Chúng ta luôn có thể học được rất nhiều từ sai lầm của bản thân mình, tuy nhiên vẫn có những bài học mà chúng ta có thể học được từ sai lầm của người khác. Việc học cách rút kinh nghiệm từ lỗi của người khác cũng có thể gọi là "lối đi tắt" để chúng ta tránh đi vào vết xe đổ của người đi trước và vượt qua được điều đó mà không phạm phải lỗi cũ. Trong môi trường người tu tập, viêc này sẽ được tư duy như thế nào để đạt được sự tiến bộ nhanh chóng? Mời quý Phật tử theo dõi bài viết sau đây!
Sai lầm của người này là bài học kinh nghiệm của người khác
Là một người tu, đối trước một việc bất thiện của người khác, người ta sẽ không bao giờ sinh tâm bất thiện; mà khi đó, họ sẽ học cách rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Nếu như mình không có những cái đi trước của người khác vấp ngã thì mình đi sau cũng sẽ vấp ngã vào đó. Mình không nhìn thấy người ta vấp thì mình sẽ không bao giờ rút được kinh nghiệm cho bản thân. Khi thấy người khác có lỗi, mình xoay tâm lại và rút kinh nghiệm cho mình: Lần sau, nếu như rơi vào hoàn cảnh của người ta, mình sẽ xử lý như thế nào để cho mình không bị vấp?
Nếu mình kịp xoay lại và rút kinh nghiệm cho mình thì ngay lúc ấy, mình sẽ không khởi lên tư tưởng bất thiện với những người xung quanh mà cảm thấy những giây phút ấy thật quý báu. Nếu không, mình đã không rút cho mình một bài học gì. Nếu mọi sự việc xảy đến, mình đều có thể rút kinh nghiệm và bài học cho mình thì trên đường tu, mình sẽ tiến bộ rất nhanh.
Tâm của người tu
Tất cả mọi việc trong pháp giới này không tồn tại chữ “nhưng”, bởi nếu mình vì pháp giới này mà bức xúc thì pháp giới này làm gì có chỗ để rút kinh nghiệm. Cũng vậy, mỗi chúng sinh sẽ có ngoại cảnh bên ngoài tác động: Là sấm sét, là bão bùng, là hoàn cảnh,... Nếu lúc nào mình cũng đổ lỗi là do bên ngoài nên tâm mình mới khởi lên như thế thì tâm của mình sẽ rất khó diệt. Mình phải tu làm sao để tâm mình luôn bất động giữa dòng đời luôn biến động này. Dòng đời biến động là khi người ta đang tốt với mình người ta trở mặt ngay. Lúc ấy mình phải làm sao để tâm mình không giận hờn, không oán ghét mà vẫn yêu thương họ. Mình so sánh từ lúc người ta giúp đỡ mình, yêu thương mình cho đến lúc người ta phản đối mình, người ta vu khống mình cho đến giết hại mình. Hãy giữ để hai cái tâm ấy ở trên một mặt phẳng. Đó chính là cái đích mà người tu đi đến.
(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trong video Bài học từ cách sám hối)
Các bài nên xem:
Làm thế nào để vượt qua cái tôi của chính mình?
Làm sao để hết sân giận?
Thế nào là tùy duyên bất biến?
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.