Mục lục [Hiển thị]
1. Hiểu về tâm biết ơn
- Tâm biết ơn là nền tảng cơ bản của đạo đức làm người. Nếu không biết ơn thì không có hiếu.
- Nếu không biết cách tư duy về ơn và phát hiện nhân vô ơn thì luôn trở thành người bất hiếu, không mang lại lợi ích cho đời và lợi ích giải thoát. Cho nên, phải nhớ và trả ơn người mình mang ơn.
2. Tư duy để diệt tâm vô ơn, tăng trưởng tâm biết ơn
2.1. Tư duy để trở thành người biết ơn
- Dấu hiệu của tâm vô ơn: Mình sẽ không bao giờ có thể thành tựu tâm biết ơn nếu không tư duy, trả lời được rằng, trước và sau khi gặp người ta, người ta nói cho mình thì mình là người như thế nào, chuyển hóa được điều gì hay điều gì đã khiến mình thay đổi. Như vậy, mình hoàn toàn vô ơn.
- Để trở thành người biết ơn thì phải tư duy rằng, vì người đó mà mình chuyển hóa được tâm và trí của mình – đó là điều Đức Phật dạy, không phải vì cái ăn.
+ Ai nói cho mình tiếp thu, chuyển hóa được mình thì sẽ ân người đó, chứ không nên vì vật chất. Tức là nếu chỉ vì được lợi từ vật chất người ta cho thì con người sẽ trở nên bạc bẽo và vô ơn.
+ Ví dụ, nếu tư duy bố mẹ đẻ ra mình là điều tốt lắm rồi, mình phải tự làm để ăn, phải biết biếu bố mẹ. Như thế mới ân được bố mẹ của mình, còn nếu vì tài sản của bố mẹ thì không thể ân được.
Hoặc khi bố mẹ dạy các điều tốt đẹp cho mình khi lớn lên được đẹp đẽ thì mình phải ân bố mẹ.
- 2 ân lớn nhất:
+ Được sinh ra cõi đời là ơn thứ nhất
+ Được gặp người dạy dỗ.
Nếu gặp được thầy, học được thì phải nghĩ đến bố mẹ đã sinh mình – đó là trả ơn. Nếu không gặp được thầy thì mình không tư duy được để ơn bố mẹ. Cho nên, ơn được gặp người dạy dỗ là ơn thứ hai mới bắt đầu lớn hơn ơn thứ nhất.
Cho nên, phải nghe và tư duy Pháp để chuyển nghiệp, chuyển hóa tâm. Điều duy nhất đưa đến giải thoát là giác ngộ, không điều gì trên đời có thể khiến mình chuyển hóa nghiệp bằng giác ngộ.
- Giáo Pháp là điều duy nhất mới đưa chúng sinh đến sự giác ngộ. Thầy là người đưa Pháp đến cho mình thì ân của mình mới có thể thành tựu.
Ví dụ, mình đến với vị thầy này là có ăn, không có một chút giáo Pháp Phật nào; cho nên, hôm sau, ai cho ăn thì sẽ quên thầy. Cho nên, phải tư duy đến Pháp thầy đã dạy mình chuyển hóa để biết ơn thầy thì mới thật là biết ơn.
- Nếu không tư duy được ân hàng ngày thì mình sẽ thay đổi, không nghĩ đến ân nữa. Cho nên, ai nói gì cũng nghe theo ngay.
Ví dụ, trời mưa, thầy cho áo mưa thì mình lại biết ơn thầy vì thầy đã cho áo mưa, mà không nghĩ đến Pháp mà thầy đã cho mình. Đó là lấy chính làm phụ, lấy phụ làm chính. Như vậy, nghiệp đó sẽ khiến mình bị vô ơn.
- Nếu tìm được nơi tu tập – là nơi có Pháp và có ăn thì dù thầy có đánh mắng, đuổi đi thì người có ơn sẽ tư duy rằng, thầy mắng như này là để độ mình về vấn đề nào? Người không có ơn sẽ nghĩ rằng, mình đã cúng dường cho chùa, gọi nhiều người đến tu rồi mà thầy còn mắng và bỏ đạo tràng ngay.
2.2. Tâm biết ơn phát sinh nhân duyên, phước báu
- Khi thực hành tâm biết ơn thì sẽ phát sinh được các nhân duyên tốt lành đến.
3. Cách trả ơn, báo ơn
- Phải báo tứ trọng ân – ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân tổ quốc, ân chúng sinh.
- Biết tri ân ngay trong hiện tại.
Ví dụ, khi đi thiền, đại chúng rất đông, người này có ý định đi trước nhưng khi nghĩ thầy đã dạy về thứ lớp nên đã không vượt lên nữa. Khi đó, phải tri ân người thầy dạy mình thì mình mới tư duy mọi việc theo thứ lớp và thành tựu tâm cung kính.
- Để trả ơn được thì phải thâm nhập và thực hành Pháp, bởi thầy dạy mình Pháp thì phải thực hành Pháp mới là trả ân lớn nhất.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.