũng chính là bổn phận và trách nhiệm của người đệ tử Phật”.
 
Trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật là phải mang đến lợi ích hạnh phúc cho mình và hạnh phúc cho chúng sinh
Trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật là phải mang đến lợi ích hạnh phúc cho mình và hạnh phúc cho chúng sinh
Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến về lời Đức Phật dạy, về quả báo của việc xâm hại tài sản Tam Bảo và về bổn phận của người đệ tử Phật; để chúng ta biết thực hành. Cúng dường Tam Bảo, chúng ta sẽ được phước báo cho mong cầu của mình, lợi ích không chỉ đời này mà còn nhiều kiếp về sau.
 
Chúc quý đạo hữu tinh tấn cúng dường, phụng sự Tam Bảo, hộ trì chư Tăng để bảo vệ tài sản Tam Bảo, bảo toàn phước báu cho mình.
 
Các bài nên xem:
-
aa
+
2,034 lượt xem
11/07/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.