[Video] Giải đáp thắc mắc - Phần 1 | Niệm thân - Thiền Tứ Niệm Xứ | Bài số 5

-
aa
+

Đề mục 1: Tư duy sâu về sự ràng buộc, sai sử của ái để từ bỏ

- Từ vô lượng kiếp, sáu căn thường hướng tới sáu trần nên có nhiều sự thích (thích hoa hồng, thích người cao, thích da trắng,...). Bây giờ, phải tư duy để hoan hỷ với những cái không thích. Để hoan hỷ trong những cái không thích thì phải thấy cái thích là sự trói buộc, sai sử. Nếu không còn thích thì sẽ được giải thoát hoàn toàn. Nhưng đó là lý thuyết, còn thực hành thì phải chiến đấu trong từng niệm tâm một. 

- Khi tư duy sâu, sẽ thấy được nỗi khổ của sự ràng buộc, nó thiêu đốt. 

- Sau khi đi thiền hành, cảm nhận được những giây phút thảnh thơi, quán chiếu và thấy được những cảm thọ. Một bên là sự thiêu đốt khổ sở, một bên là thảnh thơi an lạc; từ đó, dễ dàng cắt được ái. 

Đề mục 2: Quay trở về thân tâm, sửa thân oai nghi, sửa tâm sám hối, nhận lỗi, tăng trưởng thiện tâm, nương vào giới chánh niệm sẽ mang lại hạnh phúc

- Khi biết đến Phật Pháp, tâm có chỗ nương tựa thì sẽ không bị bất định, vô vọng như trước khi biết Phật Pháp. 

- Khi đưa tâm vào giới, thì sẽ an trú trong giới. Vì vậy, biết được đường đi của tâm. Ví dụ, những việc làm phạm giới thì sẽ không làm theo. 

- Khi có giới, chính kiến và tư tưởng hướng thiện theo giới và chính kiến thì làm chủ được cuộc đời, tự tin và hạnh phúc hơn. Tự làm chủ được trong mọi hoàn cảnh, không để các thế lực hay một nhân duyên nào đó dẫn dắt. 

- Vì vậy, việc quay trở về thân tâm sẽ mang lại hạnh phúc. Đó chính là tư tưởng cần phải giữ vững. 

Đề mục 3: Hiểu biết về thân tâm là quan trọng nhất 

- Làm ở lĩnh vực nào cũng phải hiểu được về tâm của mình, nếu không hiểu được, sẽ bị dẫn dắt sai lầm.  

Ví dụ khi giao tiếp với đối tác làm ăn, cần ứng xử khéo léo. Nếu không làm chủ được tâm thì không thể làm được. Nếu chỉ làm theo cảm xúc thì không bao giờ có thể làm chủ được tình huống và thấy rõ biết được sự thật. Cho nên, hiểu về tâm mình là rất quan trọng. 

- Tư duy sâu những thứ mình thích thì thấy rằng, những hành vi của mình như con rối, thấy nhàm chán, chán chường. Vậy nên, Đức Phật dạy phải quán để sinh ra tâm nhàm chán, đó mới gọi là quán đủ.  Quán chiếu càng sâu, càng nhiều, càng vững thì mức độ hạnh phúc càng cao.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

Bài liên quan
20,424 lượt xem
10/12/2024
9

Bình luận (17)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. N
    N

    Nguyễn Thị Tỵ

    20/04/2025
    Chúng Em Thành Kính Tri Ân Công Đức CỦA Cô Chủ Nhiệm Ạ
  3. T
    T

    Trần Thị Huấn

    22/03/2025
    CÔ CHỦ NHIỆM TUYỆT trí tuệ, CÔ chỉ dậy quán thiền hay quá ạ !
  4. P
    P

    PT Đào Thị Lan

    26/02/2025
    Con xin thành kính tri ân công Đức lời chỉ dạy của cô CN thật sự rất ý nghĩa và thiết thực ạ
  5. P
    P

    PT Đào Thị Lan

    22/02/2025
    Con xin thành kính tri ân công Đức lời chỉ dạy của cô CN ạ
  6. T
    T

    Trịnh xuân Khánh

    20/01/2025
    Thành kính tri ân công đức của Cô Chủ Nhiệm đã chỉ dạy