[Video] Giải đáp thắc mắc - Phần 12 | Niệm thân - Thiền Tứ Niệm Xứ | Bài số 34

-
aa
+

Câu 1: Những ngày đầu gặp khó khăn khi mở mắt để thiền, không thể suy nghĩ sâu do mỏi mắt và phân tâm. Vì vậy, để quán thân thì áp dụng phương pháp nhìn vào một vật nhưng không ý thức, không để tâm và quan sát sự hiện hữu của chúng. Vậy:

1.1. Cách làm này có đúng không?

1.2. Nhắm mắt hay mở hé thì thiền quán tốt hơn?

1.3. Cách giải quyết khi ngồi thiền, không chủ động tác ý nhưng lại bị nhắm mắt từ lúc nào cũng không rõ?

Câu 2: Khi làm hai việc hoặc làm nhiều việc cùng lúc mà chưa thuần thục thì xảy ra hiện tượng nhầm, chậm,... Làm cách nào để làm hai việc, trong đó có những việc chưa thuần thục thì đều được tốt đẹp? 

Câu 3: Làm thế nào để không bị các vọng tưởng ảnh hưởng đến thời khóa ngồi thiền?

Câu 4: Nghe Cô chia sẻ rằng khi đang theo dõi một việc mà xen tâm vào một chút thì ngay lập tức mất tỉnh thức, tỉnh giác. Mong Cô hướng dẫn về việc ứng dụng điều đó vào trong việc nghe Pháp thế nào? Vì khi nghe Pháp hay có thói quen áp vào hoàn cảnh của mình. Vậy làm thế có đúng không? Nếu chưa đúng thì phải làm sao? 

Câu 5: Cô giảng rằng khi niệm thân thì không tác ý vào nó và cứ để cho mọi thứ tự nhiên. Thực tế, khi làm một hành động thì đều có mục đích. Khi cầm điện thoại, thì mục đích chỉ là cầm nhưng thực tế là cầm lên rồi báo cáo công việc, nhắn tin,... Và lúc đó, một chuỗi các hành động và mục đích phía sau. Vậy nó có tính là tác ý hay không? Làm thế nào để phân biệt được làm một việc là tác ý hay là thực hiện chuỗi hành động có chủ đích? 

Câu 6: Bận phận sự có tu tỉnh thức được không?

Câu 7: Mặc dù quen thuộc trong việc hát nhưng nhận diện được bản thân hát trong vô thức. Có thể Cô đã giảng thì lúc đó thức ghi lại, nên phản xạ hát chỉ là lập trình từ trước. Thấy bản thân vẫn trú tâm trong việc tác ý quan sát hành động trên tay, còn để theo dõi là có hát hoặc đang hát thế nào thì không biết được. Khi thấy mất đà trên tay thì mới dừng và để ý được mình đang hát thế nào. Thỉnh Cô hướng dẫn về tư duy: Đây là dễ dàng tư duy từ việc này rồi chuyển sang việc khác hay do các niệm khởi lên liên tục hay do có thể nghĩ, làm được cùng lúc 2 việc?

Câu 8: Khi thiền quán theo đề mục và được học cách quán theo lộ trình tâm thì thấy không cần nhiều thời gian như trước để tịnh tâm và bắt đầu vào đề mục. Với thiền để điều phục tâm bất thiện cũng vậy. Ví dụ, khi tâm tham, sân nổi lên mãnh liệt mà muốn điều phục thì thấy thiền quán rất hiệu quả. Vì chỉ cần khoảng 15-20 phút sau khi đi qua lộ trình quán nhận diện mình đang tham và sân điều gì, cảm thọ và nguyên nhân ra sao dựa trên chính kiến về nhân quả, nhân duyên. Thấy rõ sự nguy hại và hướng tâm đến sự giảm trừ tham sân thì sau đó trở lại bình thường. Thấy rằng nếu không ngồi thiền lâu được do gia duyên thì mỗi ngày dành ra nhiều lần 5-10 phút để quán tâm tại thời điểm đó rất tốt. Mong Cô hướng dẫn rõ hơn về thời gian thiền quán cho những mục đích khác nhau để biết cách điều chỉnh thời gian cho phù hợp?

Câu 9: Khi ngồi thiền xuất hiện các luồng khí khác nhau thì có sao không?

Câu 10: Khi quán nhận biết về nhiệt tâm trong việc học Pháp thì bị nghĩ đến nguyên nhân của việc học đó. Tức là khi thấy bản thân chưa có nhiệt tâm thì thường nghĩ đến nguyên nhân của nó. Phân vân không biết là đang quán sai đề mục hay đang quán sâu hơn?

Câu 11: Khi ngồi thiền tầm 20 - 30 phút thì tâm không thể nhập thiền dù đã đọc kỹ các đề mục quán. Nếu nhắm mắt thì sẽ bị hôn trầm. Mong muốn biết cách để nhập được thiền quán và không bị hôn trầm?

Câu 12: Khi quán đề mục thì chưa sâu. Vọng tưởng khởi đến thì bị chóng mặt, cảm giác người bị xoay theo vòng tròn. Mặc dù nhận biết vọng tưởng và xoay tâm lại để quán các đề mục nhưng vẫn bị loạn tâm. Cách để giải quyết vấn đề trên?

Câu 13: Nghe Cô giảng rằng để giảm vọng tưởng khi ngồi thiền thì trước đó, cần thanh lý các vấn đề vướng mắc trong tâm bằng nhân quả, chánh kiến và chánh tư duy. Tư duy ý hiểu đó là mình cần phải duy trì việc sám hối, kiểm tâm hàng ngày. Tuy nhiên, có những lúc viện lý do là do bận hoặc có lúc tâm dao động, nhưng lại có công việc cần xử lý luôn nên bị quên ghi lại. Làm thế nào để khi có công việc cần xử lý luôn mà vẫn có thể ghi nhớ được tâm và sau đó thanh lý được? 

Câu 14: Khi đã sắp xếp các công việc, ghi ra các việc cần làm trước, cần làm sau. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào làm thì hay bị sốt ruột. Ví dụ khi làm việc A lại sốt ruột việc B, hoặc khi đang làm việc A thì nảy ra ý của việc B và có ghi chú lại, nhưng thường bị tư duy sâu vào vấn đề vừa nghĩ ra, nên khi quay lại công việc trước thì bị dở dang. Vậy làm thế nào để công việc được hiệu quả hơn?

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

Bài liên quan
9,342 lượt xem
08/03/2025
112

Bình luận (6)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. Phạm Thị Vẻ

    16/04/2025
    Em xin thành kính tri ân cô Chủ Nhiệm đã hướng dẫn cho chúng em hiểu về ý nghĩa của thiên và cách tu tập
  3. X
    X

    Xuân Nguyễn Thị

    23/03/2025
    Con xin thành kính tri ân Cô ạ
  4. L
    L

    Lê Thị Huệ

    13/03/2025
    Con thành kính tri ân Cô đã chỉ dạy ạ
  5. B
    B

    Bùi Thị Anh

    09/03/2025
    Chúng con xin thành kính đảnh lễ tri ân Tam Bảo tri ân trên Sư Phụ và Đại Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Cô Chủ Nhiệm ạ. Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
  6. L
    L

    Lê Thị Nương

    09/03/2025
    chúng con thành kính tri ân Cô Chủ Nhiệm ạ